avatart

khach

icon

Đất lâm nghiệp có làm được sổ đỏ không?

Đầu tư

- 22/01/2022

0

Đầu tư

22/01/2022

0

Sổ đỏ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất của người dân. Vậy đất lâm nghiệp có làm được sổ đỏ không?

Mục lục [Ẩn]

Sổ đỏ là tên thường gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của người dân thông qua việc cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân.

Đất lâm nghiệp có làm được sổ đỏ không?

Căn cứ Khoản 2, Điều 26, Luật Đất đai quy định như sau:

“Điều 26. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất

2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật”.

Theo quy định trên thì Nhà nước sẽ bảo đảm sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (còn được gọi là sổ đỏ) cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định. Đất lâm nghiệp có làm được sổ đỏ không?

Đất lâm nghiệp có làm được sổ đỏ không?

Điều kiện làm sổ đỏ cho đất lâm nghiệp

Căn cứ Điều 99, Luật Đất đai, các trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng theo quy định sau:

  • Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
  • Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 1/7/2014.

- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

- Người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.

- Người được sử dụng đất:

  • Theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai.
  • Theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; hoặc
  • Theo quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa, nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có.

- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Lưu ý: 

- Theo quy định tại Điều 100, Luật Đất đai, người sử dụng đất có 1 trong các loại giấy tờ sau sẽ được cấp sổ đỏ:

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993.
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất.
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.

- Nếu người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất mà giấy tờ đó đứng tên người khác thì được cấp Giấy chứng nhận nếu:

  • Có giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan.
  • Trước ngày 1/7/2014 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định.
  • Đất đó không có tranh chấp.

- Theo quy định tại Điều 101, Luật Đất đai, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 1/7/2014 mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất sẽ được cấp sổ đỏ nếu:

  • Có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
  • Trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng đất đã được sử dụng ổn định trước ngày 1/7/2004 sẽ được cấp Giấy chứng nhận nếu:

  • Không vi phạm pháp luật về đất đai
  • Được UBND cấp xã xác nhận là: Đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.

Xem ngay: Đất lâm nghiệp có được đền bù không khi Nhà nước thu hồi? để đảm bảo quyền lợi của mình.

Điều kiện làm sổ đỏ cho đất lâm nghiệp

Điều kiện làm sổ đỏ cho đất lâm nghiệp

Thủ tục làm sổ đỏ cho đất lâm nghiệp

Hồ sơ cần chuẩn bị

Để làm sổ đỏ cho đất lâm nghiệp, người sử dụng đất cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.
  • Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định.
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

(Căn cứ Khoản 1, Điều 8, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT)

Tùy theo từng trường hợp mà người sử dụng đất phải xin thêm giấy xác nhận của UBND xã/phường/thị trấn nơi có đất về việc đất không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch của địa phương.

Nơi nộp hồ sơ

Căn cứ Khoản 2 và Khoản 3, Điều 60, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người sử dụng đất có thể nộp hồ sơ tại một trong số các cơ quan sau:

  • Nộp tại UBND cấp xã nơi có đất.
  • Nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
  • Nếu khu vực bạn sinh sống chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
  • Nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện (Nếu có)

Quy trình thực hiện

Quy trình làm sổ đỏ cho đất lâm nghiệp thường diễn ra như sau:

Bước 1: Người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ đầy đủ đến một trong số các cơ quan nêu trên.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ của người sử dụng đất. Nếu hồ sơ đầy đủ sẽ ghi thông tin vào sổ tiếp nhận đồng thời trả phiếu tiếp nhận cho người sử dụng đất. Trong phiếu tiếp nhận có ghi ngày hẹn trả kết quả.

Lưu ý: Nếu nộp thiếu giấy tờ hoặc một trong số các giấy tờ đó không hợp lệ thì cán bộ sẽ hướng dẫn người sử dụng đất bổ sung, hoàn thiện trong 3 ngày làm việc.

Bước 3: Hồ sơ của người sử dụng đất sẽ được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Bước 4: Người sử dụng đất phải nộp các khoản thuế, phí theo thông báo của cơ quan thuế.

  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận
  • Tiền sử dụng đất (nếu có)
  • Lệ phí trước bạ
  • Phí thẩm định hồ sơ (nếu có)

Lưu ý: Sau khi nộp tiền, người sử dụng đất nên giữ lại các hóa đơn, chứng từ thanh toán để xuất trình khi cần.

Bước 5: Đến ngày hẹn, người sử dụng đất đến chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã nơi nộp hồ sơ để nhận Giấy chứng nhận.

Sau khi được cấp sổ đỏ, đất lâm nghiệp có được chuyển nhượng không?

Thủ tục làm sổ đỏ cho đất lâm nghiệp

Thủ tục làm sổ đỏ cho đất lâm nghiệp

Thời gian cấp sổ đỏ cho đất lâm nghiệp

Căn cứ Khoản 40, Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, quy định thời gian cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt như sau:

2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:

a) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày;

4. Thời gian quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai”.

Theo quy định trên, thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho đất lâm nghiệp không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện việc cấp sổ đỏ cho đất lâm nghiệp không quá 40 ngày.

Lưu ý:

Khoảng thời gian trên:

  • Không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định.
  • Không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã.
  • Không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
  • Không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật
  • Không tính thời gian trưng cầu giám định.

Như vậy, đất lâm nghiệp sẽ được cấp sổ đỏ nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định trên. Khi nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận, cán bộ tại đó sẽ hướng dẫn người sử dụng thực hiện các thủ tục cần thiết.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *