avatart

khach

icon

Kinh doanh khách sạn là gì? Bí quyết để đạt được thành công khi kinh doanh khách sạn

Đầu tư

- 07/12/2021

0

Đầu tư

07/12/2021

0

Nếu địa phương nơi bạn sinh sống đang phát triển ngành du lịch, thì kinh doanh khách sạn sẽ là một lĩnh vực đầu tư tốt nhất và thu về lợi nhuận hấp dẫn. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh khách sạn mà chưa biết phải bắt đầu như thế nào, thì hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết cách để kinh doanh khách sạn thành công.

Mục lục [Ẩn]

Kinh doanh khách sạn là gì?

Khách sạn là một loại hình kinh doanh lưu trú dành cho khách du lịch, tại đây khách hàng sẽ được cung cấp đầy đủ các tiện nghi, dịch vụ đi kèm như ăn uống, vui chơi, giải trí… trong suốt quá trình lưu trú tạm thời tại đây.

Xem thêm: Kinh doanh homestay là gì? Các bước để kinh doanh homestay hiệu quả

Những yếu tố cần chuẩn bị khi kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn cần chuẩn bị những gì

Kinh doanh khách sạn cần chuẩn bị những gì 

Vốn để đầu tư

Bất kỳ hình thức kinh doanh nào cũng vậy, để có thể thực hiện thì bạn cần phải có vốn. Vốn để kinh doanh khách sạn không hề nhỏ, bởi nó tốn rất nhiều chi phí như: chi phí thuê mua địa điểm, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm tiện nghi, trả lương cho nhân viên, chi phí duy trì hoạt động của khách sạn…

Vậy nên, trước khi bắt tay vào kinh doanh bạn sẽ phải có một khoản vốn nhất định để đầu tư và duy trì thời gian đầu nếu chưa có khách.

Nghiên cứu thị trường khách sạn tại khu vực của bạn

Đây là một bước vô cùng quan trọng để quyết định đến sự thành – bại trong hoạt động kinh doanh của khách sạn sau này. Trong quá trình nghiên cứu thị trường, bạn phải trả lời được những câu hỏi sau:

  • Nhóm khách hàng mục tiêu của khách sạn là ai?
  • Họ có thường xuyên lui tới khách sạn của bạn không? Với tần suất là bao nhiêu?
  • Loại hình khách sạn mà bạn muốn hướng tới?
  • Nên đầu tư cơ sở vật chất, tiện nghi ở mức nào?
  • Đặt giá dựa trên chi phí hay đối thủ cạnh tranh?

Kinh doanh khách sạn được ví von như “làm dâu trăm họ”, trong quá trình phục vụ khách hàng, bạn không thể nào làm hài lòng hết tất cả các khách hàng cũng như có thể bao quát được toàn bộ đối tượng khách hàng. Vậy nên, hãy cố gắng tập chung vào một nhóm đối tượng cụ thể, có như vậy mới có thể có những chiến lược kinh doanh phù hợp nhất, giúp khách hàng cảm thấy hài lòng với những dịch vụ bạn đưa ra. Từ đó, họ sẽ quay lại với bạn khi có nhu cầu.

Địa điểm xây dựng khách sạn

Sau khi khảo sát, tìm hiểu thị trường, bạn sẽ tiến hành đi tham khảo các địa điểm để xây dựng khách sạn. Địa điểm khách sạn cũng là yếu tố quyết định trong hoạt động kinh doanh, bạn nên cân nhắc và lựa chọn sau cho phù hợp nhất.

Một địa điểm để xây dựng khách sạn lý tưởng cần đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Mặt tiền: Chắc hẳn nhà đầu tư nào khi kinh doanh khách sạn cũng đều mong muốn kiếm được địa điểm có mặt tiền đẹp, thoáng, giao thông thuận lợi, đông đúc người qua lại để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, bạn sẽ phải bỏ ra chi phí không hề rẻ nếu có được mặt tiền xây dựng như vậy. Ngược lại, nếu khách sạn của bạn được xây dựng trong ngõ nhỏ, điều này chắc chắn sẽ khiến việc kinh doanh sẽ khó khăn hơn phần nào, nhưng đổi lại chi phí đầu tư bạn bỏ ra sẽ ít hơn rất nhiều.
  • Đối thủ cạnh tranh: Trước khi kinh doanh, bạn nên đi tìm hiểu về các đối thủ cùng kinh doanh khách sạn tại vùng đó. Nếu khu vực bạn dự định kinh doanh khách sạn đã có quá nhiều người làm dịch vụ này, thì bạn nên cân nhắc lựa chọn một hình thức kinh doanh khác hoặc tìm một địa điểm khác. Bởi những khách sạn mới thường cạnh tranh khó hơn với những khách sạn đã có thời gian hoạt động lâu.
  • Khả năng thu hút khách hàng: Bạn hãy xét xem khu vực đó có tiềm năng để phát triển khách sạn không? Nó có gần các bến xe, bệnh viện hay khu du lịch không. Bởi những nơi đây mới là mảnh đất mầu mỡ để bạn có thể kinh doanh, phát triển dịch vụ của mình.
  • Khả năng mở rộng trong tương lai: Khi kinh doanh khách sạn, không chỉ nhìn những cái lợi trước mắt, mà bạn còn phải tính cho tương lại. Liệu rằng khi đi vào phát triển, địa điểm này có thể mở rộng ra nữa hay không. Có như vậy thì bạn mới có thể thành công và thu về lợi nhuận cao.

Thủ tục hồ sơ pháp lý

Muốn kinh doanh khách sạn, bạn cần xin giấy phép kinh doanh của nơi bạn sinh sống. Để được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động khách sạn, bạn cần tuân thủ những yêu cầu sau. Những yêu cầu này được thể hiện trong Luật Du lịch 2017, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP và Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL. Bên cạnh giấy phép kinh doanh, bạn còn cần những giấy phép khác như: giấy chứng nhận an ninh trật tự, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy xếp hạng sao khách sạn.

Thi công, xây dựng khách sạn

Việc thi công, xây dựng khách sạn là cả một quá trình dài. Do đó bạn cần phải tính toán chính xác thời điểm thi công và hoàn thành đúng tiến độ để có thể đi vào hoạt động theo đúng kế hoạch đã đề ra. Có như vậy bạn mới nhanh thu hồi được vốn cũng như không bị thâm hụt quá nhiều vào ngân sách dự tính ban đầu.

Tuyển nhân viên và quản lý khách sạn

Trong kinh doanh khách sạn, con người là yếu tố quan trọng, vậy nên đòi hỏi bạn phải có đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, thái độ phục vụ chuyên nghiệp và kỹ năng xử lý những tình huống phát sinh tốt. Nếu không đủ khả năng để quản lý khách sạn của mình thì tốt nhất nên thuê một người quản lý chuyên nghiệp, có kinh nghiệm làm việc để họ có thể giúp bạn điều hành khách sạn phát triển.

Các mô hình kinh doanh khách sạn

Các mô hình kinh doanh khách sạn hiện nay

Các mô hình kinh doanh khách sạn hiện nay

Hiện nay, mô hình kinh doanh khách sạn được phân loại theo nhiều loại hình cũng như quy mô khác nhau. Dưới đây là một số mô hình phổ biến tại Việt Nam.

Phân loại khách sạn theo quy mô

  • Dựa vào số lượng phòng của từng khách sạn mà người ta sẽ phân chia khách sạn theo 4 quy mô sau:
  • Khách sạn quy mô nhỏ: Những khách sạn này thường có quy mô khoảng 1 đến 150 phòng cho thuê.
  • Khách sạn vừa: Số phòng sẽ dao động từ 151 đến 400 phòng
  • Khách sạn quy mô lớn: Số phòng phải đạt từ 401 đến 1500 phòng cho thuê.
  • Khách sạn Mega: Những mô hình khách sạn này thường có số phòng lên tới 1500 phòng.

Phân loại theo tính chất đặc thù

Khách sạn thương mại: Những mô hình khách sạn này thường tập chung ở các thành phố lớn, trung tâm thương mại. Đối tượng khách hàng của khách sạn thương mại thường là các thương nhân, khách du lịch có thời gian lưu trú ngắn.

Khách sạn nghỉ dưỡng: Những mô hình này sẽ được xây dựng chủ yếu ở các khu du lịch, ven biển, hải đảo. Khách đến đây chủ yếu là đi du lịch và nghỉ ngơi trong thời gian từ 3 ngày đến 1 tuần.

Khách sạn sân bay: Khách sạn này thường nằm ở các khu vực gần sân bay. Đối tượng khách hàng chủ yếu là khách chờ chuyến bay hoặc tiếp viên hàng không.

Khách sạn bình dân: Khách sạn này xuất hiện ở rất nhiều khu vực, từ thành phố đến nông thôn. Mô hình khách sạn này nhằm phục vụ các khách qua đường, du lịch ba lô.

Phân loại theo tiêu chuẩn sao số

Ngoài những phân loại trên, hiện nay các mô hình khách sạn cũng được phân loại theo sao số dựa trên cách đầu tư trang thiết bị, dịch vụ của khách sạn. Nếu trang thiết bị, dịch vụ càng hiện đại, tiện nghi thì sẽ được xếp cao hơn các khách sạn có ít dịch vụ.

Khách sạn 1 và 2 sao: Thường những khách sạn này có khá ít phòng và cơ sở vật chất thường thấp, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng.

Khách sạn 3 sao: Với những mô hình khách sạn này, khách hàng khi ở trọ tại đây sẽ được trải nghiệm thêm một số dịch vụ tiện ích khác như ăn sáng, phòng tập thể dục, hồ bơi, phòng hội nghị…

Khách sạn 4 sao: Để được xếp 4 sao, khách sạn phải nằm ở vị trí thuận lợi, ngoài ra phải đáp ứng một số tiêu chí như có không gian xanh, có phòng hội nghị, phòng ăn sáng, bar, nhà hàng ăn uống…

Khách sạn 5 sao: Đây là loại khách sạn được đảm bảo đầy đủ nhất về cả chất và lượng. Mô hình khách sạn theo tiêu chuẩn 5 sao phải có chỗ để xe khách, dịch vụ phòng 24h, lễ tân 24h...

Một số kinh nghiệm để kinh doanh khách sạn đạt hiệu quả cao

Kinh nghiệm để thành công khi kinh doanh khách sạn

Kinh nghiệm để thành công khi kinh doanh khách sạn 

Hiện nay, thị trường kinh doanh khách sạn vô cùng khốc liệt với nhiều đối thủ “nặng ký”. Vậy nên, muốn đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, cũng như tồn tại được trên thị trường buộc các doanh nghiệp phải “dắt lưng” một vài bí quyết sống còn sau đây.

Đầu tư, nâng cấp khách sạn

Nếu muốn thu hút khách hàng thì đầu tư nâng cấp khách sạn là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh khách sạn. Sẽ chẳng khách hàng nào muốn nghỉ dưỡng ở một nơi chất lượng hạ tầng kém, tiện nghi không đủ, dịch vụ kém chất lượng… Nếu bạn không chịu đầu tư thì sớm muộn gì việc kinh doanh của bạn cũng sẽ lụi tàn trước các đối thủ khác mà thôi.

Cung cấp đa dạng các dịch vụ

Khách hàng hiện nay khi thuê khách sạn, không chỉ muốn nghỉ ngơi mà họ còn có nhu cầu trải nghiệm các dịch vụ đi kèm của khách sạn như spa, gym, bể bơi, bar… Vậy nên, hãy mở rộng các dịch vụ kinh doanh đi kèm, việc này không chỉ giúp cho du khách cảm thấy thích thú mà còn đem về cho bạn doanh thu bên cạnh việc bán phòng.

Khởi tạo khách sạn trên nhiều nền tảng

Hiện nay, các kênh trung gian giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm phòng và lựa chọn được những phòng ưng ý theo nhu cầu của họ. Vậy tại sao bạn không thử đăng bán phòng mình trên các trang đó. Bạn chỉ cần bỏ ra một chút chi phí để đăng ký tài khoản trên OTA là đã có cơ hội phát triển cho khách sạn của bạn rồi.

Trên đây là những chia sẻ trong việc kinh doanh khách sạn. Hy vọng rằng sau bài viết này bạn đọc đã có thêm những kiến thức để đầu tư kinh doanh khách sạn hiệu quả.

 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *