avatart

khach

icon

Lấn chiếm đất giao thông bị xử phạt như thế nào?

Đầu tư

- 04/01/2022

0

Đầu tư

04/01/2022

0

Lấn chiếm đất giao thông trái phép sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Ngoài ra, người vi phạm buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Mục lục [Ẩn]

Đất giao thông là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình giao thông bao gồm đường sắt, đường tàu điện, đường bộ, điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, bến phà, bến ô tô, bãi đỗ xe, ga đường sắt; cảng đường thuỷ nội địa, bến cảng, cảng cá và công trình đường thủy khác; cảng hàng không (Theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT).

Lấn chiếm đất giao thông là gì?

Lấn chiếm đất giao thông là việc người sử dụng đất tự ý chuyển dịch mốc giới/ranh giới mảnh đất của mình sang phần diện tích giao thông hoặc tự ý sử dụng đất giao thông khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép. Lấn chiếm đất hành lang giao thông là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến hàng chục triệu đồng.Lấn chiếm đất hành lang giao thông là gì?

Lấn chiếm đất hành lang giao thông là gì?

Lấn chiếm đất giao thông bị xử phạt thế nào?

Vi phạm trong phạm vi đất dành cho đường bộ

Căn cứ Điều 12, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng

- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.
  • Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng

- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông;
  • Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông;
  • Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng
  • Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội.
  • Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
  • Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.
  • Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.
  • Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe.
  • Sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Xem ngay: Lấn chiếm đất đường dân sinh có bị xử phạt hành chính không?

Phơi thóc trên đường bộ có thể bị phạt đến 400.000 đồng

Phơi thóc trên đường bộ có thể bị phạt đến 400.000 đồng

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ
  • Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông
  • Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe
  • Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng 

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
  • Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ.
  • Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác.
  • Dựng rạp, lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt.
  • Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố.
  • Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05m2 đến dưới 10m2 làm nơi trông, giữ xe.
  • Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10m2 đến dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe.

Phạt tiền 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.
  • Dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản hoặc dựng biển quảng cáo trên phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

Dựng rạp trên đường bộ có thể bị xử phạt đến 6.000.000 đồng

Dựng rạp trên đường bộ có thể bị xử phạt đến 6.000.000 đồng

Phạt tiền từ 15.000.000 đến 40.000.000 đồng

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Xây dựng nhà ở, công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
  • Mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính.

Như vậy, hành vi lấn chiếm đất hành lang giao thông có thể bị xử phạt lên đến 20.000.000 đồng với cá nhân và 40.000.000 đồng với tổ chức.

Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt

Căn cứ Điều 268, Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật Hình sự quy định người nào lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm thì mức xử phạt được quy định như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm nếu:

  • Làm chết người
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Làm chết 02 người
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Làm chết 03 người trở lên
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

- Cản trở giao thông đường sắt trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định trên nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt

Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt

Đã bị xử phạt nhưng tiếp tục vi phạm

Căn cứ Điều 228, Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật Hình sự quy định như sau:

- Người nào lấn chiếm đất đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức
  • Phạm tội 02 lần trở lên
  • Tái phạm nguy hiểm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả

Lấn chiếm đất hành lang giao thông trái phép ngoài bị xử phạt hành chính, người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậ quả như:

  • Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, biển quảng cáo
  • Di dời cây trồng trái phép
  • Thu dọn rác, vật tư, vật liệu, chất phế thải, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng
  • Khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Như vậy hành vi lấn chiếm đất hành lang giao thông sẽ bị xử phạt hành chính và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Một số vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù theo quy định.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *