avatart

khach

icon

Ngân hàng nào cho vay lãi suất thấp nhất hiện nay?

Thông tin ngân hàng

- 16/08/2021

0

Thông tin ngân hàng

16/08/2021

0

Trước khó khăn do dịch bệnh Covid-19, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Vậy lãi suất cho vay ngân hàng nào thấp nhất hiện nay?

Mục lục [Ẩn]

Trước đó, do tình hình dịch bệnh khó khăn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) các kêu gọi các ngân hàng xem xét giảm lãi suất cho vay.

Sau lời kêu gọi này, 16 ngân hàng lớn nhất hệ thống là thành viên Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) đã có cam kết sẽ giảm lãi suất cho vay từ 0,5 - 2,5% để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân đang gặp khó khăn bởi dịch bệnh. Lãi suất cho vay sẽ được giảm từ ngày 13/7/2021 đến cuối năm 2021. Theo đó, 16 ngân hàng gồm: Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV, MB, SHB, LienVietPostBank, VPBank, VIB, TPBank, SeABank, MSB, Sacombank, ACB, HDBank...

Ngay sau khi đưa ra cam kết, nhiều ngân hàng đã nhanh chóng áp dụng các gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp với quy mô lên tới hàng chục nghìn tỷ.

Lãi suất cho vay nhóm "Big4"

Trước khó khăn của dịch bệnh, nhóm ngân hàng quốc doanh "Big4" đã thực hiện các chính sách giảm lãi suất cho vay. Cụ thể như sau:

Ngân hàng Vietcombank

Từ 15/7/2021 đến hết 31/12/2021, Vietcombank quyết định giảm lãi suất cho vay đối với tất cả khách hàng. Cụ thể:

- Đối với khách hàng doanh nghiệp: Vietcombank giảm lãi suất 1%/năm. Hiện lãi suất cho vay lần lượt như sau:

  • Kỳ hạn vay 6 tháng: 5,7%/năm
  • Kỳ hạn vay 9 tháng: 6,3%/năm
  • Kỳ hạn vay trên 12 tháng: 6,9%/năm

- Đối với khách hàng cá nhân:

  • Giảm lãi suất tới 1%/năm cho khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh
  • Giảm lãi suất tới 0,5%/năm cho khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ đời sống.

Ngân hàng Agribank

Agribank đã giảm 10% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5%/năm trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn có lãi suất từ 7%/năm trở lên (Không áp dụng đối với các khoản cho vay đã được ưu đãi lãi suất, miễn giảm lãi).

Ngoài ra, lãi suất thẻ tín dụng của Agribank cũng giảm còn 11,7%/năm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Ngân hàng BIDV

Thời gian từ ngày 15/7/2021 đến 31/12/2021, ngân hàng BIDV thực hiện giảm lãi suất cho vay, cụ thể:

  • Giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu bình quân 1%/năm.
  • Giảm tối đa 2%/năm so với lãi suất hiện hành đối với một số nhóm khách hàng khó khăn

Mức giảm này đã kéo lãi suất xuống còn chỉ từ 5,6 - 6,2%/năm với các sản phẩm mua nhà, xe, vay tiêu dùng và vay phục vụ sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng Vietinbank

Ngân hàng Vietinbank cũng đang triển khai giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về mặt tài chính với ưu đãi giảm lãi suất cho vay tới 1%/năm và miễn/giảm tới 20 loại phí giao dịch.

Ngoài ra, Vietinbank cũng kéo dài ưu đãi tới ngày 30/6/2022 với chương trình cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp siêu vi mô và chủ doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống và/hoặc sản xuất kinh doanh vay vốn với lãi suất chỉ từ 6%/năm.

Dự kiến tổng số tiền lãi và phí VietinBank hỗ trợ khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2021 trên 2.000 tỷ đồng và cả năm lên tới trên 6.000 tỷ đồng.

Lãi suất cho vay nhóm big4 ngân hàng

Nhóm "Big4" ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay ngân hàng thương mại

Bên cạnh ngân hàng quốc doanh, nhóm các ngân hàng thương mại cũng có mức giảm lãi suất đáng kể để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Ngân hàng VIB

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đã có chính sách giảm lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Mức giảm trung bình 1,5% trong thời gian từ ngày 15/7 - 31/12/2021.

Ước tính sẽ có hơn 8.500 khách hàng được giảm lãi suất là các doanh nghiệp thuộc ngành nghề ưu tiên của Chính phủ, doanh nghiệp SME, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Ngân hàng ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng thực hiện chính sách giảm lãi suất cho các khách hàng hiện hữu chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh. Mức giảm như sau:

  • Giảm tối đa 0,8%/năm cho khoản vay ngắn hạn
  • Giảm tối đa 1%/năm cho khoản vay trung dài hạn.

Ngoài ra, ACB cũng sẽ xem xét điều chỉnh lãi suất cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp có hợp đồng vay và tại thời điểm đến hạn thay đổi lãi suất trong khoảng thời gian 15/7 – 15/10/2021.

Ngân hàng TPBank

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPbank) đã thông báo các chương trình, các gói miễn giảm lãi suất cho khách hàng trong 6 tháng cuối năm. Cụ thể:

  • Giảm từ 0,5% - 1,2% lãi suất cho các khách hàng doanh nghiệp hoạt gặp khó khăn bởi dịch bệnh. Tổng dư nợ được nhận hỗ trợ lãi suất của nhóm khách hàng này ước tính vào khoảng 18.188 tỷ đồng.
  • Giảm lãi suất 1% cho khách hàng cá nhân với gần 26.300 tỷ đồng dư nợ

Như vậy, tổng số dư nợ hỗ trợ khách hàng lần này được ước tính gần 45.000 tỷ đồng.

Ngân hàng thương mại giảm lãi suất

Lãi suất cho vay mua nhà, mua xe, kinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện phổ biến ở mức 6,08% - 9%/năm

Ngân hàng MB

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu của nhiều đối tượng khách hàng cụ thể. Theo đó, lãi suất cho vay bình quân giảm toàn danh mục từ nay đến tháng 12/2021 là 1% tổng danh mục cho vay VNĐ của MB.

Lãi suất cho vay đối với từng khách hàng sẽ được giảm như sau:

  • Khách hàng thuộc đối tượng Cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 và Thông tư 03: Giảm lãi suất 1,5%/năm so với mức hiện tại và giảm 50% số tiền lãi phải thu của các khách hàng đến thời điểm hiện tại (tương đương mức lãi suất cho vay giảm 3 – 4%/năm).
  • Khách hàng thuộc lĩnh vực sản xuất, dịch vụ/ngành ưu tiên, khuyến khích tăng trưởng tín dụng của MB, Ngân hàng nhà nước: Giảm lãi suất 1,5%/năm so với mức hiện tại.
  • Khách hàng cá nhân vay sản xuất kinh doanh và vay mua nhà để ở có nguồn thu nhập từ lương: Giảm lãi suất 2%/năm so với mức hiện tại đối với các khách hàng tại địa bàn khu vực phía nam (hiện nay đang có diễn biến phức tạp của Dịch Covid) và giảm 1,5% đối với các khách hàng ở địa bàn khác.
  • Khách hàng doanh nghiệp vay vốn lưu động hoặc đầu tư thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh: Giảm lãi suất 1%/năm so với mức hiện tại.

Ngoài ra còn nhiều ngân hàng khác như Sacombank, VietCapital Bank,... cũng đều đã có thông báo về việc giảm lãi suất tiền vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh với mức giảm trung bình 1-1,5%/năm. Đối tượng ưu tiên giảm lãi suất của các ngân thương mại hầu hết chỉ tập trung ở nhóm khách hàng chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh.

Theo khảo sát, hiện mức lãi suất cho vay mua nhà, mua xe, kinh doanh của các ngân hàng thương mại áp dụng phổ biến ở mức 6,08% - 9%/năm. Đây được đánh giá là mức lãi suất rất thấp được áp dụng trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Lưu ý: Mức lãi suất ưu đãi nêu trên thường chỉ áp dụng cho 6 tháng - 1 năm đầu. Sau đó lãi suất sẽ được thả nổi +-3% tuỳ theo lãi suất thị trường.

Hy vọng với những nỗ lực giảm lãi suất như trên, khách hàng chị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ có sự hỗ trợ nhất định trong giai đoạn khó khăn này.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *