Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có đòi lại được không?
Mục lục [Ẩn]
Trong Luật Đất đai và các văn bản pháp luật liên quan không có quy định nào nhắc đến sổ đỏ. Sổ đỏ chỉ là tên gọi phổ biến của người dân về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận).
Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có đòi lại được không?
Căn cứ Khoản 5, Khoản 7, Điều 166, Luật Đất đai quy định quyền chung của người sử dụng đất, trong đó có 2 quyền sau:
- Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Như vậy, khi bị người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình thì người sử dụng đất sẽ được Nhà nước bảo hộ. Ngoài ra, tại Khoản 2, Điều 203, Luật Đất đai hướng dẫn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai với đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất. Vì vậy, đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có thể đòi lại được.
Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm xử lý thế nào?
Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm đòi lại thế nào?
Căn cứ pháp lý
Căn cứ Điều 202, Luật Đất đai quy định như sau:
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.
>> Như vậy, Nhà nước khuyến khích 2 bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Theo đó, người có đất bị lấn chiếm hẹn gặp người lấn chiếm đất để trao đổi về phương thức hòa giải. Nếu không thống nhất được phương án hòa giải thì người có đất bị lấn chiếm làm đơn gửi lên Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất để tiến hành xử lý.
Hồ sơ cần chuẩn bị
Người đang sử dụng đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện. Tham khảo tại đây.
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất và các tài liệu liên quan (nếu có)
- Giấy tờ nhân thân như: CMND/CCCD, sổ hộ khẩu…
Quy trình thực hiện
Căn cứ Điều 202, Điều 203, Luật Đất đai, để đòi lại đất bị lấn chiếm, người sử dụng đất cần thực hiện theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải.
Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.
Bước 3: Kết quả hòa giải được chia thành 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Việc hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì:
- UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận.
Trường hợp 2: Việc hòa giải không thành thì đương sự chỉ được lựa chọn 1 trong 2 hình thức giải quyết tranh chấp đất đai sau:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện. Theo đó, chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp này. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch UBND cấp huyện thì:
- Khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh, hoặc
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Lưu ý: Nếu đất có sổ đỏ bị lấn chiếm thì trong trường hợp này sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết.
Xem ngay: Lấn chiếm đất bị phạt bao nhiêu tiền? để tránh vi phạm trong quá trình sử dụng đất.
Lấn chiếm đất có sổ đỏ hoặc chưa có sổ đỏ là hành vi vi phạm pháp luật
Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai
- Tại UBND cấp xã: Trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
- Với trường hợp khởi kiện: Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 203, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
- Thời hạn giải quyết vụ án tranh chấp đất đai là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
- Với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 2 tháng.
Như vậy đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có thể đòi lại được. Khi nộp đơn kiện tại UBND cấp xã, đương sự sẽ được hướng dẫn để làm các thủ tục cần thiết.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất