avatart

khach

icon

Khiếu nại đất đai là gì? Điều kiện, thủ tục khiếu nại đất đai

Đầu tư

- 08/01/2022

0

Đầu tư

08/01/2022

0

Khiếu nại đất đai là một trong những quyền của người sử dụng đất để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Vậy điều kiện, thủ tục khiếu nại đất đai được quy định ra sao?

Mục lục [Ẩn]

Khiếu nại đất đai là gì?

Căn cứ Khoản 1, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011 thì khiếu nại đất đai được hiểu là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Chủ thể có quyền khiếu nại đất đai

Căn cứ Điều 204, Luật Đất đai quy định người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai. Ngoài ra, người được ủy quyền cũng có thể thực hiện quyền khiếu nại theo quy định.

Người sử dụng đất

Người sử dụng đất bao gồm các đối tượng sau:

- Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Hộ gia đình, cá nhân trong nước.

- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ.

- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.

- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

(Căn cứ Điều 5, Luật Đất đai)

Lưu ý: Người sử dụng đất vẫn có quyền khiếu nại khi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ví dụ: Bạn sử dụng đất do ông cha để lại hay mua bán nhà đất bằng giấy viết tay nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận thì vẫn có quyền khiếu nại.

Xem ngay: Thủ tục đòi lại đất bị lấn chiếm theo quy định của pháp luật để áp dụng khi cần.

Người sử dụng đất có quyền khiếu nại đất đai theo quy định

Người sử dụng đất có quyền khiếu nại đất đai theo quy định

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất bao gồm:

  • Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (người mua đất)
  • Người thuê đất của người khác
  • Người có tài sản trên đất
  • Người nhận tặng cho quyền sử dụng đất…

Các đối tượng khác

- Nếu người sử dụng đất là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện pháp luật của người đó sẽ thực hiện việc khiếu nại.

- Người khiếu nại vì lý do sức khỏe như ốm đau, bệnh tật, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc có lý do khách quan không thể thực hiện quyền khiếu nại thì có thể ủy quyền khiếu nại cho người thân trong gia đình hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- Ủy quyền cho luật sư thực hiện quyền khiếu nại đất đai.

Đối tượng bị khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

Căn cứ Khoản 1, Điều 204 Luật Đất đai thì đối tượng khiếu nại đất đai là:

  • Quyết định hành chính về quản lý đất đai
  • Hành vi hành chính về quản lý đất đai

Cụ thể:

- Các quyết định hành chính về quản lý đất đai thường gặp như:

  • Khiếu nại liên quan đến quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
  • Khiếu nại liên quan đến quyết định thu hồi đất, gia hạn thời hạn sử dụng đất.
  • Khiếu nại liên quan đến quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư
  • Khiếu nại liên quan đến việc cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Khiếu nại liên quan đến quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
  • Khiếu nại việc xử phạt vi phạm về đất đai
  • Khiếu nại việc thu tiền sử dụng đất, thuế đất...

- Hành vi hành chính về quản lý đất đai: Là hành vi của công chức, cán bộ khi thực hiện công việc lên quan đến đến việc quản lý hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền xử lý của mình. Các hành vi hành chính về quản lý đất đai thường gặp như: Chậm giải quyết, giải quyết không đúng, không giải quyết hoặc gây khó dễ cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai (làm Giấy chứng nhận, chuyển mục đích sử dụng đất…).

Đối tượng bị khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

Đối tượng bị khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

Chủ thể bị khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

Chủ thể bị khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có thể là cán bộ có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính với đối tượng bị khiếu nại nêu trên.

- Ví dụ 1: UBND cấp huyện ra quyết định xử phạt hành chính với gia đình anh B về hành vi lấn chiếm đất. Tuy nhiên, anh B cho rằng quyền định xử phạt không đúng thì có thể làm đơn khiếu nại. Chủ thể bị khiếu nại trong tình huống này là: UBND cấp huyện.

- Ví dụ 2: Cán bộ địa chính xã không thực hiện đúng quy định khi đo đạc mảnh đất nhà anh C thì anh C có quyền khiếu nại. Chủ thể bị khiếu nại trong tình huống này chính là cán bộ địa chính xã.

Lưu ý: Việc xác định chủ thể bị khiếu nại rất quan trọng vì:

- Nó liên quan đến thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai

- Nó xác định người ra quyết định hành chính hay thực hiện hành hành chính đó có đúng với thẩm quyền, trách nhiệm được giao hay không.

Ví dụ: Thẩm quyền thu hồi đất của cá nhân là của UBND cấp huyện. Nếu UBND cấp xã mà ra quyết định thu hồi đất với cá nhân tại địa phương là trái thẩm quyền.

Điều kiện để khiếu nại đất đai

Khiếu nại lần đầu

Để thực hiện quyền khiếu nại, người khiếu nại phải đáp ứng được các điều kiện sau:

- Nếu tự mình khiếu nại thì người khiếu nại đất đai phải là:

  • Người sử dụng đất
  • Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất

- Chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình trực tiếp khiếu nại.

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Nếu khiếu nại thông quan người đại diện thì phải có người đại diện hợp pháp thực hiện quyền khiếu nại.

- Có bằng chứng chứng minh quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của mình.

- Việc khiếu nại đất đai chưa được tòa án thụ lý để giải quyết.

- Còn thời hiệu, thời hại khiếu nại. Trong trường hợp đã hết thời hiệu, thời hạn nếu có lý do chính đáng vẫn có thể thực hiện quyền khiếu nại.

- Nếu có quyết định khiếu nại lần 1 nhưng người khiếu nạn không đồng ý với kết quả 

- Chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 áp dụng với trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần 1.

Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại đất đai lần đầu

Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại đất đai lần đầu

Khiếu nạn lần hai

Để thực hiện thủ tục khiếu nại lần đầu thì người khiếu nại phải:

- Đáp ứng được các điều kiện khiếu nại lần đầu.

- Có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai

Tên quyết định Thẩm quyền giải quyết
- Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. - Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu: Chủ tịch UBND cấp xã
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai: Chủ tịch UBND cấp huyện
- Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo.
- Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
- Quyết định thu hồi đất mà trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…và đất công ích của xã, phường, thị trấn.
- Cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư.
- Cơ quan thực hiện: UBND cấp tỉnh
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu: Chủ tịch UBND cấp tỉnh
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
- Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Cơ quan thực hiện: UBND cấp huyện
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu: Chủ tịch UBND cấp huyện
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai: Chủ tịch UBND cấp tỉnh
- Quyết định thu hồi đất mà trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…và đất công ích của xã, phường, thị trấn. - Cơ quan thực hiện: UBND cấp huyện (được ủy quyền)
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu: Chủ tịch UBND cấp huyện
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai: Chủ tịch UBND cấp tỉnh
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau. - Cơ quan thực hiện: Chủ tịch UBND cấp huyện
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu: Chủ tịch UBND cấp huyện
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai: Chủ tịch UBND cấp tỉnh

- Quyết định giải quyết tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Cơ quan thực hiện: Chủ tịch UBND cấp tỉnh
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu: Chủ tịch UBND cấp tỉnh
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư. - Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường (được ủy quyền)
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu: Sở Tài nguyên và Môi trường (được ủy quyền)
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai: Chủ tịch UBND cấp tỉnh
- Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng, tặng cho…của hộ gia đình, cá nhân. - Cơ quan thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu: Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai: Chủ tịch UBND cấp huyện
- Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng của tổ chức. Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu: Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai: Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Hồ sơ khiếu nại đất đai

- Hồ sơ khiếu nại đất đai lần đầu bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn khiếu nại
  • Tài liệu, chứng cứ liên quan

- Hồ sơ khiếu nại đất đai lần hai bao gồm các giấy tờ sau:

 Hồ sơ khiếu nại lần hai gồm:

  • Đơn khiếu nại
  • Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
  • Các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Lưu ý: Trong đơn khiếu nại lấn chiếm đất đai phải ghi rõ các thông tin sau:

  • Ngày, tháng, năm khiếu nại
  • Tên, địa chỉ của người khiếu nại
  • Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại
  • Nội dung, lý do khiếu nại
  • Tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại
  • Yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. 

Lưu ý: Trong đơn khiếu nại lấn chiếm đất đai phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm đất đai

Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm đất đai

Hình thức khiếu nại

Căn cứ Điều 8, Luật Khiếu nại 2011 quy định việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. 

Lưu ý: Nếu khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì:

  • Người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại, hoặc
  • Người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định áp dụng với đơn khiếu nại.

Thủ tục giải quyết khiếu nại

Căn cứ Khoản 2 Điều 204 Luật Đất đai 2013 quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Như vậy, việc giải quyết khiếu nại đất đai sẽ được thực hiện theo Luật Khiếu nại 2011. Cụ thể:

Khiếu nại đất đai lần đầu

Quy trình khiếu nại đất đai lần đầu diễn ra như sau: 

Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đất đai đính kèm các tài liệu liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo hướng dẫn ở bảng trên.

Bước 2: Người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại đất đai.

Lưu ý: Nếu không thụ lý để giải quyết thì người có thẩm quyền giải quyết phải nêu rõ lý do.

Bước 3: Người có thẩm quyền giải quyết có trách nhiệm

- Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của bản thân hoặc của cán bộ do mình quản lý trực tiếp. Trường hợp đơn khiếu nại đất đai của người dân là đúng sự thật thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay.

- Nếu chưa thể đưa ra kết luận nội dung khiếu nai thì phải tự xác minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh tính chính xác của nội dung khiếu nại.

Bước 4: Nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại không khớp nhau thì người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại. Việc đối thoại này phải được lập thành biên bản theo quy định. Đây là yếu tố quan trọng để giải quyết khiếu nại.

Bước 5: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Bước 6: Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại trong 3 ngày làm việc kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại cho các đối tượng sau:

  • Người khiếu nại
  • Thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến
  • Cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu

Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu

Khiếu nại đất đai lần hai

Trình tự giải quyết khiếu nại đất đai lần hai diễn ra như sau:

Bước 1: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày:

  • Ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà không được giải quyết, hoặc
  • Ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý

thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Nơi nộp hồ sơ khiếu nại đất đai lần hai, bạn có thể tham khảo bảng hướng dẫn đã phân tích trên, tránh trường hợp nộp đơn không nơi tiếp nhận sẽ bị trả lại hồ sơ.

Lưu ý: Với những người ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì khoản thời gian này có thể kéo dài đến 45 ngày.

Bước 2: Thụ lý hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Nếu không thụ lý đơn thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản và gửi đến người khiếu nại

Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại. Theo đó, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai sẽ dựa vào nội dung và tính chất của vụ khiếu nại để tiến hành xác minh và đưa ra kết luật. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có thể tự mình xác minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh.

Bước 4: Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại tiến hành tổ chức đối thoại.

Bước 5: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai ra quyết định giải quyết khiếu nại và gửi công bố đến các đối tượng sau:

  • Người khiếu nại
  • Người bị khiếu nại
  • Người giải quyết khiếu nại lần đầu
  • Người có quyền, nghĩa vụ liên quan
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.

Thời hạn gửi thông báo trong 7 ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại.

Lưu ý: Hai trường hợp sau người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính:

  • Hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết
  • Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại

Thời hiệu khiếu nại đất đai

Căn cứ Điều 9, Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:

“Điều 9. Thời hiệu khiếu nại

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại”.

Như vậy trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính thì bạn phải làm đơn khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu quá 90 ngày thì việc khiếu nại không còn hiệu lực trừ trường hợp người khiếu nại không thể thực hiện quyền khiếu nại đúng thời hiệu vì lý do khách quan như ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa…

Thời hiệu khiếu nại đất đai theo quy định của Luật Khiếu nại

Thời hiệu khiếu nại đất đai theo quy định của Luật Khiếu nại

Thời hạn giải quyết khiếu nại

Khiếu nại lần đầu

- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định tại Điều 28, Luật Khiếu nại 2011 như sau:

  • Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu: không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý
  • Với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Lưu ý: Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì:

  • Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý
  • Với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Khiếu nại lần hai

- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai được quy định tại Điều 37, Luật Khiếu nại như sau:

  • Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý
  • Với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Lưu ý: Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì:

  • Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý
  • Với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Trên đây là các quy định mới nhất về điều kiện, thủ tục khiếu nại đất đai để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần. Đặc biệt, bạn cần lưu ý về thời hiệu khiếu nại để thu xếp thời gian chuẩn bị hồ sơ khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật. Nên nộp hồ sơ đúng người có thẩm quyền giải quyết hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết để tránh trường hợp hồ sơ bị trả lại sẽ làm mất nhiều thời gian và công sức đi lại.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *