avatart

khach

icon

OEM là gì? Những lợi ích của OEM trong kinh doanh

Đầu tư

- 08/12/2021

0

Đầu tư

08/12/2021

0

Những năm trở lại đây phương thức kinh doanh OEM dần trở nên phổ biến tại Việt Nam, nhất là trong những lĩnh vực như may mặc, sản xuất linh kiện điện tử, lắp ráp… Vậy OEM trong kinh doanh có nghĩa là gì? Kinh doanh theo mô hình OEM đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Mục lục [Ẩn]

OEM là gì?

OEM là từ viết tắt của Original Equipment Manufacturer trong tiếng Anh, khi được dịch ra nghĩa tiếng Việt thì OEM được hiểu là nhà sản xuất thiết bị gốc.

OEM là gì trong kinh doanh

OEM là gì trong kinh doanh 

Theo đó, OEM thường được dùng để chỉ các doanh nghiệp, công ty, phân xưởng thực hiện các công việc sản xuất linh kiện theo bản vẽ, thiết kế theo các thông số kỹ thuật theo đơn đặt hàng của đối tác. Những sản phẩm này sau đó được bán lại cho công ty đã đặt hàng để VAR hoàn chỉnh và tung ra thị trường. Mô hình kinh doanh OEM thường xuất hiện chủ yếu trong các doanh nghiệp kinh doanh các ngành may mặc, lắp ráp thiết bị công nghệ, phụ tùng ô tô, xe máy…

Ví dụ: Công ty A chuyên thiết kế các sản phẩm về may mặc. Tuy nhiên, do không có đủ điều kiện để sản xuất hoặc do sức ép về thời gian ra mắt nên phải thuê công ty B (còn gọi là OEM) để gia công các sản phẩm theo những thiết kế và yêu cầu của công ty A đưa ra. Hai bên sẽ thương thảo và đưa ra một mức chi phí sản xuất phù hợp nhất và công ty B sẽ phải tuyệt đối giữ bí mật về các thiết kế của công ty A trong suốt quá trình sản xuất. Sau khi sản phẩm được sản xuất xong, sẽ được công ty A tung ra thị trường và mang thương hiệu, xuất xứ của công ty A.

Làm sao để kinh doanh mô hình OEM đạt hiệu quả?

Cách kinh doanh OEM hiệu quả

Cách kinh doanh OEM hiệu quả

Hiện nay, kinh doanh OEM được xem như một mô hình doanh có tính khả thi cao và dễ thành công nhất trên thị trường. Để đạt được hiệu quả cao với mô hình kinh doanh này, bạn có thể xây dựng ý tưởng như sau:

Xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản

OEM chỉ là người sản xuất linh kiện cho các công ty, không trực tiếp làm ra sản phẩm, chính vì thế các vấn đề như năng lực sản xuất, giá bán thường không quá quan trọng đối với các doanh nghiệp OEM. Tuy nhiên, các doanh nghiệp OEM cũng cần nắm rõ được công nghệ, công thức sản phẩm cũng như am hiểu quy trình làm việc thì mới có thể hoạt động hiệu quả.

Chiến lược định vị và xây dựng thương hiệu

Thương hiệu là một yếu tố cần thiết của bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh trên thị trường, đối với các doanh nghiệp OEM thì nó lại càng quan trọng. Khi xây dựng được một thương hiệu tốt, sẽ giúp cho các doanh nghiệp tạo ra giá trị của sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp bán nhiều, doanh thu lớn hơn.

Xem thêm: Marketing là gì? Tầm quan trọng của Marketing trong kinh doanh?

Chọn nhà sản xuất phù hợp

Chất lượng sản phẩm ra đời phụ thuộc khá nhiều vào nhà sản xuất. Vậy nên, các doanh nghiệp OEM muốn có sản phẩm và tên tuổi tốt trên thị trường thì nên lựa chọn những nhà sản xuất phù hợp để hợp tác.

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

Các doanh nghiệp OEM tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm, tuy nhiên vẫn phải kiểm soát chất lượng sản phẩm. Việc bảo vệ chất lượng sản phẩm giống như bạn đang bảo vệ uy tín thương hiệu của mình. Bởi vậy, việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng là điều rất cần thiết khi kinh doanh theo mô hình này.

So sánh giữa OEM và ODM

So sánh OEM và ODM

So sánh OEM và ODM

Nếu đã tìm hiểu được thông tin OEM là gì, chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy được sự khác nhau từ khái niệm đến hình thức giữa OEM và ODM như sau:

Tiêu chí so sánh

OEM

ODM

Khái niệm

OEM (Original Equipment Manufacturer) thường được dùng để chỉ các công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho công ty khác.

ODM (Original Design Manufacturing) chỉ các công ty, công xưởng đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu.


Các công ty ODM sẽ giúp bạn biến các ý tưởng thành một thiết kế thật sự nếu bạn gặp khó khăn trong việc thiết kế sản phẩm.

Hình thức

Công ty OEM tham gia vào quá trình sản xuất thực tế.

Công ty ODM thường chỉ tham gia với tính chất thiết kế đơn thuần chứ không tham gia sản xuất trực tiếp.

Những ưu điểm khi doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình OEM

So với kinh doanh truyền thống, kinh doanh theo mô hình OEM đem đến nhiều lợi thế hơn, nó có thể giúp doanh nghiệp lược bớt vài công đoạn hoặc toàn bộ công đoạn trong khâu sản xuất. Ngoài lợi thế đó thì kinh doanh theo mô hình OEM còn đem lại những lợi thế khác như:

  • Chi phí đầu tư cho doanh nghiệp, nhà xưởng không quá lớn, chính vì thế giá sản phẩm khi sẽ thấp hơn giúp các công ty có thể cạnh tranh với thị trường.
  • Các công ty OEM có cơ hội tiếp cận với những công nghệ sản xuất mới từ các công ty đặt hàng.
  • Doanh nghiệp OEM có thể thử nghiệm và triển khai nhiều sản phẩm gốc khác nhau, để đánh giá mức độ cạnh tranh, cơ hội phát triển.

Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu được OEM là gì trong hoạt động kinh doanh.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *