avatart

khach

icon

Tranh chấp về quyền thừa kế đất đai giải quyết thế nào?

Đầu tư

- 01/03/2022

0

Đầu tư

01/03/2022

0

Hiện nay, việc tranh chấp về quyền thừa kế đất đai diễn ra khá phổ biến, đặc biệt với trường hợp không có di chúc. Vậy tranh chấp quyền thừa kế đất đai thì xử lý thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Các vụ tranh chấp về quyền thừa kế đất đai thường có diễn biến phức tạp như: người thừa kế yêu cầu xác nhận lại quyền thừa kế của mình, bác bỏ quyền thừa kế của người khác, yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật... Khi có tranh chấp quyền thừa kế đất đai thì người thừa kế phải làm đơn khởi kiện gửi lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện với trường hợp tranh chấp về quyền thừa kế đất đai bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện (Mẫu số 23-DS)
  • Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản (quyền sử dụng đất) và người khởi kiện để xác định diện thừa kế và hàng thừa kế như: Giấy khai sinh, CMND/CCCD còn hiệu lực, sổ hộ khẩu…
  • Giấy chứng tử của người chết (người để lại di sản thừa kế).
  • Bản kê khai di sản.
  • Các giấy tờ và tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (còn được gọi là sổ đỏ).
  • Các giấy tờ khác như:
    • Biên bản giải quyết trong họ tộc
    • Biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có)
    • Tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có)

Tranh chấp quyền thừa kế đất đai

Tranh chấp quyền thừa kế đất đai

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ Khoản 5, Điều 26, Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 

“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản”.

Theo quy định trên tranh chấp về quyền thừa kế tài sản sẽ do Tòa án giải quyết.

- Về thẩm quyền giải quyết theo phân cấp thẩm quyền thì được quy định như sau:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện/quận/thành phố trực thuộc tỉnh: Có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với vụ án tranh chấp về thừa kế đất đai.
  • Toà án nhân dân cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương): Có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với các vụ tranh chấp về thừa kế đất đai có yếu tố nước ngoài (đương sự ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài…)

- Về thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ: Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết có trụ sở tại một trong các địa điểm sau:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc
  • Nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản thì sẽ do Tòa án có thẩm quyền nơi có bất động sản giải quyết.
  • Nếu nguyên đơn là cá nhân thì các đương sự có thể tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết.

Quy trình khởi kiện

Quy trình khởi kiện tranh chấp về quyền thừa kế đất đai thường diễn ra như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết (thường là tòa án nhân dân cấp huyện).

Bước 2: Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ tiến hành thụ lý vụ án.

Bước 3: Trả kết quả

Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong việc phân chia di sản thừa kế thì bạn nên thu thập đầy đủ chứng cứ, nộp đơn gửi đến Tòa an nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết để nhận được phần di sản (quyền sử dụng đất) mà mình xứng đáng được hưởng.

Nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai

Nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai

Thời hiệu giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đất đai

Căn cứ Điều 149, Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Theo quy định trên:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế đối với bất động sản.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy sau thời hạn này thì Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ không giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế đai đai. Vì vậy, người có quyền lợi liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất cần lưu ý nộp đơn khởi kiện trong thời hạn cho phép để đảm bảo quyền lợi của mình.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *