avatart

khach

icon

Kinh doanh P2P là gì? Những mô hình kinh doanh P2P tại Việt Nam

Đầu tư

- 09/12/2021

0

Đầu tư

09/12/2021

0

P2P Lending là hình thức cho vay ngang hàng hiện nay vô cùng phát triển tại Việt Nam bởi nó mang nhiều lợi ích vượt trội so với mô hình giải pháp tài chính truyền thống. Nếu bạn chưa hiểu về bản chất của mô hình này, bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn.

Mục lục [Ẩn]

P2P là gì?

P2P có nghĩa là cho vay ngang hàng, trong tiếng anh là Peer-to-peer Lending, viết tắt là P2P Lending hoặc là cho vay P2P. Hiểu một cách đơn giản, đây là hình thức cho phép người đi vay và người cho vay có thể kết nối trực tiếp với nhau thông qua nền tảng công nghệ số để vay tiền mà không cần phải thông qua một tổ chức tín dụng hay bất kỳ ngân hàng nào.

Cho vay ngang hàng là gì

Cho vay ngang hàng là gì

Với sự tiện lợi và nhanh chóng, chính vì thế mô hình vay ngang hàng hiện nay đã phát triển đáng kinh ngạc về số lượng trang web trên thị trường.

Ví dụ: Anh A có nhu cầu mua một chiếc iPhone 13 với giá 27 triệu. Tuy nhiên, trong tay anh A chỉ có 7 triệu đồng và thiếu 20 triệu. Vậy lúc này anh A có thể tìm đến các công ty P2P lending để được vay tiền mua iPhone.

Xem thêm: Thêm ví điện tử, tiền ảo, vay P2P và cầm đồ vào Luật phòng, chống rửa tiền

Đặc điểm của cho vay ngang hàng

Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của hình thức cho vay ngang hàng.

  • Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay tiền để mua bán hoặc kinh doanh gì đó.
  • Tìm kiếm các nhà đầu tư có tiền để có thể cho vay
  • Công ty P2P sẽ đóng vai trò trung gian kết nối người vay và người cho vay phù hợp với nhu cầu của nhau.
  • Mọi giao dịch đều được thực hiện thông qua website một cách nhanh chóng, tiện lợi giúp tiết kiệm tối đa thời gian.
  • Người cho vay và người vay không nhất thiết phải là mối quan hệ quen biết, họ thường là những người xa lạ.
  • Hình thức vay P2P lending phù hợp cho các cá nhân có nhu cầu vay những khoản nhỏ và ngắn hạn.
  • Nhà đầu tư có thể dễ dàng theo dõi nguồn lợi nhuận ổn định của mình từ người đi vay và đặc biệt là các quy trình đều tuân thủ pháp luật.
  • Quản lý và thu hồi nợ hàng kỳ hoàn toàn online bằng công nghệ.
  • Phát triển các mô hình cho vay tín dụng thế chấp, quản lý, đánh giá thông tin và xếp hạng tín nhiệm người đi vay dựa vào các hệ thống truyền thông, mạng xã hội đã được tích hợp trong phần mềm chuyên dụng.

Những lợi ích mà hoạt động cho vay ngang hàng mang lại

Những lợi ích khi kinh doanh ngang hàng

Những lợi ích khi kinh doanh ngang hàng 

Hiện nay hoạt động cho vay ngang hàng được phát triển tại nhiều quốc gia lớn, bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho cả nhà đầu tư và người vay vốn.

Nhà đầu tư

  • Mô hình kinh doanh P2P Lending hoạt động qua website, việc này giúp cho các nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận được với nhiều khách hàng có nhu cầu vay tiền.
  • Các nhà đầu tư có nhiều cơ hội để đa dạng hóa và quản lý rủi ro.
  • Hoàn toàn không có rủi ro về kỳ hạn bởi kỳ hạn cho vay và thời gian đi vay được đối chiếu khớp với nhau một cách tuyệt đối.

Với người đi vay

  • Các công ty P2P Lending hoạt động thông qua nền tảng công nghệ số, chính vì thế lãi suất cho vay sẽ thấp hơn khi đi vay tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng.
  • Thủ tục vay tiền nhanh chóng, đơn giản giúp giảm tối đa thời gian chờ đợi xét duyệt giấy tờ, thủ tục.
  • Mô hình kinh doanh P2P hoạt động trên nền tảng công nghệ hiện đại, chỉ với chiếc điện thoại kết nối Internet là bạn đã có thể vay tiền bất kỳ khi nào ở bất kỳ nơi đâu mà không cần phải di chuyển.

Những rủi ro của hình thức cho vay ngang hàng

Bên cạnh những lợi ích kể trên thì kinh doanh ngang hàng cũng tiềm ẩn những rủi ro:

  • Rủi ro về mặt pháp lý: Hiện nay pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định về hoạt động cho vay trực tuyến, nhưng cũng không có quy định cấm đối với hoạt động này.
  • Rủi ro mất vốn hoặc trả chậm: Trong một số trường hợp nhà đầu tư có thể bị chậm thanh toán, thậm chí là bị mất tiền do người đi vay rơi vào tình trạng không có khả năng trả tiền bởi kênh vay tiền P2P không được bảo hiểm an toàn như các kênh vay vốn khác.
  • Rủi ro về thanh khoản: Các khoản vay ngang hàng chỉ có thể được hoàn trả khi đến hạn chứ cả bên cho vay và bên đi vay đều không thể hủy ngang hợp đồng.
  • Rủi ro trong quá trình vận hành: Hình thức cho vay ngang hàng hoạt động trên nền tảng công nghệ, vậy nên nếu chẳng may phần mềm bị sập hoặc ngừng hoạt động thì nhà đầu tư có nguy cơ mất trắng.

Mô hình kinh doanh P2P tại Việt Nam

Các mô hình hoạt động P2P tại Việt Nam

Các mô hình hoạt động P2P tại Việt Nam 

Vài năm trở lại đây, mô hình kinh doanh P2P dần trở nên phát triển tại Việt Nam, hiện nay, các công ty P2P lending đang có 4 mô hình hoạt động như sau:

Mô hình 1: Các công ty cung cấp công nghệ đơn thuần. Đây là các công ty chỉ cung cấp nền tảng công nghệ, chỉ hưởng phí, làm trung gian kết nối giữa người cho vay và người đi vay. Các công ty công nghệ này cũng có thể hợp tác với các ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán, quản lý tài khoản của khách hàng tại ngân hàng như: Công ty cổ phần Interloan hợp tác với 3 ngân hàng Sacombank, Nam Á bank và Vietcapital Bank; Công ty cổ phần Tima và ngân hàng NCB, Nam Á Bank; Công ty cổ phần Lendbiz hợp tác với Ngân hàng PGbank, VIB để triển khai dịch vụ tài khoản cho khách hàng đầu tư tại Lendbiz.

Mô hình 2: Các công ty bên cạnh cung cấp nền tảng công nghệ còn hợp tác với ngân hàng, tổ chức tín dụng. Theo đó, một số ngân hàng kết hợp với công ty công nghệ để cho vay khách hàng cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ như Dragon Bank, Thebank, Gobear là 3 công ty cổ phần hợp tác và kết nối với ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng. Các ngân hàng hợp tác rất đa dạng. Công ty cổ phần Dragonbank hợp tác với các ngân hàng OCB, Shinhan, HDBank, ACB, UOB, VPbank, TPBank, MSB. Công ty cổ phần Gobear kết nối với người đi vay và các ngân hàng BIDV, BaovietBank, Citibank, DongA bank, Eximbank, HD Bank. The Bank có các đối tác tài chích là: Fecredit, Techcombank, Manulife, VPBank, UOB, Shinhan Bank, BIDV, ABBank, Sacombank, BIDV,… Nhìn chung, các công ty P2P kết nối với ngân hàng sẽ hp tác với rất nhiều các tổ chức tài chính.

Mô hình 3: Các công ty P2P lending tự huy động vốn, rồi cho vay, về bản chất thì đây là một hoạt động ngân hàng và phải được cấp phép nên hành vi này cần phải được kiểm soát, ngăn chặn.

Mô hình 4: Là các công ty cầm đồ xây dựng app và website riêng để cho vay dưới hình thức cho vay nặng lãi, hoặc có thể liên kết với công ty công nghệ để ứng dụng trong cho vay cầm đồ. Đây cũng là hình thức cần ngăn chặn vì gây nên hệ lụy xã hội xấu và đặc biệt dễ bị người dân hiểu sai và đánh giá sai về các công ty P2P Lending.

Qua bài viết này, mong rằng bạn đọc đã hiểu hơn về hoạt động cho vay ngang hàng P2P là gì.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *