avatart

khach

icon

Ngân hàng trung ương là gì và tầm quan trọng đối với sự vận hành kinh tế

Thị trường tài chính

- 14/07/2022

0

Thị trường tài chính

14/07/2022

0

Đa phần các quốc gia hiện nay đều thành lập ngân hàng trung ương để quản lý và phát hành tiền tệ, quản lý các ngân hàng khác trong hệ thống và hỗ trợ Chính phủ trong các phần công việc có chức năng. Ngân hàng trung ương đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.

Mục lục [Ẩn]

Ngân hàng trung ương là gì?

Ngân hàng trung ương, hay còn được gọi là ngân hàng dự trữ/cơ quan hữu trách về tiền tệ, là đơn vị đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của một quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ; đồng thời chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ.

Ngân hàng trung ương đang hoạt động với mục đích ổn định giá trị tiền tệ, ổn định về nguồn cung tiền, kiểm soát lãi suất trên thị trường tiền tệ và có giải pháp cứu các ngân hàng thương mại đang bên bờ vực đổ vỡ.

Hiện nay, đa phần các ngân hàng trung ương đều thuộc sở hữu của Nhà nước, tuy nhiên, vẫn có mức độ độc lập nhất định với Chính phủ.

Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương tiếng Anh là gì?

Ngân hàng trung ương tiếng Anh gọi là Central Bank.

Lịch sử ra đời của ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương chính thức ra đời đầu tiên vào thế kỷ 17 tại châu Âu. Thời điểm đó, tiền mặt chủ yếu vẫn lưu hành với dạng vàng và bạc, cùng với đó là việc sử dụng giấy tờ cam kết thanh toán trở nên phổ biến hơn.

Ngân hàng trung ương đầu tiên có mặt tại Thuỵ Điển, mang tên Ngân hàng Thuỵ Điển (Bank of Sweden) được thành lập vào năm 1668 dưới sự giúp đỡ của các doanh nhân Hà Lan. Vào năm 1694, tiếp tục là sự ra đời của Ngân hàng Anh (Bank of England) do doanh nhân người Scotland - William Paterson thành lập tại London theo yêu cầu của Chính phủ Anh nhằm mục đích tài trợ cho cuộc nội chiến lúc đó.

Tiếp theo nhiều năm sau đó, lần lượt các ngân hàng trung ước tại nhiều quốc gia ra đời. Từ đầu thế kỷ 20, các ngân hàng trung ương được hình thành vẫn thuộc quyền sở hữu của tư nhân. Phải đến sau cuộc khủng hoảng năm 1929 - 1933 thì mới trở thành ngân hàng thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.

Một trong những ngân hàng trung ương nổi bật nhất trên thế giới, phải kể đến Ngân hàng Trung ương Trung Quốc được thành lập từ năm 1979, vai trò trở nên quan trọng hơn từ năm 1989 khi quốc gia này chuyển hướng chủ đạo sang nền kinh tế xuất khẩu. Cho đến năm 2000, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã trở thành một ngân hàng toàn diện, cơ cấu và hoạt động có tham khảo Ngân hàng Trung ương châu Âu - Mô hình ngân hàng trung ương mới nhất, chi phối tất cả các ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên để quản lý kinh tế quốc gia cho các ngân hàng đó.

Ngân hàng trung ương có chức năng gì?

Ngân hàng trung ương có chức năng cơ bản sau:

Phát hành tiền tệ

Tại hầu hết các quốc gia, ngân hàng trung ương là cơ quan tài chính duy nhất có quyền phát hành tiền tệ. Hoặc tại một số quốc gia khác, ngân hàng trung ương là đơn vị duy nhất phát hành tiền giấy, còn các loại tiền bổ trợ khác như tiền kim loại sẽ do Chính phủ phát hành.

Ngân hàng trung ương có chức năng phát hành tiền tệ

Ngân hàng trung ương có chức năng phát hành tiền tệ

Sau rất nhiều cuộc nghiên cứu đã được chứng minh, hiện nay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Ngân hàng Trung ương của Hoa Kỳ) là đơn vị phát hành tiền tệ, Chính phủ Mỹ không có quyền hạn này.

Ngân hàng của các ngân hàng

Ngân hàng trung ương tiến hành công việt tái chiết khấu các hối phiếu khi làm việc với các tổ chức tín dụng, cấp vốn tới các tổ chức tín dụng này bằng hình thức vay (có kiểm soát lãi suất).

Ngân hàng trung ương cũng có chức năng mua - bán các giấy tờ có giá, như trái phiếu, để điều tiết lượng vốn trên thị trường.

Ngân hàng trung ương có quyền yêu cầu ngân hàng thương mại mở tài khoản tài ngân hàng trung ương. Ngân hàng thương mại có trách nhiệm gửi vào tài khoản một lượng tiền nhất định, số tiền này được quy định tương đương với 1 tỷ lệ tiền gửi vào ngân hàng thương mại, đây là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Nếu một tổ chức tín dụng gặp nguy cơ đổ vỡ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia, ngân hàng trung ương sẽ tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng đó để cứu nó. Do vậy, ngân hàng trung ương luôn được gọi là người cho vay cuối cùng).

Ngân hàng của Chính phủ

Tại nhiều quốc gia, ngân hàng trung ương là người quản lý tiền tệ của Chính phủ. Chính phủ sẽ mở một tài khoản giao dịch không lại suất tại ngân hàng trung ương. Tuy nhiên tại Việt Nam thì khác, kho bạc sẽ đảm nhiệm chức năng này.

Những tác động của ngân hàng trung ương đến thị trường ngoại hối

Với tầm quan trọng lớn, khi có thay đổi, ngân hàng trung ương sẽ tác động đến thị trường ngoại hối qua các phương thức:

Thay đổi lãi suất

Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất để đảm bảo dòng tiền hấp dẫn các nhà đầu tư, điều này khiến cho các hoạt động của ngân hàng thương mại phức tạp hơn. Các ngân hàng thương mại sẽ phải tăng chi phí vay với ngân hàng trung ương. Từ đó dẫn đến việc tăng lãi suất cho vay và lãi suất huy động tiền gửi trong công chúng hiện nay.

Tác động từ các công cụ trên thị trường tài chính

Với những giao dịch diễn ra ở thị trường mở, ngân hàng trung ương muốn tăng dự trữ thì cần mua công cụ chứng khoán. Như vậy, việc đi vay của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau sẽ tăng lên. Điều này chứng minh ngân hàng trung ương kích thích sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Thay đổi yêu cầu dự trữ

Với việc thay đổi các điều kiện, ngân hàng trung ương có quyền giới hạn khối lượng tín dụng cần phát hành cho các ngân hàng thương mại.

Hoạt động ngoại hối

Ngân hàng trung ương hoạt động trên thị trường ngoại hối với mục đích làm giảm hoặc tăng giá trị của đồng tiền. Ngân hàng trung ương thực hiện bằng cách rút tiền hoặc bơm tiền vào thị trường quốc tế. Tài sản của ngân hàng trung ương có thể được đặt vào những ngân hàng trung ương khác hay áp dụng cách trao đổi tiền tệ trực tiếp.

Ngân hàng trung ương cho đối tượng nào vay?

Ngân hàng trung ương sẽ cho các ngân hàng thương mại trong hệ thống vay tiền hoặc cấp vốn vay cho các tổ chức tín dụng có nguy cơ đổ vỡ, ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính của quốc gia.

Tầm quan trọng của ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương đang hoạt động với mục đích ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định nguồn cung tiền cũng như kiểm soát lãi suất. Ngân hàng trung ương có trách nhiệm cứu các ngân hàng thương mại trước nguy cơ đổ vỡ.

Nếu thiếu ngân hàng trung ương làm hoạt động quản lý và điều tiết thì việc vận hành hệ thống ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ngân hàng trung ương được coi là định chế tài chính quan trọng ở mỗi quốc gia, giúp ổn định tiền tệ và nền kinh tế tại từng quốc gia. Nhiều năm trở lại đây, Chính phủ các nước luôn chú trọng xây dựng ngân hàng trung ương vững mạnh và phát triển.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *