avatart

khach

icon

Câu chuyện tiết kiệm và chi tiêu giữa thời đại 4.0

Tài chính cá nhân

- 10/05/2021

0

Tài chính cá nhân

10/05/2021

0

Các app/ứng dụng đã giúp tôi hoạch định kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu một cách rõ ràng hơn nhưng chính sự tiện lợi của nó cũng khiến tôi “tiêu hoang” hơn. 

Mục lục [Ẩn]

Tôi từng chứng kiến cảnh mẹ ngồi đếm rồi ghi ghi các khoản chi tiêu gia đình vào mỗi tháng, sau đó bóp đầu suy nghĩ về việc làm sao để cân bằng chi tiêu và nhu cầu của bản thân cũng như gia đình. Mỗi lần nói đến vấn đề tiết kiệm, tôi cảm tưởng như mẹ đang giải một bài toán đố cực khó mà chưa có phương pháp. “Ước gì có một người có thể theo sát mẹ 24/24 để nhắc về việc tiết kiệm, để thống kê những khoản đã chi tiêu”, mẹ tôi nói. 

Mẹ tôi thuộc thế hệ những người sống vào thời đại mà công nghệ 4.0 chưa được phổ biến rộng rãi nên cách hạch toán, theo dõi các khoản chi tiêu trong gia đình phổ biến nhất là ghi chép và thống kê theo tháng. Tuy nhiên tháng nào mẹ cũng phải đau đầu để nhớ xem mình đã chi tiêu những khoản nào trong tháng? tháng rồi đã tiêu hết bao nhiêu và đã tiết kiệm được bao nhiêu?... Tôi nghĩ không riêng gì mẹ tôi mà rất nhiều những người khác vẫn luôn đi tìm lời giải cho bài toán hoạch định chi tiêu, tiết kiệm nói trên. Và phương pháp hữu hiệu nhất để tìm ra lời giải cho bài toán này trong thời đại công nghệ số hiện nay chính là các ứng dụng, các app.

Khi xu hướng xã hội hóa được mở rộng, công nghệ 4.0 được phổ biến thì sự ra đời của các ứng dụng  được xem là tất yếu nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về sử dụng dịch vụ của con người. Các ứng dụng thuộc đa dạng lĩnh vực, trong đó có quản lý chi tiêu và tiết kiệm đã mang lại sự tiện ích cho nhiều người. Không thể phủ nhận sức mạnh công nghệ số trong việc “biến” mọi mong muốn của người dùng trở thành hiện thực một cách nhanh chóng và đơn giản nhất. Mua sắm qua ứng dụng, tiết kiệm qua ứng dụng hay thậm chí là đi chợ, đặt vé đi du lịch… chúng ta đều có thể thực hiện qua các ứng dụng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn có thể đơn giản hóa việc tiết kiệm với các ứng dụng.

Không khó để kiểm chứng sự quan tâm của người dùng đến các ứng dụng giúp ích cho việc tiết kiệm. Chỉ cần gõ cụm từ “tiết kiệm với ứng dụng” trên Google, bạn sẽ nhận được hơn 54 triệu kết quả trả về chỉ trong 0,45 giây, đề xuất nhiều app tiết kiệm tiền hiệu quả mà người dùng có thể sử dụng. Những cái tên như Savy, Finhay, app tiết kiệm tiền Vietcombank, Money Lover, Misa, Mint… là những ứng dụng được sử dụng phổ biến hiện nay. 

App tiết kiệm tiền

Các app/ứng dụng giúp bạn tiết kiệm tiền dễ dàng hơn 

Việc sử dụng các ứng dụng được đánh giá là hiệu quả trong việc giúp người dùng hoạch định chi tiêu và tiết kiệm thông qua việc lưu lại đầy đủ các khoản thu và chi hàng ngày. Từ cơ sở đó để thống kê các khoản tiền, thậm chí là khoản vay mà bạn đang sở hữu. Qua đó giúp người dùng định hướng và có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Thậm chí, một số ứng dụng còn trang bị thêm chức năng hoạch định kế hoạch tiết kiệm tiền. Chức năng này giúp các mục tiêu tiền kiệm tiền của người dùng được dự tính rõ ràng về thời gian và khoản tiền cần tiết kiệm tối thiểu. Chưa kể, một số app còn có tính năng nhắc nhở bạn thanh toán các khoản chi tiêu khi đến hạn như thanh toán hóa đơn điện nước, thẻ tín dụng... 

Tôi đã đề xuất và hướng dẫn mẹ tôi sử dụng một trong những ứng dụng vào việc cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm, và thực sự hiệu quả mang lại rất khả quan. Mẹ tôi không còn quá đau đầu khi phải ghi chép việc chi tiêu trong gia đình vào mỗi tháng, thậm chí chẳng còn lo lắng đến việc mình lỡ quên khoản này chưa tính, khoản kia chưa ghi. Bởi tất cả các chi tiêu trong tháng đã được thống kê một cách rõ ràng trên app. 

Tuy nhiên, sự tiện ích của các ứng dụng cũng vô tình khiến người dùng vướng phải vấn đề "tiêu hoang" khiến cho việc tiết kiệm trở nên khó khăn, thậm chí là bất thành. Điều này rất dễ hiểu bởi bên cạnh các app hoạch định chi tiêu, tiết kiệm thì cũng ra đời rất nhiều app mua sắm trực tuyến nhanh chóng. Theo nhiều người, từ ngày có các ứng dụng mua sắm online, ứng dụng gọi đồ ăn nhanh hay các ứng dụng book vé du lịch... chi tiêu của họ hàng tháng đã đạt đến con số lớn. 

Mỗi ngày chúng ta đều cầm trên tay chiếc điện thoại thông minh, khi thời gian sử dụng điện thoại nhiều lên thì ví tiền của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Số tiền chi tiêu cho việc mua sắm khi "lướt" điện thoại và sử dụng một số ứng dụng thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada... đã bắt đầu gia tăng. Nhiều chị em có thói quen vào các ứng dụng mua sắm khi rảnh rỗi để mua các món đồ thiết yếu cho gia đình. Tuy nhiên cuối cùng giỏ hàng lại đầy những món đồ khác có thể chưa thực sự cần thiết. Mọi thứ còn dễ dàng đến mức bạn chỉ cần mở một ứng dụng và bấm vào nút “mua hàng” là đã hoàn thành ngay việc mua sắm. Nếu không có những ứng dụng này trên điện thoại, bạn chắc chắn ít bị cám dỗ, tình trạng mua sắm và đặt hàng khi rảnh rỗi ít nhiều sẽ giảm xuống. 

Bởi vậy với ứng dụng, sự tiện lợi và nhanh chóng đôi lúc là lý do khiến bạn "tiêu hoang" hơn bình thường. Điều này dễ dẫn đến việc thiếu trước, hụt sau trong chi tiêu. Quỹ tiết kiệm vì thế mà không thành công. 

Chúng ta vẫn đang sống đúng với sự hiện đại của xã hội, sự tiện ích mà công nghệ 4.0 mang lại. Nhưng nếu chúng ta chưa biết cách hoạch định, chưa biết sử dụng ứng dụng đúng với từng mục đích thì điều mà ứng dụng mang lại sẽ là "lợi bất cập hại". Thực tế, đối với việc tiết kiệm, câu chuyện "tự quản" sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi chúng ta thiếu đi sự nghiêm túc và kiên trì. Cho nên sẽ có khi bạn thấy quỹ tiết kiệm tháng này đầy nhưng tháng sau đã vơi, tháng này vừa xây dựng tháng sau đã đổ vỡ.

ứng dụng tiết kiệm thời đại 4.0

Lựa chọn ứng dụng phù hợp nhất với mục đích sử dụng

Vì thế cách tốt nhất để bạn có thể tiết kiệm giữa thời đại ứng dụng phát triển như hiện nay chính là lựa chọn cho mình một ứng dụng tiện lợi ích để hoạch định chi tiêu và tiết kiệm hợp lý. Bạn cũng có thể xóa bỏ bớt một số ứng dụng mua sắm trực tuyến, giao đồ ăn nhanh khiến mình dễ rơi vào các bẫy mua sắm. Việc xóa bỏ các ứng dụng mua sắm hay mua đồ ăn nhanh không phải là chúng ta dừng hoàn toàn việc sử dụng các ứng dụng mà thay vào đó hãy đặt ra mục tiêu cho việc mua sắm online này. Bạn không cần quá nhiều các ứng dụng khác nhau trên điện thoại, chỉ cần lựa chọn 1 - 2 ứng dụng cho mỗi danh mục, từ đó đặt ra giới hạn chi tiêu và có kế hoạch rõ ràng thì việc tiết kiệm cũng như cân bằng giữa nhu cầu và chi tiêu sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tiết kiệm và chi tiêu với ứng dụng là cách thức phù hợp trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Sự hỗ trợ từ các nền tảng số sẽ giúp bạn hiện thực hóa những mong muốn và nhu cầu của bản thân, đồng thời nhắc nhở để mục tiêu của bạn trở nên đơn giản và thành công. 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *