avatart

khach

icon

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là gì? Đối tượng chịu thuế và cách tính

Đầu tư

- 17/02/2022

0

Đầu tư

17/02/2022

0

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là khoản tiền mà người sử dụng đất phải nộp cho cơ quan thuế theo quy định. Vậy đối tượng chịu thuế và cách tính thuế được quy định ra sao?

Mục lục [Ẩn]

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là gì?

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là một khoản tiền mà người sử dụng đất nông nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước trong quá trình sử dụng đất. Theo quy định hiện nay, không phải tất cả các trường hợp đều thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp

- Căn cứ Điều 1, Nghị định 74-CP quy định tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

  • Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân
  • Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã
  • Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bao gồm nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các doanh nghiệp khác, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

- Căn cứ Điều 2, Nghị định 74-CP cũng quy định rõ các loại đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

  • Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.
  • Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.
  • Đất trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.

Lưu ý: Nếu không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định tại Điều 2, Nghị định 74-CP thì chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là gì?

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là gì?

Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Căn cứ Điều 1, Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH quy định, đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau:

- Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với:

  • Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm
  • Diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm
  • Diện tích đất làm muối.

Lưu ý: Diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm bao gồm:

  • Diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng ít nhất một vụ lúa trong năm, hoặc
  • Diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng cây hàng năm nhưng thực tế có trồng ít nhất một vụ lúa trong năm.

- Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ nghèo.

- Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp cho các đối tượng sau đây:

  • Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả đất được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển quyền sử dụng đất)
  • Hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định theo quy định.
  • Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp góp quyền sử dụng đất nông nghiệp của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định.

Lưu ý: Nông trường viên, lâm trường viên bao gồm các đối tượng sau:

  • Cán bộ, công nhân, viên chức đang làm việc cho nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh
  • Hộ gia đình có người đang làm việc cho nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, được hưởng chế độ đang cư trú trên địa bàn.

- Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp góp quyền sử dụng đất nông nghiệp của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật hợp tác xã.

- Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp.

Đối với diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho các tổ chức trên nhưng không trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà giao cho tổ chức, cá nhân khác nhận thầu theo hợp đồng để sản xuất nông nghiệp thì:

  • Thực hiện thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai
  • Trong khoảng thời gian Nhà nước chưa thu hồi đất thì các tổ chức trên phải nộp 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Lưu ý: Căn cứ Điều 4, Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH, thời gian miễn thuế đến hết ngày 31/12/2025.

Đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp

Đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp

Cách tính thuế sử dụng đất nông nghiệp

Căn cứ tính thuế

Theo Điều 5, Nghị định 74-CP quy định căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là:

  • Diện tích
  • Hạng đất
  • Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.

Công thức tính thuế

Công thức tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là:

Thuế sử dụng đất nông nghiệp = Diện tích x Hạng đất x Định suất thuế

Diện tích tính thuế

Căn cứ Điều 6, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước. Nếu chưa lập sổ địa chính thì diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp chính là diện tích ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất.

Hạng đất nông nghiệp

Căn cứ Điều 7, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp thì:

  • Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản được chia làm 6 hạng
  • Đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng.

Yếu tố để xác định hạng đất bao gồm:

  • Chất đất
  • Vị trí
  • Địa hình
  • Điều kiện khí hậu, thời tiết
  • Điều kiện tưới tiêu.

Lưu ý:

  • Hạng đất tính thuế được ổn định 10 năm.
  • Trong thời hạn ổn định hạng đất, Chính phủ có thể điều chỉnh lại hạng đất tính thuế đối với các vùng mà Nhà nước đầu tư lớn và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Định suất thuế

Định suất thuế một năm tính bằng kilôgam thóc trên 1 ha của từng hạng đất và áp dụng với từng loại đất như sau:

- Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:

Hạng đất Định suất thuế
1 550
2 460
3 370
4 280
5 180
6 50

- Đất trồng cây lâu năm:

Hạng đất Định suất thuế
1 650
2 550
3 400
4 200
5 80

- Cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế như sau:

  • Bằng 1,3 lần thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 1, hạng 2 và hạng 3
  • Bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, hạng 5 và hạng 6.

- Cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần: Chịu mức thuế bằng 4% giá trị sản lượng khai thác.

Cách tính thuế sử dụng đất nông nghiệp

Cách tính thuế sử dụng đất nông nghiệp

Lưu ý: 

Trong Nghị định 73-CP có quy định rõ, căn cứ để phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là:

  • Các yếu tố chất đất
  • Vị trí
  • Địa hình
  • Điều kiện khí hậu, thời tiết
  • Điều kiện tưới tiêu

Theo đó, việc phân hạng đất tính thuế đối với các cây trồng chính được quy định như sau:

- Đối với đất trồng cây hàng năm thì:

  • Phân hạng đất tính thuế theo đất trồng lúa
  • Dựa vào tiêu chuẩn của 5 yếu tố trên (các yếu tố chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện khí hậu, thời tiết, điều kiện tưới tiêu) và tham khảo năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm.

- Đối với đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản nằm trong vùng đất trồng cây hàng năm >> Phân hạng đất tính thuế như đất trồng cây hàng năm.

- Đối với đất có mặt nước mặn, lợ chuyên dùng vào nuôi trồng thuỷ sản thì việc phân hạng phải dựa vào:

  • Chất đất
  • Khí hậu thời tiết
  • Vị trí
  • Địa hình
  • Điều kiện cấp thoát nước
  • Tham khảo năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của năm gần nhất.

- Đối với đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi >> Phân hạng đất theo đất trồng cây hàng năm.

- Đối với đất trồng cây lâu năm >> Dựa vào tiêu chuẩn của các yếu tố để phân hạng đất.

Lưu ý:

  • Quy định này không áp dụng với đất trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần như mây, tre, gỗ, nứa, song…
  • Đất trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì:
    • Không phân hạng đất
    • Khi có thu hoạch sẽ thực hiện việc thu thuế 4% giá trị sản lượng khai thác.

Quy định về thời hạn nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp

Quy định về thời hạn nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp

Thời hạn nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp

Căn cứ Khoản 2, Điều 18, Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:

- Thời hạn nộp thuế lần đầu: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp của cơ quan thuế thì người sử dụng đất nông nghiệp phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính này.

- Từ năm thứ hai trở đi: Người nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp được chọn nộp tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp 1 lần hoặc 2 lần trong năm.

  • Nếu lựa chọn nộp thuế 1 lần trong năm thì thời hạn nộp thuế là ngày 31/5.
  • Nếu lựa chọn nộp thuế 2 lần trong năm thì thời hạn nộp thuế cho từng kỳ được quy định như sau: 
    • Kỳ thứ nhất nộp 50% chậm nhất là ngày 31/5
    • Kỳ thứ hai nộp đủ phần còn lại chậm nhất là ngày 31/10

- Thời hạn nộp thuế đối với hồ sơ khai điều chỉnh: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.

- Nếu địa phương có mùa vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp không trùng với thời hạn nộp thuế theo quy định trên >> Cơ quan thuế được phép lùi thời hạn nộp thuế không quá 60 ngày so với thời hạn quy định.

Như vậy, các đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính này trong thời hạn quy định như trên.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *