avatart

khach

icon

Làm giàu bất chính là gì? Quy định về hành vi làm giàu bất chính

Đầu tư

- 29/12/2021

0

Đầu tư

29/12/2021

0

Làm giàu bất chính là gì, pháp luật quy định như thế nào về hành vi này. Bài viết dưới đây TheBank sẽ thông tin đến bạn đọc.

Mục lục [Ẩn]

Làm giàu bất chính là gì?

Làm giàu bất chính là gì

Làm giàu bất chính là gì 

Làm giàu bất chính hay còn được gọi là làm giàu bất hợp pháp, hành vi này có thể được hiểu là việc tài sản của một công chức tăng lên một cách bất thường, số tiền này nhiều hơn so với thu nhập hợp pháp của công chức đó nhận được. Khi bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải trình về số tiền tăng lên đột ngột, nếu họ không giải thích cũng như đưa ra được bằng chứng về nguồn gốc hợp pháp của những tài sản đó thì bị coi là làm giàu bất chính, đây được xem là một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Xem thêm: Tham nhũng là gì? Những biểu hiện của tham nhũng

Chủ thể của hành vi làm giàu bất chính

Chủ thể tội phạm về hành vi làm giàu bất hợp pháp là công chức quốc gia. Theo Điều 2 của công ước thì công chức sẽ là những người: làm việc trong các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thuộc bộ máy nhà nước, do bầu cử hoặc bổ nhiệm, làm việc không thời hạn hoặc có thời hạn, được trả lương hay không được trả lương và không phân biệt chức vụ; bất kỳ người nào thực hiện công vụ, bất kể là cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp công hoặc cung cấp dịch vụ công theo quy định của pháp luật và được áp dụng trong các lĩnh vực pháp luật cụ thể của quốc gia thành viên; hoặc bất kỳ người nào được quy định là công chức theo pháp luật quốc gia.

Những hành vi làm giàu bất hợp pháp

Hành vi làm giàu bất chính bị cấm

Hành vi làm giàu bất chính bị cấm 

Như trong khái niệm trên, thì làm giàu bất chính là số tiền được tăng lên một cách nhanh chóng, vượt số tiền hợp pháp mà công chức có. Mỗi lĩnh vực lại có hành vi làm giàu bất chính khác nhau:

Đầu tư, xây dựng: Về lĩnh vực này, các công chức sẽ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình thực hiện các hành vi như tham nhũng, nhận hối lộ, tham ô tài sản; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với nhiều mức độ khác nhau… thông qua những hành vi này, các đối tượng có thể trở nên giàu có một cách nhanh chóng.

Lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai: Trong lĩnh vực này, các công chức sẽ tìm cách lấn chiếm, cấp, mua bán, nhượng quyền… để nhằm thu lợi về cho mình.

Tài chính ngân hàng: tham ô, cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ… là những hành vi thường thấy tại nhiều các ngân hàng và đã có rất nhiều sự việc bị pháp luật xử lý một cách nghiêm khắc.

Pháp luật Việt Nam quy định về tội làm giàu bất chính

Quy định của pháp luật về hành vi làm giàu bất chính

Quy định của pháp luật về hành vi làm giàu bất chính 

Hiện nay, trong Bộ luật hình sự Việt Nam chưa có quy định về tội danh hành vi làm giàu bất chính Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật đã có một số quy định về các biện pháp phòng ngừa, góp phần phát hiện hành vi làm giàu bất hợp pháp, bao gồm:

Khoản 3, Điều 2, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định “minh bạch tài sản, thu nhập là việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai và khi cần thiết được xác minh, kết luận”.

Mục 4, Chương II, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã quy định rõ đối tượng phải kê khai tài sản, các loại tài sản phải kê khai, thủ tục kê khai, thủ tục xác minh tài sản kê khai, kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản và công khai kết luận đó, xử lý người kê khai tài sản không trung thực.

Điều 53, Mục 4, Chương II, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định giao cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Điều 52, Luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định xử lý người kê khai tài sản không trung thực: Người kê khai tài sản không trung thực bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Quyết định kỷ luật đối với người kê khai tài sản không trung thực phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó làm việc;

Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử; người được dự kiến bổ nhiệm, phê chuẩn mà kê khai tài sản không trung thực thì không được bổ nhiệm, phê chuẩn vào chức vụ đã dự kiến.

- Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 9-3-2007 về minh bạch tài sản, thu nhập đã quy định trong Điều 33, Chương IV bốn chế tài hành chính đối với người kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, thiếu minh bạch là: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương và hạ ngạch.

Với những chia sẻ trên, mong rằng bạn đã nắm rõ khái niệm về làm giàu bất chính cũng như những quy định về pháp luật trong lĩnh vực này.

 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *