avatart

khach

icon

Mô hình kinh doanh dropshipping là gì và có lợi ích như thế nào?

Đầu tư

- 11/11/2021

0

Đầu tư

11/11/2021

0

Vài năm trở lại đây, xu hướng kinh doanh dropshipping khá được ưa chuộng tại Việt Nam và nhiều người cũng kiếm được lợi nhuận tốt từ mô hình này. Vậy cụ thể kinh doanh dropshipping là gì?

Mục lục [Ẩn]

Mô hình kinh doanh dropshipping là gì?

Dropshipping là hình thức kinh doanh mà người bán hàng đăng sản phẩm của nhà cung cấp với mức giá tuỳ ý và người bán cũng chủ động marketing sản phẩm. Đến lúc có khách mua hàng, bạn sẽ trả tiền cho nhà cung cấp theo giá niêm yết, bạn tiến hành lên đơn hàng theo thông tin và địa chỉ của khách hàng và nhà cung cấp sẽ chuyển theo. Cuối cùng, bạn sẽ chủ động theo dõi đơn hàng và nhận tiền hàng.

Hiện nay, mô hình này đang từng bước phát triển hơn ở Việt Nam, tuy nhiên so với thế giới thì vẫn có phần kém nhiều vì lợi nhuận ở nước ta chưa cao.

Nguyên nhân một phần là vì mức tiêu dùng tại thị trường Việt Nam còn khá thấp, hàng hoá nhập về phải qua nhiều khâu cũng như đầu mối nên chi phí cao. Nhiều người chọn những mô hình kinh doanh khác như nhập số lượng lớn về bán sẽ có lợi nhuận tốt hơn.

Mô hình dropshipping

Mô hình dropshipping

Ưu điểm và nhược điểm của kinh doanh dropshipping

Ưu điểm:

  • Dễ dàng tổ chức và thực hiện: Mô hình dropshipping được vận hành chỉ qua 3 bước đơn giản: Tìm kiếm nhà cung cấp, tạo kênh bán hàng và tiến hành bán hàng.
  • Tổ chức bán hàng chi phí thấp: Đa phần những chi phí kinh doanh phát sinh trong mô hình kinh doanh truyền thống đề do việc thiết lập cũng như vận hành các hoạt động bán lẻ (bao gồm cả chi phí dự trữ, quản lý hàng tồn kho). Trong khi với mô hình dropshipping thì khác, những chi phí này sẽ được loại bỏ, nó chỉ tập trung mất tiền vào việc lập website và Marketing.
  • Tốn ít chi phí đầu tư: Đối với hình thức này, bạn không cần đầu tư nhiều vốn, phí dùng chủ yếu để xây dựng kênh bán hàng và quảng cáo.
  • Ít rủi ro: Trong trường hợp shop bạn không bán được sản phẩm thì bạn cũng không mất chi phí tồn kho vì bạn không trực tiếp quản lý hàng hoá. Do đó, khi bạn ngừng bán sản phẩm này thì cũng không lo lắng về vấn đề tồn kho.
  • Bán hàng xuyên biên giới: Đây là hình thức kinh doanh online phạm vi rộng nên bạn có thể bán hàng ở bất cứ nơi đâu, thời điểm nào mà chẳng cần nhà kho, nhân viên, văn phòng…
  • Bán mọi sản phẩm bạn muốn: Bạn sẽ nghiên cứu và bán những món hàng bạn thích, bán đa dạng sản phẩm cũng được để bao phủ được nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh: Với mô hình kinh doanh truyền thống, bạn sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc khi mở rộng quy mô kinh doanh. Còn theo mô hình dropshipping, việc mở rộng là những hoạt động liên quan đến hàng hoá và việc hoàn tất đơn hàng của nhà cung cấp. Vậy nên nếu bạn muốn mở rộng với mô hình này, bạn sẽ bán hàng ở đa kênh hơn, tối ưu website bán hàng tốt hơn, tìm kiếm nhiều sản phẩm tiềm năng hơn để gia tăng lợi nhuận.

Nhược điểm:

  • Lợi nhuận thấp: Tại Việt Nam, mức lợi nhuận khi kinh doanh theo mô hình dropshipping là khá thấp so với các mô hình khác. Đơn giản vì kinh doanh theo mô hình này khá dễ, chi phí thấp, không tốn công vận hành nên rất nhiều người tham gia, từ đó mà giá cũng bị đẩy xuống thấp dẫn tới không có nhiều lợi nhuận. Nhiều người cũng không chịu đầu tư kênh bán hàng nên không thu hút được khách hàng, do đó họ chỉ hoạt động với chi phí thấp, không đáp ứng sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
  • Phức tạp vấn đề tồn kho: Nếu bạn trực tiếp quản lý và bảo quản hàng hoá của mình thì bạn sẽ dễ dàng theo dõi chúng. Nhưng nếu bạn lấy hàng từ nhiều nguồn cung ứng khác nhau, những người bán hàng khác cũng làm vậy thì bạn sẽ khó theo dõi được lượng hàng hoá như thế nào. Có một vài giải pháp để đồng bộ hàng tồn kho với nhà cung cấp nhưng không phải nhà cung cấp nào cũng có khả năng hỗ trợ công nghệ cho bạn.
  • Lỗi từ phía nhà cung cấp: Các nhà cung cấp thường mắc phải các lỗi như giao nhầm hàng, giao hàng kém chất lượng, giao hàng chậm… Mà khách hàng chỉ biết trao đổi trực tiếp với người bán hàng là bạn mà họ không biết rằng lỗi không xuất phát từ phía bạn mà từ nhà cung cấp. Trong trường hợp nhà cung cấp không uy tín, bạn sẽ lại phải chịu thua lỗ và bồi thường cho khách hàng bằng tiền túi của mình.
  • Thiếu sự liên kết và đồng bộ dữ liệu giữa sàn thương mại điện tử bán buôn, bán lẻ: Việc kinh doanh dropshipping đòi hỏi sự kết nối và đồng bộ dữ liệu giữa các nền tảng bán buôn và bán lẻ để xử lý các đơn hàng. Hiện nay, điều này chưa được thực hiện tại Việt Nam vì chưa đáp ứng được các yếu tố công nghệ, kỹ thuật.
  • Rủi ro từ hành vi thanh toán tiền sau khi nhận hàng: Thói quen mua sắm trả tiền mặt của nhiều người Việt vẫn được áp dụng trong mô hình dropshipping, cho nên tỷ lệ từ chối đơn hàng cũng khá cao sẽ tạo nhiều rủi ro cho người bán hàng.

Dropshipping chủ yếu kinh doanh qua sàn thương mại điện tử

Dropshipping chủ yếu kinh doanh qua sàn thương mại điện tử

Cách thực hiện kinh doanh dropshipping

Bước 1: Phân tích thị trường để tìm kiếm những sản phẩm xu hướng, dễ kinh doanh

Bạn cần nghiên cứu và tìm hiểu thị trường để tìm ra những sản phẩm mang lại lợi nhuận, có tiềm năng, có giá trị cho cả người bán và người mua. Sử dụng công cụ Google Trends là cách hữu hiệu để tìm ra những sản phẩm có lượt tìm kiếm cao. Sau đó, thêm một lần xác minh dữ liệu vừa tìm được bằng cách kiểm chứng top các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử như: Shopee Top Products, Lazada Top Sellers, Amazon Best Sellers…

Bước 2: Tìm kiếm nguồn hàng

Nguồn hàng bạn tìm được là các nền tảng Dropshipping giúp bạn kết nối được với những nhà cung cấp có các sản phẩm giá cả và chất lượng tốt. Tiêu biểu phải kể đến những cái tên sau:

  • NetSale: Nơi cung cấp những sản phẩm đa dạng từ các sàn thương mại điện tử Trung Quốc như Taobao, Tmall, 1688… Bạn chỉ cần tạo tài khoản trên nền tảng này là dễ dàng tiếp cận được với hơn 70 triệu sản phẩm ở nhiều ngành hàng hoá khác nhau.
  • Osiris Alliance: Nền tảng chuyên cung cấp các loại mỹ phẩm và đồng hồ chính hãng. Osiris Alliance sở hữu nhiều thương hiệu với các sản phẩm dễ bán như: Daniel Wellington, Innisfree, Etude House, MAC, Huxley,… Bạn sẽ được kinh doanh dropshipping trên đây với mức giá sỉ mà không cần bỏ vốn.
  • Sunrise Wholesale: Nền tảng dropshipping chuyên về ngành hàng thời trang, đồ tập thể thao, phụ kiện, trang sức… tha hồ cho bạn lựa chọn với hơn 15.000 sản phẩm, đặc biệt hoàn toàn miễn phí phí dịch vụ cho người dùng.

Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể tìm được nguồn hàng từ những sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Amazon, Lazada…. Hoặc liên hệ các nhà cung cấp sỉ và hỏi về chính sách dropshipping của họ.

Bước 3: Tạo kênh kinh doanh online

Để bán hàng dropshipping, bạn cần tạo riêng một website hoặc mở shop trên sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee… Sau đó, tiến hành đăng thông tin sản phẩm và bắt đầu kinh doanh.

Bước 4: Tìm kiếm những khách hàng tiềm năng bằng cách quảng bá sản phẩm

Khi bạn có đơn hàng, bạn sẽ gửi địa chỉ của khách hàng cho nhà cung cấp để họ đóng gói và vận chuyển tới khách hàng. Kinh doanh dropshipping không bị gò bó về thời gian cũng như địa điểm, bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà, các thức vận hành đơn giản, công cụ chỉ cần máy tính và điện thoại thông minh có kết nối Internet để tìm kiếm khách và đặt hàng.

Một số mô hình dropshipping tại Việt Nam

Kinh doanh dropshipping qua Amazon

Amazon là một trong những trang thương mại điện tử lâu đời và lớn nhất thế giới. Bạn có thể tìm được bất cứ loại hàng hoá nào trên Amazon. Ưu điểm của sàn này là có lượng truy cập rất lớn và chi phí quảng cáo thấp. Tuy vậy, nếu bạn ở Việt Nam, việc lập tài khoản Amazon sẽ có đôi chút khó khăn nên bạn cần tìm hiểu kỹ càng trước khi bắt đầu. Để kinh doanh dropshipping, bạn sẽ phải trải qua những bước sau đây:

  • Lập tài khoản và tạo gian hàng trên sàn Amazon.
  • Lựa chọn nhà cung cấp, tải thông tin sản phẩm rồi đăng bán với giá cao hơn (đủ cho mình hưởng chênh lệch hoa hồng).
  • Khi có đơn hàng, bạn sẽ đặt hàng với nhà cung cấp, đưa thông tin của khách hàng.
  • Cuối cùng, nhà cung cấp vận chuyển hàng hoá tới tận tay khách hàng.

Kinh doanh dropshipping qua Shopee

Hiện nay, Shopee chưa phải trang thương mại điện tử toàn cầu nên việc kinh doanh dropshipping của Shopee sẽ có sự khác biệt. Nếu như nhà cung cấp của bạn ở nước ngoài thì bạn cần chuyển hàng hóa về Việt Nam và sử dụng đơn vị vận chuyển do Shopee gợi ý. Bạn sẽ không thể để nhà cung cấp chuyển thẳng hàng hoá đến với khách hàng. Điều này khiến bạn mất thêm thời gian làm việc với bên vận chuyển và tốn nhiều chi phí hơn. Bạn có thể tham khảo đơn vị trung gian uy tín là Netsale.

Những bước làm dropshipping trên Shopee cũng khá giống với Amazon. Nhưng bạn cần lưu ý 1 điểm: Khi tạo Shop trên Shopee, bạn sẽ để địa chỉ của bên trung gian, Shopee sẽ tới điểm đó lấy hàng và trả hàng nếu như khách không nhận.

Kinh doanh dropshipping trên eBay

eBay cũng là sàn thương mại điện tử lớn trên toàn cầu với sẵn lượng khách hàng tiềm năng thường xuyên truy cập, tạo cho bạn tỷ lệ mua hàng khả quan. Trên eBay, bạn dễ dàng mua sắm hàng tiêu dùng, hàng điện tử, hàng công nghệ, đồ thời trang, phụ kiện…

Mặc dù trụ sở chính của eBay ở Mỹ nhưng nguồn cung hàng lại tới từ nhiều quốc gia nên người bán hàng trên eBay cũng rất đơn giản Việt Nam, Anh, Đức, Trung Quốc… Tuy nhiên, khi kinh doanh quốc tế thì bạn cần biết tiếng Anh cơ bản để thiết lập shop và giao dịch dễ dàng hơn. Mọi thanh toán trên eBay được thực hiện qua Paypal còn quy trình kinh doanh dropshipping cũng tương tự 2 kênh phía trên.

Với những thông tin trong bài viết, chắc chắn bạn đã hiểu về mô hình kinh doanh dropshipping là gì và những lợi ích nó đem lại. Hy vọng nếu có ý định kinh doanh mô hình này, bạn sẽ thành công và kiếm được nhiều lợi nhuận.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *