avatart

khach

icon

Kinh doanh homestay là gì? Các bước để kinh doanh homestay hiệu quả

Đầu tư

- 04/12/2021

0

Đầu tư

04/12/2021

0

Nếu bạn đang ấp ủ ý định kinh doanh homestay mà chưa biết phải bắt đầu từ đâu, làm như thế nào thì hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của TheBank.

Mục lục [Ẩn]

Vài năm trở lại đây, homestay là loại hình lưu trú vô cùng phổ biến tại thị trường Việt Nam, được rất nhiều người lựa chọn để trải nghiệm cũng như kinh doanh. Với mô hình kinh doanh homestay, bạn không cần bỏ ra quá nhiều vốn, nhưng lại có thể thu về lợi nhuận cao. Nhưng làm sao để có thể kinh doanh homestay thành công thì là thắc mắc của không ít người. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh mô hình này thì đừng bỏ qua những kiến thức hữu ích dưới đây.

Homestay là gì?

Kinh nghiệm kinh doanh homestay

Kinh nghiệm kinh doanh homestay

Muốn kinh doanh homestay hiệu quả và lâu dài, trước tiên bạn cần hiểu được khái niệm của homestay. Homestay là một loại hình lưu trú mà khách du lịch sẽ ở lại trong một ngôi nhà ở một vùng, địa phương nào đó để họ có thể khám phá, cảm nhận và trải nghiệm nền văn hóa, phong tục tập quán trong chính cuộc sống hằng ngày của người dân bản địa. Trong quá trình lưu trú tại đây, các du khách sẽ được hòa mình vào không gian sinh hoạt với gia chủ, được làm việc, nấu ăn, trò chuyện… như một thành viên trong gia đình. Từ đó bạn sẽ có những cảm nhận chân thực nhất về cuộc sống, về văn hóa nơi đây.

Xem thêm: Nên đầu tư gì ở Đà Lạt cho hiệu quả?

Tại sao nên lựa chọn kinh doanh homestay?

Tại sao nên lựa chọn kinh doanh homestay

Kinh doanh homestay có hiệu quả không 

Có rất nhiều lý do để bạn lựa chọn hình thức kinh doanh homestay.

Thỏa mãn niềm đam mê du lịch

Với những người yêu thích “xê dịch” thì việc trải nghiệm cuộc sống ở các homestay, khu du lịch là điều quá quen thuộc. Với niềm đam mê này, tại sao bạn không tự tạo cho mình một homestay mang phong cách riêng của chính mình, nó vừa giúp bạn có thể nghỉ ngơi sau những ngày làm việc mệt mỏi, nhưng vẫn có thể kinh doanh đem lại cho bạn nguồn thu nhập.

Đem lại nguồn thu nhập hấp dẫn

Hầu hết nhà đầu tư nào khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, vấn đề họ quan tâm chính là lợi nhuận. Có thể thấy, kinh doanh homestay là một trong những mô hình kinh doanh đem lại nguồn thu nhập hấp dẫn nhất.

Ví dụ, bạn thuê một căn hộ có diện tích từ 80 – 100m2 để làm homestay với giá thuê là 10 triệu đồng/tháng, chi phí marketing, PR hàng tháng cho homestay khoảng 2 triệu, thuê nhân sự, điện nước 10 triệu, chi phí khác 8 triệu (chi phí vay vốn, chi phí khấu hao, chi phí bất thường…)

Sau khi homestay đi vào hoạt động, với giá thuê phòng khoảng 1,5 triệu/đêm, nếu hoạt động full tháng thì doanh thu bạn thu về là khoảng 45 triệu đồng. Sau đó bạn trừ đi các khoản chi phí trên thì doanh thu bạn thu về sẽ rơi vào khoảng 15 triệu. Cứ như vậy nếu bạn có khoảng 10 căn homestay cho thuê thì bạn có thể lãi 150 triệu hàng tháng.

Vốn đầu tư thấp, dễ huy động

So với những hình thức kinh doanh khác thì kinh doanh homestay không phải bỏ ra quá nhiều chi phí. Như ví dụ trên có thể thấy số vốn bỏ ra ban đầu chỉ dao động khoảng 100-150 triệu là bạn đã có căn homestay hoàn thiện để đi vào hoạt động. Với số vốn này, bạn có thể dễ dàng vay mượn bạn bè, người thân trong gia đình mà không phải mất lãi suất, giúp bạn tiết kiệm kha khá một khoản.

Thu hồi vốn nhanh

Không như các hình thức kinh doanh khác, kinh doanh homestay giúp nhà đầu tư có thể thu hồi lại vốn nhanh chóng. Nếu hoạt động kinh doanh của bạn ổn định thì sau khoảng 2 -3 tháng là bạn đã có thể thu hồi vốn ban đầu.

Tự do tài chính

Khi kinh doanh homestay sẽ giúp cho bạn có được một nguồn doanh thu thụ động, ổn định và hấp dẫn. Trên thực tế, rất nhiều người đã thành công với mô hình kinh doanh này, họ vừa có thu nhập lại vừa có không gian để nghỉ ngơi.

Các bước chuẩn bị trước khi kinh doanh homestay hiệu quả

Các bước cần chuẩn bị khi kinh doanh homestay

Các bước cần chuẩn bị khi kinh doanh homestay

Muốn kinh doanh homestay hiệu quả, bạn cần thực hiện các bước sau:

Tìm hiểu thị trường

Tìm hiểu thị trường là một bước vô cùng quan trọng trước khi bạn muốn kinh doanh homestay hoặc bất kỳ một lĩnh vực nào đó. Để tìm hiểu thị trường homestay một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo các website như: airbnb, booking… tại đây bạn có thể biết được các thông tin hữu ích về các homestay hiện đang hoạt động tại thị trường tại Việt Nam, cũng như các mô hình hoạt động, giá cả của các homestay,… Từ đó, bạn có thể tổng hợp lại và lên kế hoạch hoạt động cho homestay của mình sao cho tốt hơn, khác biệt hơn các đối thủ hiện đang hoạt động trên thị trường. Có như vậy thì bạn mới có thể cạnh tranh hiệu quả được trên thị trường kinh doanh homestay.

Chuẩn vị vốn

Tùy thuộc vào mục đích kinh doanh homestay của bạn là 1 căn hay nhiều căn mà số vốn ban đầu bỏ ra có thể dao động từ vài chục triệu cho tới vài trăm triệu. Tuy nhiên, theo những chuyên gia giàu kinh nghiệm, số vốn an toàn nhất nên vào khoảng 200 – 400 triệu đồng bởi trong quá trình vận hành homestay sẽ có nhiều chi phí phát sinh và nhà đầu tư có thể phải bỏ tiền để bù lỗ trong thời gian đầu khi homestay chưa có nhiều khách.

Tìm địa điểm để thực hiện ý tưởng kinh doanh homestay

Sau khi có ý tưởng kinh doanh, bạn sẽ cần tìm địa điểm để biến nó thành hiện thực. Để có được địa điểm tốt nhất, phù hợp với ý tưởng kinh doanh của mình thì bạn cần đi tìm hiểu thật nhiều. Hoặc nếu trong quá trình đi khảo sát, bạn thấy có địa điểm nào phù hợp để làm homestay thì cũng có thể tham khảo để về nhà lên ý tưởng.

Setup và xây dựng ý tưởng của mình thành hiện thực

Lúc này bạn sẽ bắt tay vào thực hiện, sửa chữa, tạo hình homestay theo ý tưởng của mình. Công đoạn này sẽ tốn khá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để thực hiện.

Giới thiệu homestay của bạn đến người dùng

Sau khi hoàn thiện homestay, bạn hãy thuê một thợ chụp ảnh chuyên nghiệp hoặc nếu tự tin vào khả năng của mình thì cũng có thể thực hiện chụp những bức ảnh đẹp nhất về homestay của mình để đăng lên các trang booking phòng để giới thiệu về homestay của mình từ đó giúp nhiều khách hàng biết đến và lựa chọn homestay của bạn nếu phù hợp với nhu cầu của họ.

Hoàn thiện thủ tục và xin giấy phép kinh doanh

Kinh doanh homestay là một loại hình kinh doanh cá thể, vậy nên bạn cũng cần phải hoàn thiện đầy đủ thủ tục để đưa homestay đi vào hoạt động. Để được cấp phép kinh doanh homestay, bạn cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu, điều kiện đã được quy định rất cụ thể và rõ ràng trong các văn bản pháp luật như: Luật Du lịch 2005, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP, Nghị định 79/2014/NĐ-CP… Ngoài ra, bạn cũng cần được cấp các giấy phép như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận an ninh trật tự, giấy công nhận xếp hạng.

Những loại hình homestay phổ biến hiện nay

Mô hình kinh doanh homestay phổ biến

Mô hình kinh doanh homestay phổ biến 

Hiện nay homestay xuất hiện ngày càng nhiều với các mô hình đẹp và độc đáo. Mang đến cho du khách nhiều sự lựa chọn khi có nhu cầu. Dưới đây là một số mô hình homestay để bạn có thể tham khảo.

Mô hình homestay sinh thái

Hiện nay, xu hướng “sống xanh” là tiêu chí hàng đầu được rất nhiều người lựa chọn khi nghỉ dưỡng. Vậy nên, để thu hút khách hàng, các mô hình homestay sinh thái ra đời giúp khách hàng có những giây phút được thư giãn, hoàn mình cùng vào thiên nhiên, môi trường, tránh xa những ồn ào của thành phố. Để xây dựng mô hình kinh doanh này, bạn cần phải tìm được những khu vực có diện tích đất rộng để có thể làm vườn, trồng cây xanh, nuôi cá…

Mô hình homestay trên cây

Mô hình này vô cùng phổ biến ở các nước phương Tây, hiện nay nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam cũng đang phát triển mô hình kinh doanh homestay này. Ngôi nhà sẽ được xây dựng khéo léo trên một cái cây, đem lại cho du khách sự trải nghiệm mới lạ, thích thú và hoang dã. Để xây dựng được một homestay thì cần đội ngũ thiết kế phải có kinh nghiệm để đảm bảo sự chắc chắn cho ngôi nhà.

Homestay nhà sàn hoặc nhà gỗ

Mô hình homestay này được lấy ý tưởng từ những ngôi nhà sàn tại Tây Nguyên, đây là một công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất Việt Nam, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Dựa vào những đặc điểm này, việc khai thác homestay theo mô hình này sẽ giúp cho du khách có những trải nghiệm độc đáo cũng như hiểu thêm về văn hóa, con người Tây Nguyên.

Mô hình homestay cao cấp

Mô hình homestay này thường xuất hiện ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… khách hàng khi sử dụng những dịch vụ homestay tại đây sẽ được trải nghiệm những dịch vụ tiện nghi, cao cấp nhất tương đương với những khách sạn 5 sao mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.

Mô hình homestay cổ điển

Nhiều người hiện nay cũng mong muốn tìm lại cảm giác hoài niệm, ký ức vui vẻ của thời xưa vậy nên đây cũng sẽ là một gợi ý không tồi để kinh doanh homestay. Không gian vừa mang lại cho chủ nhà cảm giác thoải mái thân thuộc, bình yên mà còn tạo cảm giác mới lạ cho những người trẻ muốn trải nghiệm cuộc sống của thế hệ trước.

Một số lưu ý khi kinh doanh homestay

Để kinh doanh homestay hiệu quả và thu được lợi nhuận cao thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau.

Tính toán chi phí chính xác

Chi phí trong kinh doanh là một yếu tố quyết định đến lợi nhuận khi kinh doanh homestay của bạn, chính vì thế bạn cần phải thống kế và tính toán chính xác các khoản đó thì mới có thể biết được việc kinh doanh hiện tại của mình là đang lỗ hay lãi.

Tìm hiểu kỹ thị trường homestay

Một trong những điều bạn cần lưu ý trước khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào đó là tìm hiểu kỹ thị trường. Nếu không tìm hiểu thị trường thì bạn sẽ kinh doanh một cách mù mờ, không có chiến lược cụ thể, sản phẩm mờ nhạt, không có điểm nhấn khiến khách hàng dễ quên bạn.

Vậy nên, khi kinh doanh homestay trước tiên bạn sẽ phải tìm hiểu xem thị trường hiện nay đang như thế nào, các đối thủ kinh doanh họ làm những gì, các rủi ro có thể gặp phải… có như vậy thì bạn mới có thể hoàn thiện được và đạt được kết quả cao khi kinh doanh.

Kinh doanh đa nền tảng

Trong kinh doanh homestay, nếu bạn chỉ phụ thuộc vào các trang booking hay chờ đợi khách hàng tìm đến với mình thì bạn sẽ không bao giờ có được thành công và lợi nhuận. Vậy nên, hãy tìm thêm những cách để khách hàng có thể tiếp cận nhiều hơn đến homestay của bạn, chẳng hạn lập một page riêng trên Facebook để đưa dịch vụ của bạn đến gần hơn với khách hàng hoặc bạn cũng có thể thuê 1 bạn có tầm ảnh hưởng để có review về dịch vụ của mình….

Hy vọng với những chia sẻ ở trên bạn đã có cho mình những thông tin, kinh nghiệm khi mở homestay. Chúc bạn thực hiện thành công.

 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *