avatart

khach

icon

Dự án đầu tư BT là gì? Sự khác biệt giữa các dự án BT, BOT, BTO

Đầu tư

- 26/11/2021

0

Đầu tư

26/11/2021

0

Có rất nhiều người nghe về các dự án đầu tư BT nhưng chưa hiểu rõ được khái niệm này như thế nào, những đặc điểm liên quan cũng như những hạn chế. Vậy mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để có những thông tin hữu ích nhất.

Mục lục [Ẩn]

Dự án đầu tư BT là gì?

BT là viết tắt của cụm từ Build - Transfer, được hiểu là Xây dựng - Chuyển giao. Dự án đầu tư BT là hình thức đầu tư ký kết giữa nhà đầu tư và các cơ quan Nhà nước để xây dựng những công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi hoàn thiện công trình, nhà đầu tư tiến hành chuyển giao thành phẩm lại cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện thêm các dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận hoặc có thể thỏa thuận thanh toán cho nhà đầu tư theo hợp đồng BT.

 

Khi các dự án BT được hình thành sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, điều kiện môi trường, tạo ra những khu đô thị lớn trên cả nước. Ngoài ra, các dự án này còn góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và đảm bảo lợi nhuận cho các bên tham gia.

Dự án đầu tư BT

 

Dự án đầu tư BT

Nội dung hợp đồng dự án BT

Để tiến hành xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ ký kết hợp đồng BT với nhà đầu tư. Trong hợp đồng BT có nêu rõ tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan để đạt được những lợi ích đã thoả thuận trước đó.

 

Các nhà đầu tư thực hiện các dự án BT với mục đích sinh lợi nhuận nên họ sẽ tính toán kỹ lưỡng những yếu tố có liên quan để tối ưu lợi nhuận họ có thể đạt được. Còn Nhà nước tiến hành các dự án BT để phát triển cơ sở hạ tầng, từ đó phát triển kinh tế xã hội nên mục tiêu của Nhà nước là phi lợi nhuận và đề cao tính công ích.

 

Như vậy, nội dung cụ thể trong hợp đồng BT bao gồm:

  • Tên và địa chỉ của đại diện có thẩm quyền của các bên có liên quan tham gia ký hợp đồng của dự án BT
  • Mục tiêu của hợp đồng
  • Phạm vi hoạt động của các dự án
  • Phương thức tiến hành và tiến độ thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình
  • Nguồn vốn và tổng số vốn đầu tư
  • Dự kiến tiến độ thực hiện dự án
  • Công suất, áp dụng công nghệ và các trang thiết bị nào, yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các công trình, các tiêu chuẩn chất lượng
  • Các quy định về việc giám sát và kiểm tra chất lượng công trình
  • Quy định về bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường sống của người dân
  • Thời hạn hoàn thành dự án và thời điểm chuyển doanh công trình đã hoàn thiện
  • Quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia ký kết hợp đồng dự án BT
  • Những quy định về giám định và tư vấn trong khâu thiết kế và dùng các thiết bị thi công, nghiệm thu, vận hành, bảo dưỡng các công trình được bàn giao
  • Quy định về chi phí, giá cả và các khoản thu
  • Nêu rõ trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công trình, công nghệ, huấn luyện bên nhận về kỹ năng quản lý, các thông số kỹ thuật để vận hành được công trình sau khi chuyển gia
  • Những điều kiện, thể thức có thể điều chỉnh hợp đồng
  • Nêu các trường hợp chấm dứt hợp đồng của dự án trước thời hạn
  • Xử lý vi phạm với các điều kiện, điều khoản của hợp đồng
  • Phương thức giải quyết các tranh chấp giữa các bên ký kết hợp đồng của dự án
  • Bất khả kháng và các nguyên tắc xử lý
  • Các quy định về việc hỗ trợ và cam kết của các cơ quan Nhà nước
  • Hiệu lực của hợp đồng dự án

Điểm hạn chế của dự án đầu tư BT

Nhiều chuyên gia đầu tư dự án nhận định việc các dự án BT dễ bị bóp méo và biến tướng, nguyên nhân phần lớn là vì những khoản sinh lời vô cùng lớn của các mảnh đất đắc địa. Do thực tế, các dự án này không phải Nhà nước đầu tư công chi ngân sách để xây dựng mà được Nhà nước tạo điều kiện để xây dựng.

 

Sau khi các nhà đầu tư xây dựng xong công trình kết cấu hạ tầng sẽ được các cơ quan Nhà nước thanh toán bằng quỹ sử dụng đất để tiếp tục tiến hành những dự án khác. Tuy vậy, các khu đất được dùng để trao đổi thường được chỉ định tại vị trí đẹp, thậm chí còn có thể được giao cho các nhà đầu tư trước khi công trình đó hoàn thành.

 

Các dự án đầu tư BT có vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, cũng là nguồn công cụ hữu hiệu để huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

 

Những dự án BT ít vấp phải những phản ứng dữ dội từ dư luận và người dân, vì đây không phải những đối tượng trực tiếp bỏ tiền túi ra để thanh toán cho các dự án. Vậy nên thay vì trả tiền mặt thì các dự án này được thanh toán bằng quyền sử dụng đất.

 

Nhưng thực sự giá trị đất được mang đi thanh toán lại thấp hơn so với thực tế nên các nhà đầu tư có thể thu lợi từ sự chênh lệch này.

Sự khác biệt giữa các dự án BT, BOT, BTO

 

Dự án đầu tư BOT

Dự án đầu tư BTO

Dự án đầu tư BT

Định nghĩa

BOT theo tiếng Anh là viết tắt của Build - Operate - Transfer, được hiểu là hợp đồng Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao, là hình thức hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong thời hạn nhất định. Khi hết thời hạn khai thác hợp đồng sẽ chuyển giao lại cho cơ quan Nhà nước.

BTO, theo tiếng Anh là viết tắt của cụm từ Build - Transfer - Operate là hình thức đầu tư Xây dựng - Chuyển giao - Vận hành, đề ra hợp đồng được ký kết bởi chủ đầu tư và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở. Sau khi hoàn thành xây dựng, chủ đầu tư tiến hành bàn giao lại cho Nhà nước chịu trách nhiệm vận hành, khai thác trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.

BT là viết tắt của cụm từ Build - Transfer, được hiểu là Xây dựng - Chuyển giao. Dự án đầu tư BT là hình thức đầu tư ký kết giữa nhà đầu tư và các cơ quan Nhà nước để xây dựng những công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi hoàn thiện công trình, nhà đầu tư tiến hành chuyển giao thành phẩm lại cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

 

Điểm giống nhau:

  • Chủ thể ký kết hợp đồng của cả 3 hình thức đầu tư là giống nhau, gồm có: Nhà đầu tư và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Đều là hình thức đầu tư theo dạng hợp đồng đầu tư, đối tượng của hợp đồng là những công trình xây dựng và kết cấu hạ tầng được Nhà nước khuyến khích thực hiện.
  • Hình thức hợp đồng đều phải thành lập văn bản cụ thể và tuân theo những nội dung được quy định tại Bộ Luật Dân sự hiện hành.

Điểm khác nhau:

 

Dự án đầu tư BOT

 Dự án đầu tư BTO  Dự án đầu tư BT

Nội dung hợp đồng

Hợp đồng dự án có Sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình cho Nhà nước Việt Nam. Nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng công trình và sau đó bàn giao công trình cho Nhà nước khai thác.

Hợp đồng BTO quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc thực hiện các hành vi xây dựng, kinh doanh và chuyển giao. Tuy nhiên, trong hợp đồng BOT, thứ tự thực hiện các hành vi này là các thỏa thuận cụ thể của mỗi bên để thực hiện hợp đồng dự án lại có một số điểm khác.

Đối với dự án BT, nghĩa vụ của nhà đầu tư phải thực hiện chỉ là xây dựng và chuyển giao công trình đó cho cơ quan Nhà nước mà không được quyền kinh doanh trực tiếp.

Thời điểm bàn giao công trình

Sau khi hoàn thành xây dựng, nhà đầu tư được phép kinh doanh trong một thời hạn nhất định, khi hết thời hạn, nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.

Sau khi hoàn thành xây dựng, nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển giao ngay công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.

Hợp đồng BT cũng giống hợp đồng BTO ở thời điểm bàn giao, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư sẽ tiến hành chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.

Lợi ích có được từ hợp đồng dự án đầu tư

Nhà đầu tư được hưởng lợi ích từ chính việc kinh doanh công trình đó, chuyển giao không bồi hoàn công trình.

Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. 

Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.

 

Nhìn chung, việc triển khai các dự án này là thông qua hình thức đấu thầu, lợi ích lớn nhất khi vận dụng các dự án này giúp Chính phủ giải toả những áp lực nhiều áp lực về ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, khi lựa chọn các đơn vị nhà thầu tư nhân trong và ngoài nước đủ năng lực đấu thầu và thu phí sẽ giúp quá trình cạnh tranh chất lượng diễn ra mạnh mẽ. Từ đó, mở ra điều kiện tốt nhất về các công trình cơ sở hạ tầng cho dân sinh.

Tìm hiểu thêm: Dự án đầu tư PPP là gì và những thông tin liên quan khác

Chúng tôi mong rằng những thông tin được tổng hợp trong bài viết này, bạn đọc quan tâm đã hiểu được khái niệm dự án đầu tư BT là gì và những thông tin liên quan khác. Chắc chắn đây sẽ là những thông tin rất hữu ích cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực xây dựng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *