avatart

khach

icon

Hướng dẫn cách chuyển tên, ủy quyền sổ tiết kiệm Sacombank

Kiến thức gửi tiết kiệm

- 27/08/2021

0

Kiến thức gửi tiết kiệm

27/08/2021

0

Người đứng tên trên Thẻ tiết kiệm có thể ủy quyền cho người khác đến Sacombank giao dịch hoặc chuyển quyền sở hữu cho người khác khi có nhu cầu.

Mục lục [Ẩn]

Nếu bạn mở sổ tiết kiệm và đã đến kỳ hạn tất toán sổ nhưng lại không thể đích thân đến ngân hàng để thanh toán lãi suất và tiền gốc như kỳ hạn trong sổ, thì việc ủy quyền cho người thân, bạn bè tới ngân hàng nhận hộ là việc cần thiết lúc này. Tuy nhiên nếu muốn ủy quyền, sang tên cho ai đó nhận hộ sổ tiết kiệm bạn cần phải thực hiện theo các quy định sau.

Ủy quyền sổ tiết kiệm Sacombank

Theo quy định của pháp luật thì ủy quyền là việc cho phép người khác thay mình thực hiện các công việc nào đó trong đó có việc ủy quyền rút sổ tiết kiệm. Khi ủy quyền sổ tiết kiệm cho người khác, họ sẽ thay bạn đến ngân hàng để tất toán các thủ tục sổ tiết kiệm theo quy định của ngân hàng.

Cách ủy quyền sổ tiết kiệm

Để thực hiện ủy quyền sổ tiết kiệm khách hàng có thể lập giấy ủy quyền theo mẫu quy định của ngân hàng, nơi chi nhánh bạn đã mở sổ tiết kiệm hoặc bạn cũng có thể lập giấy ủy quyền tại chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơ quan tư pháp, cơ quan công chứng,...

Trường hợp việc ủy quyền được thực hiện ở nước ngoài, giấy ủy quyền phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài chứng thực. Trường hợp giấy ủy quyền được lập bằng tiếng nước ngoài thì phải được cơ quan công chứng chứng nhận bản dịch sang tiếng Việt Nam. Trong mẫu giấy ủy quyền phải có các thông tin cơ bản về chủ tài khoản tiết kiệm như: Họ tên, số CMND, hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương, địa chỉ hiện tại của người ủy quyền và người được ủy quyền, số thẻ tiết kiệm, số tiền trên thẻ tiết kiệm, nội dung ủy quyền, chữ ký người ủy quyền, và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Mẫu giấy ủy quyền tại ngân hàng

Mẫu giấy ủy quyền tại ngân hàng

Sau khi nhận được giấy ủy quyền của chủ sổ, người được ủy quyền có thể đến chi nhánh Ngân hàng, khi đi cần mang CMND hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền để đối chứng. Sau khi nhân viên ngân hàng kiểm tra đúng thông tin sẽ tiến hành làm thủ tục tất toán sổ tiết kiệm theo ủy quyền.

Sang tên sổ tiết kiệm Sacombank

Sang tên sổ tiết kiệm Sacombank

Sang tên sổ tiết kiệm Sacombank

Sang tên sổ tiết kiệm là hình thức chuyển từ tên người này sang tên người khác. Ví dụ bố mẹ sang tên cho con hoặc chồng sang tên cho vợ… Khi muốn sang tên sổ tiết kiệm khách hàng phải đến chi nhánh mà đã mở sổ tiết kiệm và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu (chuyển nhượng) sổ tiết kiệm.

Khi thực hiện giao dịch sang tên sổ tiết kiệm tại Sacombank, khách hàng cần mang theo giấy tờ tùy thân như CMND, hộ chiếu và sổ tiết kiệm muốn chuyển nhượng.

Cách thực hiện

Sau khi kiểm tra thông tin, nhân viên ngân hàng sẽ đưa cho bạn mẫu Giấy chuyển nhượng sổ tiết kiệm theo mẫu của Ngân hàng cấp, lúc này bạn sẽ phải điền đầy đủ thông tin theo mẫu.

Sau khi hoàn tất mẫu giấy chuyển nhượng, nhân viên ngân hàng sẽ lập thành 2 bản có giá trị như nhau, Ngân hàng giữ một bản, người nhận chuyển nhượng giữ một bản.

Khi chuyển nhượng sổ tiết kiệm, kỳ hạn và lãi suất sổ sẽ được giữ nguyên. Tài khoản tiết kiệm sẽ được phong tỏa và hưởng lãi bình thường cho đến ngày người nhận chuyển nhượng tất toán.

Để tất toán sổ tiết kiệm, người được chuyển nhượng chỉ cần mang CMND, sổ tiết kiệm và Giấy chuyển nhượng đến Ngân hàng. Nếu tất toán đúng hạn sẽ hưởng toàn bộ lãi như thỏa thuận ban đầu trên sổ tiết kiệm, sau khi tất toán sổ tiết kiệm, nếu có nhu cầu Ngân hàng sẽ tiến hành mở sổ tiết kiệm mới đứng tên của người được chuyển nhượng. Nếu tất toán trước hạn thì người đó chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng theo lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn tại thời điểm tất toán.

Xem thêm: Chuyển nhượng sổ tiết kiệm là gì? Phí chuyển nhượng là bao nhiêu?

Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho khách hàng những kiến thức hữu ích về việc ủy quyền và sang tên sổ tiết kiệm.

 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *