Kinh nghiệm khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh ăn uống
Mục lục [Ẩn]
Kinh doanh quán ăn luôn là lĩnh vực thu hút được nhiều người lựa chọn khi khởi nghiệp. Bởi lẽ, ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người hằng ngày. Tuy nhiên, hiện nay thị trường kinh doanh ăn uống rất phát triển, có rất nhiều đối thủ. Vậy làm thế nào để kinh doanh quán ăn thành công luôn là vấn đề khiến các nhà đầu tư trăn trở.
Lên ý tưởng kinh doanh quán ăn
Lên ý tưởng kinh doanh quán ăn
Mô hình quán ăn hiện nay rất đa dạng, có quán ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, quán ăn nhanh… Vậy nên, bạn cần phải xác định cho mình một ý tưởng kinh doanh cụ thể, từ đó tập trung vào tìm hiểu thị trường, đối thủ kinh doanh loại hình đó, chi phí vốn khi kinh doanh quán ăn sẽ là bao nhiêu, xác định đối tượng khách hàng mình muốn hướng tới…
Ví dụ: Khi bạn kinh doanh một quán cơm bình dân chi phí kinh doanh sẽ thấp hơn so với mở một quán lẩu.
Xem thêm: Kinh nghiệm khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh ăn uống
Chuẩn bị chi phí khi kinh doanh quán ăn
Chi phí để kinh doanh quán ăn
Khi kinh doanh một quán ăn, sẽ có rất nhiều các khoản chi phí bạn cần phải quan tâm. Theo kinh nghiệm của một số chủ nhà hàng thì để mở một quán ăn, bạn sẽ phải có trong tay số vốn từ 70-100 triệu đồng. Các khoản chi phí cho quán ăn sẽ bao gồm:
Chi phí mặt bằng: Để mở một quán ăn, mặt bằng là điều vô cùng quan trọng. Tùy vào từng địa điểm mà bạn thuê sẽ có mức giá khác nhau. Thường nếu mặt bằng quán ăn nhỏ thì chi phí thuê sẽ thấp hơn so với những mặt bằng có diện tích lớn, có chỗ để xe. Mức giá thuê mặt bằng hiện nay dao động từ 5-10 triệu đồng.
Chi phí nguyên liệu: Kinh doanh quán ăn sẽ không thể nguyên vật liệu. Để thực phẩm luôn tươi ngon, bạn nên nhập hàng theo từng ngày. Giá cả thực phẩm sẽ có sự biến động từng ngày. Để mua được thực phẩm tươi ngon, giá rẻ bạn nên đến các chợ đầu mối để lựa chọn.
Tiền thuê nhân viên: Thường một quán ăn nhỏ sẽ cần từ 1-2 nhân viên để hỗ trợ bạn các công việc như nhặt rau, vệ sinh quán, tiếp khách… Chi phí thuê nhân viên từ 2-3 triệu/tháng/ca/người. Nếu quán mới mở, không có nhiều chi phí, bạn có thể kiêm luôn nhân viên để giảm bớt khoản chi phí này.
Trang trí quán ăn: Đã mở quán ăn, dù ít hay nhiều bạn cũng phải đầu tư bàn ghế, bát đũa, nồi niêu, xoong, chảo… để phục vụ cho việc kinh doanh. Chi phí này sẽ dao động khoảng 10 đến 30 triệu tùy quy mô từng quán. Ngoài ra, để quán ăn thêm bắt mắt, thu hút khách hàng, bạn nên đầu tư khoảng 2-3 triệu để trang trí.
Ngoài những khoản chi phí trên, bạn cần có một khoản phí dự trù để đóng thuế cũng như những chi phí phát sinh thời gian đầu hoạt động.
Chọn địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng quyết định quán của bạn sẽ nhiều khách hay ít khách. Chẳng hạn, bạn xác định kinh doanh quán cơm văn phòng thì nên lựa chọn địa điểm có đông công ty hoạt động để việc kinh doanh được thuận lợi hơn.
Trong quá trình tìm địa điểm kinh doanh, bạn nên chú ý đến các vấn đề như đối thủ cạnh tranh xung quanh, khu vực đó giao thông có thuận lợi hay không, tình hình an ninh trật tự của khu vực đó ra sao…những vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của quán ăn sau này.
Tìm nguồn hàng cho quán ăn
Tìm nguồn thực phẩm tươi ngon khi kinh doanh quán ăn
Nguyên liệu là một phần quyết định đến doanh thu cho quán ăn, chính vì thế tìm được nhà cung cấp nguyên liệu càng rẻ, càng chất lượng thì lợi nhuận bạn thu về càng cao.
Bạn có thể đến các chợ đầu mối, siêu thị, các đơn vị chăn nuôi, trồng trọt hoặc nếu có thể tự mình sản xuất nguồn nguyên liệu để có được nguồn hàng với giá tốt nhất.
Trau dồi thêm kỹ năng về nấu ăn
Khi có ý định mở quán, bạn nên dành thêm thời gian để học hỏi kinh nghiệm nấu ăn cho bản thân. Bạn có thể xin làm phụ bếp cho những quán ăn nổi tiếng để học hỏi kinh nghiệm từ họ hoặc cũng có thể tham gia vào các khóa học nấu ăn để biết công thức làm ra những món ăn ngon, thu hút được thực khách. Có như vậy thì việc kinh doanh của bạn mới có thể phát triển lâu dài, níu giữ được khách hàng quay trở lại nhiều lần.
Đăng ký thủ tục kinh doanh
Khi kinh doanh quán ăn, bên cạnh giấy phép kinh doanh thì bạn sẽ phải chuẩn bị thêm một số loại giấy tờ khác như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, giấy phép kinh doanh bán lẻ bia, rượu (nếu có)
Quảng bá thương hiệu quán
Để quán ăn được nhiều khách hàng biết đến hơn thì bạn sẽ cần có những phương pháp để quảng cáo. Hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội, việc quảng cáo giờ đây đã dễ dàng hơn bao giờ hết, hãy tận dụng tối đa kênh marketing online và marketing truyền thống là cách hiệu quả để xây dựng một thương hiệu mới trên thị trường. Có thể sử dụng các kênh mạng xã hội tiếp cận khách hàng hiệu quả như Facebook, Instagram, Tiktok cùng các ứng dụng giao hàng. Bằng những cách đơn giản vậy bạn đã có thể giúp quán ăn của mình được nhiều khách hàng biết tới hơn.
Thiết kế và trang trí quán ăn
Thiết kế và trang trí quán ăn
Không gian và thiết kế quán quyết định trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng tại một quán ăn. Một quán ăn nhỏ, nhưng nếu biết thiết kế bắt mắt dĩ nhiên sẽ giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn, từ đó khách sẽ quay lại đó nhiều lần hơn.
Khi thiết kế quán ăn, chúng ta không nhất thiết phải thiết kế quá cầu kỳ. Hãy dựa vào đối tượng khách hàng mình muốn hướng tới để lựa chọn những thiết kế phù hợp. Chẳng hạn nếu bạn kinh doanh quán ăn vặt nhỏ; đối tượng chính là người trẻ, học sinh, sinh viên thì không gian nhất định phải tươi vui, năng động, thú vị.
Ngược lại nếu đối tượng khách hàng của quán ăn là người lớn, trung niên thì nên trang trí thanh lịch, hiện đại, không quá lòe loẹt để không bị khách hàng đánh giá thấp.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên của TheBank sẽ giúp cho bạn có thêm những kiến thức và cách bắt đầu kinh doanh với quán ăn nhỏ. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất