avatart

khach

icon

Đo lường rủi ro tín dụng là gì? Các phương pháp đo lường rủi ro

Thị trường tài chính

- 22/07/2022

0

Thị trường tài chính

22/07/2022

0

Đo lường rủi ro giúp cho các doanh nghiệp phòng tránh và hạn chế tối đa những yếu tố không may mắn trong quá trình kinh doanh. Vậy có thể đo lường rủi ro bằng các phương pháp nào?

Mục lục [Ẩn]

Đo lường rủi ro là gì?

Muốn hiểu rõ về đo lường rủi ro là gì trước tiên cần xác định được thế nào là rủi ro.

Rủi ro tồn tại trong mọi hoạt động và khía cạnh của đời sống, tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, khái niệm rủi ro được đề cập đến là rủi ro tài chính. Thuật ngữ này (tiếng Anh là Financial risk) chỉ tất cả các điểm bất lợi, không may mắn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn thất cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Rủi ro tài chính có thể được hình thành từ các yếu tố bên ngoài nhưng cũng có thể phát sinh từ chính các quyết định của doanh nghiệp.

Rủi ro đem đến nhiều yếu tố bất lợi cho doanh nghiệp, chính vì thế mà việc đo lường rủi ro trở thành một trong những nội dung vô cùng quan trọng.

Đo lường rủi ro (Risk Measurement) là việc doanh nghiệp sử dụng các biện pháp, công cụ để tính toán, xác định tần suất và biên độ của rủi ro, từ đó phân nhóm rủi ro để dễ dàng đưa ra các chính sách phù hợp.

Hai loại đo lường rủi ro phổ biến thường được sử dụng là đo lường tần số của tổn thất và đo lường mức độ nghiêm trọng của tần suất rủi ro.

  • Đo lường tần số của tổn thất là việc quan sát xác suất để ước lượng rủi ro sẽ gây ra trong một năm
  • Đo lường mức độ nghiêm trọng của tần suất rủi ro là việc xác định tổn thất lớn nhất có thể xảy ra cho doanh nghiệp

Các phương pháp đo lường rủi ro

Các phương pháp thường được sử dụng để đo lường rủi ro là:

Phương pháp định lượng

Đối với phương pháp định lượng, các khái niệm mơ hồ về rủi ro sẽ được thay thế bằng các cách diễn giải xác thực, số liệu chi tiết và cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp định lượng phổ biến:

  • Phương pháp trực tiếp: Tổn thất được xác định bằng các công cụ đo lường trực tiếp như cân đong, đo đếm
  • Phương pháp gián tiếp: Tổn thất được đánh giá thông qua việc suy đoán, thường áp dụng cho các loại thiệt hại vô hình như chi phí cơ hội, sức khỏe và tinh thần của người lao động….
  • Phương pháp xác suất thống kê: Tổn thất được xác định bằng cách xác định các mẫu đại diện, tính tỷ lệ tổn thất trung bình, từ đó xác định tổng số tổn thất

Phương pháp định tính

Đối với phương pháp này, người ta sẽ dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia để từ đó xác định tỷ lệ tổn thất rồi ước lượng tổng số tổn thất.

các phương pháp đo lường rủi ro

Các phương pháp đo lường rủi ro sẽ giúp cho doanh nghiệp phòng tránh tối đa thiệt hại xảy ra

Phương pháp tổng hợp

Đây là phương pháp sử dụng tổng hợp các công cụ kỹ thuật và tư duy suy đoán để đánh giá mức độ tổn thất.

Phương pháp dự báo tổn thất

Dự báo tổn thất là một trong những phương pháp thường được sử dụng bởi nó đem lại tính chính xác tương đối cao. Phương pháp này sẽ dựa trên cơ sở đo lường xác suất rủi ro, mức độ tổn thất trung bình của từng sự cố, sau đó dự báo mức tổn thất trung bình có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch.

Công thức được sử dụng để xác định tổn thất là:

T = n x p x t

trong đó:

  • T: Tổn thất trung bình có thể xảy ra
  • n: Số lần quan sát hoặc sự kiện xảy ra trong tương lai
  • p: Xác suất rủi ro
  • t: Mức độ tổn thất bình quân của mỗi sự cố

Trên đây là một số phương pháp đo lường rủi ro thường được sử dụng, ngoài ra tùy thuộc vào từng ngành nghề và lĩnh vực mà các phương pháp này có thể được mở rộng hoặc biến đổi sao cho phù hợp.

Tại sao việc đo lường rủi ro là cần thiết?

Đo lường rủi ro đem đến cho doanh nghiệp những lợi ích như sau:

  • Đo lường rủi ro đưa ra những cảnh báo cho doanh nghiệp về các sự kiện, yếu tố có thể hình thành những đe dọa gây bất lợi cho tổ chức.
  • Đo lường rủi ro là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra đánh giá, lên kế hoạch phòng tránh và ứng phó khi đối mặt với các bất lợi. Thông qua đo lường rủi ro, doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp nhằm giảm tác động của nó tới hoạt động kinh doanh, lợi nhuận…
  • Đo lường rủi ro cũng là nội dung cần thiết cho doanh nghiệp khi đưa ra bất cứ quyết định thương mại quan trọng nào, giúp cho doanh nghiệp tính toán được các yếu tố như thiệt hại hay chi phí tài chính, từ đó đưa ra các biện pháp để trang trải hoặc chuyển đổi rủi ro.

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về đo lường rủi ro. Nhờ đo lường rủi ro, doanh nghiệp sẽ đưa ra được các quyết định đúng đắn hơn trong quá trình kinh doanh. 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *