avatart

khach

icon

Lợi nhuận ngân hàng nào cao nhất nửa đầu năm 2021?

Thông tin ngân hàng

- 03/08/2021

0

Thông tin ngân hàng

03/08/2021

0

6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận các ngân hàng có nhiều thay đổi bất ngờ. Bảng xếp hạng lợi nhuận theo công bố cũng có sự xáo trộn.

Mục lục [Ẩn]

Dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng lợi nhuận các ngân hàng 6 tháng đầu năm 2021 ghi nhận các con số khả quan. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 26 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý II với tổng lợi nhuận quý 2 gần 47.000 tỷ đồng; luỹ kế 6 tháng đạt gần 99.000 tỷ đồng.

Nhóm các ngân hàng thương mại

Nhóm các ngân hàng thương mại, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2021 cũng có sự phân hóa rõ rệt. Nhiều ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng khả quan, lọt top các ngân hàng có lợi nhuận tốt.

Ngân hàng MSB

Ngân hàng Maritimebank (MSB) là cái tên góp mặt vào top 10 ngân hàn TMCP lãi cao nhất. Theo đó, lợi nhuận chính thức của ngân hàng cũng cao hơn so với ước tính trước đó.

Trước đó vào cuối tháng 6, đại diện ngân hàng MSB cho biết, ước tính lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt khoảng 2.800 tỷ đồng. Trong khi đó, theo báo cáo tài chính vừa được công bố, MSB có lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2021 lên tới 3.119 tỷ đồng, cao hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng quý I vừa qua, lợi nhuận trước thuế của MSB đạt gần 1.150 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ. Với mức lợi nhuận này MSB đã đạt 85% kế hoạch năm.

Theo đánh giá mức tăng trưởng này có được nhờ lãi hoạt động dịch vụ trong quý 2 tăng đột biến gấp 10 lần so với cùng kỳ lên 2.074 tỷ đồng. Thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý của MSB tăng mạnh trong quý 2.

Ngân hàng VPBank

Nửa đầu năm 2021, ngân hàng VPBank đạt lợi nhuận hợp nhất trước thuế hơn 9.000 tỷ đồng, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó ngân hàng riêng lẻ đóng góp 88% vào lợi nhuận hợp nhất. Với mức lợi nhuận này, VPbank xếp thứ 4 trong nhóm các ngân hàng có lãi cao nửa đầu năm 2021.

Về chất lượng nợ, tỷ lệ nợ xấu (NPL) hợp nhất của VPBank được kiểm soát ở 2,94%, tại ngân hàng riêng lẻ ở 1,73% (ghi nhận vào ngày 30/6/2021)

Đến cuối quý II/2021, VPBank tiếp tục duy trì tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ở mức cao 12,3% theo tiêu chuẩn Basel II.

Chi phí dự phòng hợp nhất nửa đầu năm tăng mạnh 35% cùng kỳ năm 2020, nhờ đẩy mạnh xử lý nợ xấu và nâng cao trích lập dự phòng rủi ro.

Lợi nhuận ngân hàng VPbank

VPbank ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận cao nửa đầu năm 2021

Ngân hàng ACB

Theo báo cáo tài chính quý II/2021 vừa công bố, ACB có lợi nhuận trước thuế lũy kế 6 tháng đầu năm 6.352 tỷ, tăng 66,3% so với cùng kỳ và thực hiện 60,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Trong đó, thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng 47,4% lên hơn 9.600 tỷ đồng, chiếm gần 81% tổng thu nhập hoạt động.

Tính đến ngày 30/6/2021, tổng tài sản của ngân hàng đạt 471.275 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 9,7% lên 341.668 tỷ đồng. Huy động tăng 1,5% lên 358.474 tỷ đồng.

Nợ xấu của ACB tăng đến 27% trong 6 tháng đầu năm lên 2.330 tỷ đồng. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,59% lên 0,68%.

Ngân hàng OCB

Theo báo cáo tài chính quý II/2021 của ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), lợi nhuận trước thuế luỹ kế 6 tháng đầu năm của ngân hàng này đạt 2.660 tỷ đồng, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng tài sản của OCB tính đến ngày 30/6/2021 đạt 167.141 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cuối năm 2020, trong đó cho vay khách hàng tăng trưởng 7,7% so với đầu năm lên 96.152 tỷ đồng. Huy động đạt 96.215 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm trước.

Ngân hàng ABBank

Theo báo cáo tài chính quý II/2021 ngân hàng TMCP An Bình vừa công bố, lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý II ngân hàng này đạt 713 tỷ đồng, tăng 182,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 478 tỷ đồng, tăng 284,6%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ABBank đạt 1.191 tỷ đồng, tăng hơn 88% so với cùng kỳ.

Như vậy sau nửa đầu năm 2021, tổng tài sản của ABBank giảm 2,8% xuống 113.137 tỷ đồng, chủ yếu do giảm tiền gửi và cho vay tại các tổ chức tín dụng khác. Dư nợ cho vay khách hàng vẫn tăng trưởng 5,9% lên 67.008 tỷ đồng. Các khoản phải thu giảm đáng kể hơn 35% xuống còn 1.125 tỷ đồng.

Về chất lượng nợ, số dư nợ xấu tại ngân hàng đã tăng 17,5% lên 1.556 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ dưới chuẩn (nhóm 3) tăng hơn 90% lên 396,5 tỷ đồng.

Ngân hàng VietABank

6 tháng đầu năm lợi nhuận trước thuế của VietABank đạt 407 tỷ đồng, tăng 173% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 62% kế hoạch năm.

Tính đến ngày 30/6/2021:

  • Dư nợ cho vay của VietABank đạt 51.369 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 6,1% so với đầu năm nay;
  • Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 65.316 tỷ đồng, tăng lần lượt là 18,7% và 10,3% so với cùng kỳ năm trước và đầu năm nay.

Ngân hàng SHB

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II với tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận. Theo đó SHB lãi trước thuế gần 3.100 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay, tăng 86,5% so với cùng kỳ và hoàn thành hơn 50% kế hoạch năm.

Tính đến ngày 30/6/2021, tổng tài sản của SHB đạt 458.000 tỷ đồng, tăng 11% so với thời điểm đầu năm. Trong đó:

  • Dư nợ tín dụng đạt 332.000 tỷ đồng, tăng 8,46%,
  • Huy động đạt 423.000 tỷ đồng, tăng 12%.
  • Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động ở mức hơn 77%
  • Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đạt 26%.

Qua khảo sát cho thấy, dẫn đầu mức tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng quý II là ngân hàng Bản Việt với mức tăng gấp 14 lần cùng kỳ; tiếp sau là NCB với mức tăng trưởng 12 lần. Nam Á Bank cũng có mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế quý II lên tới 10,5 lần cùng kỳ năm trước.

Những ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận bằng lần vẫn thuộc về nhóm ngân hàng vừa và nhỏ như: NCB, Vietcapitalbank, Nam A Bank, SeABank, MSB hay Lienvietpostbank.

 Nhóm "Big 4" ngân hàng

Trong nhóm Big 4, lợi nhuận tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm ghi nhận sự phân hóa. Theo đó:

Ngân hàng Vietcombank

Báo cáo tài chính quý 2 và ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm 2021 của Vietcombank đạt hơn 13.500 tỷ đồng và lợi nhuận riêng lẻ hơn 13.000 tỷ đồng.

Với mức tăng trưởng này Vietcombank vẫn duy trì vị trí quán quân lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này thấp hơn đáng kể so với các ước tính và dự báo trước đó.

Tính đến ngày 30/6/2021, tổng tài sản của ngân hàng mẹ Vietcombank đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng, giảm 1,7% so với cuối năm trước. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 913.758 tỷ đồng, tăng 9,7%. Số dư tiền gửi khách hàng tại Vietcombank tăng nhẹ 1,9% đạt 1,05 triệu tỷ đồng.

Về nợ xấu ngân hàng tăng gần 32% với 6.835 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu tăng lên 0,75%, vẫn ở mức thấp so với nhiều ngân hàng khác.

Lợi nhuận Vietcombank

Vietcombank vẫn là ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất

Ngân hàng Vietinbank

Theo báo cáo tài chính, lợi nhuận quý 2/2021 của VietinBank giảm 38% so với cùng kỳ xuống còn hơn 2.700 tỷ đồng.

Nguyên nhân sụt giảm lợi nhuận quý 2 được cho là do ngân hàng tăng trích lập dự phòng tới gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2020 lên hơn 7.100 tỷ đồng. Vietinbank cho biết, số tiền được thực hiện trích lập vào cuối quý 2/2021 đã vượt trên nhiều so với mức quy định cho cả năm 2021, nhằm gia tăng quỹ dự phòng rủi ro, nâng cao tỷ lệ bao phủ nợ xấu (130%).

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế VietinBank đạt 10.850 tỷ đồng, tăng 45,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 8.710 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 6, tổng tài sản của Vietinbank tăng 9,8% so với cuối năm trước đạt 1,47 triệu tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng đạt hơn 1,07 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm, chi phí dự phòng rủi ro cho vay tăng gần 49%. Số dư tiền gửi khách hàng tăng 5% đạt 1,04 triệu tỷ đồng.

Ngân hàng BIDV

Nếu Vietcombank và VietinBank đều sụt giảm lợi nhuận trong quý 2 thì BIDV báo lãi quý 2 tăng tới hơn 80%. Theo đó, 6 tháng đầu năm, lợi nhuận BIDV đạt hơn 8.100 tỷ đồng, đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng. Trước đó, 6 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận của BIDV chỉ đứng thứ 6, thấp hơn cả MB.

Tính đến ngày 30/6/2021, tổng tài sản của BIDV tăng tới 8,3% đạt hơn 1,64 triệu tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, BIDV là ngân hàng có tổng tài sản cao nhất. Trong đó:

  • Cho vay khách hàng tăng 6,8% với gần 1,3 triệu tỷ đồng.
  • Dự phòng rủi ro cho vay tăng mạnh 45,6%.
  • Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,76% cuối năm trước về 1,63%.
  • Số dư tiền gửi của BIDV đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 5,5% so với cuối năm trước.

Ngân hàng Agribank

Theo đánh giá tại Hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm của ngân hàng Agribank, nửa đầu năm 2021 Agribank hoạt động an toàn, hiệu quả, góp phần hoàn thành “mục tiêu kép” của Chính phủ.

Kết quả báo cái tài chính cho thấy, 6 tháng đầu năm Agribank lợi nhuận trước thuế đạt 9.464 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong kỳ, nhờ chi phí lãi tiền gửi giảm hơn 11% đã giúp thu nhập lãi thuần của Agriabank đạt hơn 25.973 tỷ đồng, tăng 29,1%. 

Về các khoản thu ngoài lãi, mảng dịch vụ đóng góp 2.527 tỷ đồng lãi thuần (tăng 22,1%) với động lực chính từ các dịch vụ thanh toán. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tuy chưa đem lại thu nhập song vẫn thu về cho ngân hàng 20,8 tỷ đồng nhờ hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán.

Bên cạnh đó, lãi thuần từ các hoạt động kinh doanh khác đã tăng trưởng gần 60%, đạt 4.294 tỷ đồng.

Theo ghi nhận, 2 quý đầu năm 2021, tổng thu nhập hoạt động của Agribank đạt hơn 33.581 tỷ đồng, tăng gần 32%. Trong khi đó, ngân hàng còn cắt giảm được 5,9% chi phí hoạt động so với cùng kỳ. Nhờ vậy, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ghi nhận mức kỷ lục 22.115 tỷ đồng, tăng trưởng 66,5%.

Có thể thấy dù hoạt động trong bối cảnh khó khăn chung do tác động của đại dịch nhưng bằng nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả Agribank đã làm tròn nhiệm vụ chính trị, vai trò của ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam.

Ngân hàng đã kịp thời triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như:

  • Thực hiện cơ cấu lại, miễn giảm lãi, phí cho 12.500 khách hàng với dư nợ 30.109 tỷ đồng
  • Cho vay mới hơn 203.000 tỷ đồng cho trên 50.000 khách hàng.

Ngân hàng cũng có các chính sách cho vay ưu đãi đối với:

  • Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 30.000 tỷ đồng, hỗ trợ mức phí tối đa 2%;
  • Cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất nhập khẩu quy mô 15.000 tỷ đồng và 300 triệu USD;
  • Cho vay khách hàng lớn quy mô 15.000 tỷ đồng;
  • Cho vay khách hàng tiêu dùng quy mô 20.000 tỷ đồng.

Có thể thấy nửa đầu năm 2021, lợi nhuận các ngân hàng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng đầu khả quan. Dù một số ngân hàng chênh lệch đáng kể so với con số dự kiến nhưng nhìn chung đều tăng trưởng mạnh, một số ngân hàng còn tăng gấp 3 - 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Hy vọng nửa cuối năm 2021, ngành ngân hàng sẽ có nhiều khởi sắc hơn nữa, lợi nhuận vẫn đảm bảo dù hiện tại đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *