avatart

khach

icon

So sánh cổ phiếu thường và trái phiếu doanh nghiệp

Chứng khoán

- 10/09/2021

0

Chứng khoán

10/09/2021

0

Lựa chọn đầu tư cổ phiếu thường hay trái phiếu doanh nghiệp luôn là nỗi băn khoăn của nhiều nhà đầu tư. Để có thể lựa chọn sản phẩm đầu tư phù hợp, nhà đầu tư cần phân biệt được hai loại chứng khoán này.

Mục lục [Ẩn]

Hiện nay trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu thường và trái phiếu doanh nghiệp đều là những hình thức đầu tư rất phổ biến. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường vẫn luôn băn khoăn trong việc việc lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu thường hay trái phiếu doanh nghiệp. Để có thể lựa chọn sản phẩm đầu tư phù hợp, nhà đầu tư cần phân biệt được các đặc điểm cơ bản giữa cổ phiếu thường và trái phiếu doanh nghiệp.

Cổ phiếu thường nghĩa là gì?

Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thông loại cổ phiếu phổ biến nhất của một công ty cổ phần. Đây là loại cổ phiếu mà các cổ đông khi sở hữu sẽ được:

  • Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần sở hữu bằng cách bán lại trên thị trường chứng khoán
  • Có quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông
  • Được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh, số lượng cổ phiếu mà họ nắm giữ.

Cổ phiếu thường là cổ phiếu bắt buộc công ty cổ phần phải có khi huy động vốn chủ sở hữu. Bất cứ ai nắm giữ cổ phiếu thường đều là cổ đông của doanh nghiệp.

Đọc thêm: Đặc điểm của cổ phiếu thường và quyền của cổ đông khi nắm giữ

Cổ phiếu thường

Cổ phiếu thường là chứng khoán vốn

Trái phiếu doanh nghiệp được hiểu như thế nào?

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2018/NĐ-CP giải thích về trái phiếu doanh nghiệp như sau:

“Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu”.

Hiểu một cách đơn giản, trái phiếu doanh nghiệp là loại trái phiếu do doanh nghiệp phát hành nhằm mục đích huy động vốn. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cả lãi và gốc cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến kỳ hạn. Khi bạn mua trái phiếu của một công ty nào đó thì bạn đang là chủ nợ của công ty đó. 

Đọc thêm: Trái phiếu doanh nghiệp mua ở đâu? để nắm rõ về loại trái phiếu này

So sánh cổ phiếu thường và trái phiếu doanh nghiệp

Cổ phiếu thường và trái phiếu doanh nghiệp dù được đầu tư phổ biến hiện nay nhưng không hiếm các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư mới vẫn còn cảm thấy băn khoăn không biết nên lựa chọn sản phẩm nào để đầu tư. Dưới đây là bảng so sánh cổ phiếu thường và trái phiếu doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo, qua đó nắm rõ những đặc điểm nổi bật và ra quyết định đầu tư dễ dàng hơn.

Tiêu chí so sánh Cổ phiếu thường Trái phiếu doanh nghiệp
Giống nhau

- Đều là loại tài sản thuộc chứng khoán (căn cứ theo Luật Chứng khoán)

- Đều là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.

- Đều có thể trao đổi mua bán, chuyển nhượng, cầm cố...

- Nhà đầu tư đều được nhận lãi (cổ tức đối với cổ phiếu thường và trái tức đối với trái phiếu doanh nghiệp)

- Đều là phương tiện thu hút vốn của nhà phát hành

Khác nhau
Nhà phát hành Công ty cổ phần Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
Bản chất Chứng khoán vốn, người nắm giữ cổ phiếu thường là một chủ sở hữu của công ty Là chứng khoán nợ, người nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp là chủ nợ của công ty
Tư cách của chủ sở hữu Cổ đông phổ thông Chủ nợ của doanh nghiệp
Lợi tức nhà đầu tư nhận được Người sở hữu được nhận cổ tức. Cổ tức không cố định phụ thuộc theo kết quả kinh doanh, số lượng cổ phiếu họ nắm giữ. Người sở hữu trái phiếu doanh nghiệp được trả một tỷ lệ lãi suất nhất định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nguồn trả lãi Phần trích từ lợi nhuận sau thuế Chi phí trước thuế, được khấu trừ khi tính thuế
Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư Cổ đông phổ thông được tham gia Đại hội cổ đông, bầu cử, biểu quyết các vấn đề liên quan của công ty theo số lượng cổ phần nắm giữ. Theo quy định, mỗi cổ phần nắm giữ sẽ tương đương một phiếu biểu quyết. Trái chủ không có quyền biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông, không có quyền đề cử, ứng cử và tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp
Thanh toán khi công ty phá sản Khi công ty giải thể hoặc phá sản, người sở hữu được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty. Phần thanh toán này sẽ nhận sau cùng khi công ty đã thanh toán hết các nghĩa vụ khác Khi công ty phá sản, giải thể, trái phiếu doanh nghiệp được ưu tiên thanh toán trước khi thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khác, bao gồm cả cổ phiếu
Thời gian đáo hạn Không có thời gian đáo hạn Thường thì có một thời gian nhất định được ghi trong trái phiếu do doanh nghiệp phát hành
Độ rủi ro khi đầu tư Có rủi ro và có thể gây ra thua lỗ nếu cổ phiếu của những công ty làm ăn yếu kém hoặc trong giai đoạn tình hình kinh tế bất ổn. Độ rủi ro được cảnh báo, thể hiện qua việc lãi suất trái phiếu bị đẩy lên rất cao hay nhiều trái phiếu được phát hành bởi các công ty BĐS và không có tài sản bảo đảm. Nếu nhà đầu tư không nghiên cứu và tìm hiểu kỹ có thể dễ dẫn đến thua lỗ.

Nên chọn đầu tư cổ phiếu thường hay trái phiếu doanh nghiệp?

Mỗi một sản phẩm đầu tư đều có những ưu - nhược điểm riêng. Tùy theo khẩu vị đầu tư, khả năng và kiến thức đầu tư mà bạn có thể lựa chọn đầu tư cổ phiếu thường hoặc trái phiếu doanh nghiệp. Cả hai hình thức này đều mang về lợi nhuận cho nhà đầu tư, tuy nhiên về cơ bản cổ phiếu thường được đánh giá là có khả năng sinh lời và tốt hơn hầu hết các loại chứng khoán khác bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp. Người nắm giữ cổ phiếu phổ thông được hưởng lợi khi kết quả kinh doanh của công ty khả quan và kinh tế vĩ mô ổn định. Bởi vậy nếu bạn là nhà đầu tư mong muốn tìm kiếm sản phẩm đầu tư lợi nhuận cao bạn có thể lựa chọn cổ phiếu thường. 

Cùng điểm qua các ưu - nhược điểm của hai sản phẩm đầu tư phổ biến này qua bảng sau:

Nội dung Trái phiếu doanh nghiệp Cổ phiếu thường
Ưu điểm

- Nhà đầu tư được nhận lãi cố định, không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Dù làm ăn thua lỗ, công ty vẫn phải trả đủ tiền lãi cho nhà đầu tư

- Nếu công ty ngừng hoạt động, thanh lý tài sản, người sở hữu trái phiếu doanh nghiệp được trả tiền trước người có cổ phần thường.

- Có thể chuyển nhượng trái phiếu thông qua sàn giao dịch hoặc bán lại cho công ty

- Nhà đầu tư được nhận lãi từ hoạt động của doanh nghiệp mà không cần quản lý, giám sát thường xuyên 

- Sở hữu cổ phiếu thường là sở hữu một phần vốn điều lệ của công ty

- Có quyền biểu quyết tham gia vào hoạt động của công ty

-  Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng, có quyền mua bán cổ phiếu phổ thông bằng cách giao dịch trên thị trường chứng khoán hoặc thừa kế.

Nhược điểm

- Nhà đầu tư không có quyền biểu quyết, tham gia vào hoạt động của công ty;

- Rủi ro tái đầu tư: Khi nhận được tiền lãi phải lo đầu tư số tiền đó.

- Cổ tức được chia không cố định, phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty;

- Nếu công ty phá sản nhà đầu tư chỉ nhận lại được phần tài sản sau cùng.

- Rủi ro cao hơn

- Cổ phiếu thường là công cụ đầu tư ngắn hạn

Đầu tư cổ phiếu thường hay trái phiếu doanh nghiệp?

Nên đầu tư vào cổ phiếu thường hay trái phiếu doanh nghiệp?

Tuy nhiên, dù lựa chọn cổ phiếu thường hay trái phiếu doanh nghiệp thì nhà đầu tư cũng cần chú ý:

- Trau dồi kiến thức chuyên môn về thị trường chứng khoán, trái phiếu

- Nhạy bén với các tác động và biến đổi của thị trường

- Tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cổ phiếu phổ thông. Đặc biệt chú ý đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh, ban giám đốc 

- Nếu đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần đặc biệt lưu tâm các vấn đề:

  • Cảnh giác với các trái phiếu có mức lãi suất cao bất thường, để tránh rơi vào “bẫy” của các doanh nghiệp đang khó khăn hoặc những công ty không đảm bảo
  • Không mua trái phiếu doanh nghiệp thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ (công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại) khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành cũng như các điều kiện, điều khoản của trái phiếu.
  • Xem xét cân đối giữa rủi ro và lãi suất. 

Có thể thấy việc so sánh cổ phiếu thường và trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư nắm rõ được các đặc điểm của hai sản phẩm đầu tư này. Qua đó nắm bắt các điểm mạnh, điểm hạn chế để đưa ra quyết định đầu tư dễ dàng và phù hợp.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *