Cảnh báo các thủ đoạn tinh vi lừa đảo thẻ tín dụng SCB
Mục lục [Ẩn]
Các thủ đoạn lừa đảo thẻ tín dụng SCB
Thẻ tín dụng SCB là một trong những loại thẻ được nhiều người tin dùng bởi những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Thế nhưng hiện nay xuất hiện không ít các hành vi lừa đảo thẻ tín dụng SCB.
Các hành vi này ngày càng biến tướng tinh vi, khó phát hiện và gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân hàng. Dưới đây là một số thủ đoạn đã được ngân hàng SCB cảnh báo đến khách hàng.
Ngân hàng SCB liên tục đưa ra các cảnh báo cho chủ thẻ tín dụng
Mạo danh nhân viên ngân hàng để lừa mở thẻ tín dụng
Kẻ gian sẽ gọi điện, gửi tin nhắn/email và tự xưng là nhân viên của ngân hàng SCB để mời khách hàng mở thẻ tín dụng, hứa hẹn nhiều ưu đãi hấp dẫn về hạn mức cao, lãi suất thấp, thời hạn miễn lãi dài ngày…
Nếu khách hàng đồng ý mở thẻ, chúng sẽ gửi một tấm thẻ giả bằng nhựa đến và yêu cầu khách hàng nộp phí phát hành thẻ. Sau khi nhận được tiền, toàn bộ phương thức liên lạc sẽ bị chặn, khách hàng không thể nào gọi điện hay phản hồi tin nhắn được.
Tuy không phải là hình thức lừa đảo mới nhưng có rất nhiều khách hàng gặp khó khăn trong việc phân biệt bởi thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo vô cùng tinh vi.
Chúng thường tạo lập website giả, sử dụng logo tương tự với SCB để lừa đảo, thậm chí tư vấn cụ thể từng bước cấp thẻ một cách vô cùng chuyên nghiệp. Chính điều này khiến cho nhiều khách hàng khó có thể nhận diện hành vi lừa đảo.
Theo ngân hàng SCB, thẻ giả mạo thường được làm bằng tấm nhựa bình thường, tuy có mẫu mã gần tương tự như thẻ tín dụng nhưng thông tin sơ sài, kém thẩm mỹ và màu sắc không giống với thẻ tín dụng thật. Khách hàng cần chú ý kiểm tra thật kỹ để kịp thời phát hiện.
Lừa đảo qua tin nhắn giả mạo ngân hàng
Ngoài việc gửi tin nhắn lừa đảo mở thẻ để thu phí, một số kẻ gian còn mạo danh tin nhắn của SCB để chiếm đoạt thông tin và tiền từ thẻ tín dụng của khách hàng. Thủ đoạn mà kẻ gian thường sử dụng là:
- Gửi thông báo trúng thưởng hoặc thông báo về tài khoản, thông tin đăng nhập… kèm đường link giả mạo đến cho khách hàng. Khi khách hàng đăng nhập vào đường link đó, thông tin sẽ bị đánh cắp.
- Sau khi đã có thông tin đăng nhập, chúng tiếp tục lừa khách hàng nhập mã OTP vào các website hoặc ứng dụng giả mạo, thậm chí gọi điện mạo danh nhân viên ngân hàng để lấy mã OTP và rút tiền từ tài khoản thẻ tín dụng.
Một tin nhắn giả mạo ngân hàng SCB được gửi đến cho khách hàng
Khuyến cáo từ ngân hàng SCB để phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo
Trước những biến tướng ngày càng phức tạp của các hình thức lừa đảo thẻ tín dụng SCB, khách hàng cần lưu ý một số nội dung sau để phòng tránh:
- Cẩn trọng và tăng cường cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn hay email tự xưng là nhân viên ngân hàng SCB
- Không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ
- Không truy cập vào các đường link, website lạ được gửi đến qua tin nhắn, email để tránh việc bị lấy cắp thông tin
- Không tự tiện nạp tiền hoặc chuyển khoản khi không biết rõ đối tượng hoặc có dấu hiệu nghi ngờ
- Giữ kín tuyệt đối các thông tin cá nhân, thông tin liên quan đến Internet Banking, thẻ tín dụng như mã OTP, mật khẩu email, mã PIN, không tự ý cung cấp cho người lạ, kể cả nhân viên ngân hàng
- Thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập hoặc đổi ngay khi có dấu hiệu bị lộ thông tin thẻ tín dụng
- Xác nhận lại với SCB khi nhận được các thông báo bất thường, nghi ngờ từ người lạ
- Thông báo lại với SCB ngay khi bị mất thẻ hoặc nghi ngờ bị lộ thông tin thẻ tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời
Bài viết trên đã giúp bạn cập nhật thêm các thông tin về chiêu trò lừa đảo thẻ tín dụng SCB.
Việc hiểu rõ các thủ đoạn này sẽ giúp bạn nâng cao tính cảnh giác, đồng thời có thêm nhiều biện pháp để phòng tránh khỏi các chiêu trò này.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất