Những điều cần biết về tổ chức liên chính phủ
Mục lục [Ẩn]
Tổ chức liên chính phủ là gì?
Tổ chức liên chính phủ là những thực thể liên kết các quốc gia với nhau, đồng thời là một trong những đặc điểm cơ bản để phân biệt với tổ chức phi chính phủ cũng như những chủ thể khác của luật quốc tế.
Để thành lập tổ chức liên chính phủ, các nước tham gia phải ký điều ước quốc tế để thành lập tổ chức đó, cùng với duy trì hệ thống cơ quan hoạt động thường xuyên để thực hiện đúng mục đích của tổ chức đó.
Tổ chức liên chính phủ vẫn được gọi là tổ chức quốc tế, kể cả khi khái niệm này hàm nghĩa bao gồm cả những tổ chức phi lợi nhuận quốc tế hay các công ty đa quốc gia.
Trụ sở Liên Hợp Quốc - Tổ chức liên chính phủ
Đặc điểm của tổ chức liên chính phủ
Tổ chức liên chính phủ có những đặc điểm cơ bản sau:
- Đây là thực thể liên kết các quốc gia, cũng là đặc điểm để phân biệt với các tổ chức khác. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ, thành viên của tổ chức liên chính phủ không phải là một quốc gia mà là vùng lãnh thổ, vùng nội vụ, vùng thuế quan đặc biệt như Macao, Hồng Kông,... tham gia vào WTO.
- Việc thành lập tổ chức liên chính phủ dựa trên cơ sở ký điều ước quốc tế. Ví dụ như: Liên hợp quốc được thành lập dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc hay việc hình thành ASEAN dựa trên Tuyên bố Bangkok 1962.
- Tổ chức liên chính phủ sở hữu quyền năng chủ thể riêng biệt với quyền năng chủ thể quốc gia, được ghi nhận trong điều lệ của tổ chức đó. Lưu ý: Mỗi tổ chức liên chính phủ đều giới hạn quyền và phạm vi quyền năng chủ thể khác nhau.
- Sắp đặt hệ thống bộ máy tổ chức chặt chẽ để hoạt động hiệu quả. Chẳng hạn như UN có ba cơ quan chính là Hội nghị bộ trưởng, Đại hội đồng và Ban thư ký,...
Vai trò của tổ chức liên chính phủ
Tổ chức liên chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với thế giới nói chung và các quốc gia nói riêng:
- Tổ chức liên chính phủ là cơ quan chủ chốt hình thành và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Trong tổ chức liên chính phủ, các thành viên tham gia sẽ liên kết với nhau về nhiều lĩnh vực như chính trị, thể thao, giáo dục, kinh tế thương mại để tạo điều kiện cho các quốc gia phát triển đối với mọi mặt của đời sống xã hội.
- Khi có luật pháp chung, khoảng cách giữa các quốc gia sẽ thu hẹp hơn để các nước cùng đàm phán và hợp tác, xây dựng nền kinh tế và các lĩnh vực khác phát triển hơn, đặc biệt tạo ra sự lưu thông hàng hóa thuận tiện và dễ dàng giữa các quốc gia - Đây là tiền đề quan trọng để nền kinh tế phát triển. Khi đó, việc đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ có nhiều khởi sắc, thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển. Những điều này cho thấy tầm quan trọng của việc các quốc gia gia nhập những tổ chức liên chính phủ, ký kết nhiều văn bản song phương, đa phương chung giữa các quốc gia và giữa những quốc gia với nhau.
Khi các nước ký kết những văn bản chung này là các nước đã chấp nhận tuân theo điều ước quốc tế, việc thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các nước với nhau sẽ phải thông qua các quy phạm điều ước. Quy trình ký kết điều ước luôn rất phức tạp, vậy nên nó chỉ được thống nhất một cách dứt khoát và rõ ràng quá trình đàm phán để soạn thảo điều ước, làm mọi thủ tục cho đến khi nó được thi hành.
Tập quán quốc tế là quy tắc xử sự chung và các nước tham gia vào tổ chức liên chính phủ phải chấp nhận tuân theo điều đó, áp dụng một cách thường xuyên, cụ thể:
+ Tạo ra những thiết kế để giám sát thực hiện điều ước quốc tế cụ thể, tổ chức bảo trợ ký kết điều ước nghiêm túc, lưu ý lớn nhất trong lĩnh vực môi trường và quyền con người.
+ Việc gia nhập các tổ chức quốc tế giúp các nước thành viên được hưởng nhiều ưu đãi thuế hơn so với các quốc gia khác.
+ Sự ra đời của tổ chức liên chính phủ cho kết quả rõ rệt và hiệu quả sâu rộng hơn.
Phân loại tổ chức liên chính phủ
Các tổ chức liên chính phủ đều có những chức năng, số lượng thành viên, tiêu chuẩn thành viên, tầm nhìn và mục đích khác nhau. Ví dụ như có những tổ chức liên chính phủ phát triển với mục đích đáp ứng nhu cầu diễn đàn trung lập, nơi mà các bên được quyền tranh luận/đàm phán để giải quyết tranh chấp. Hoặc có những tổ chức hướng đến mục tiêu hòa bình nhờ giải quyết xung đột hay cải thiện quan hệ quốc tế, bảo vệ môi trường, nhân quyền, phát triển giáo dục. Cụ thể như sau:
- Tổ chức toàn cầu: Không giới hạn số quốc gia tham gia vào tổ chức, miễn là đáp ứng được các tiêu chí đề ra. Ví dụ: Liên Hợp Quốc là một tổ chức toàn cầu với nhiều cơ quan chuyên môn trực thuộc với những chức năng riêng biệt (Interpol, Liên minh Bưu chính Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Thuế quan thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế).
- Tổ chức khu vực: Là tổ chức liên chính phủ dành cho các quốc gia trong cùng khu vực hoặc cùng châu lục. Ví dụ: Liên minh châu Âu, Uỷ ban châu Âu, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, Tổ chức Các quốc gia châu Mỹ, Liên đoàn Ả Rập,...
- Tổ chức văn hoá, dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, lịch sử: Tổ chức dành riêng cho những quốc gia có mối liên kết về các lĩnh vực văn hoá, lịch sử, dân tộc, ngôn ngữ. Một số tổ chức liên chính phủ tiêu biểu của như Cộng đồng Pháp ngữ, Khối Thịnh vượng chung Anh, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo và Liên minh Latin.
- Tổ chức kinh tế: Tổ chức Thương mại thế giới được thành lập với mục tiêu thúc đẩy tự do thương mại và cắt giảm những rào cản thương mại hay Quỹ tiền tệ Quốc tế được thành lập để tạo điều kiện cho sự phát triển và lưu thông tiền tệ trên thế giới thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, cũng có những tổ chức kinh tế được thành lập để đẩy mạnh ý tưởng phát triển quốc tế. Những tổ chức hợp tác công khai quốc tế cũng nằm trong nhóm này (Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu Lửa).
- Tổ chức giáo dục: Là các tổ chức phục vụ cho mục đích giáo dục, ví dụ như Đại học Liên hợp quốc.
Hoặc các tổ chức phục vụ cho mục đích an ninh chung hay có các điều khoản phòng thủ lẫn nhau như NATO.
Liên minh châu Âu là một tổ chức khu vực
Quan hệ Việt Nam và tổ chức liên chính phủ
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, yêu hoà bình và cởi mở với các mối quan hệ quốc tế nên quá trình hội nhập luôn được thúc đẩy nhanh chóng, coi trọng ngoại giao đa phương, ngày càng đưa vị thế đất nước lên tầm cao mới. Việt Nam hiện đang là thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổ chức này.
Nền kinh tế của Việt Nam cũng đang được đánh giá cao khi có tốc độ tăng trưởng ở top đầu thế giới, vượt qua những khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đạt nhiều thành tích trong việc xóa đói giảm nghèo, chủ động trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, tạo uy tín cao trên trường quốc tế.
Việt Nam được nhiều tổ chức liên chính phủ lựa chọn làm nơi tổ chức các hội nghị quan trọng và ý nghĩa như Hội nghị doanh nghiệp châu Á lần thứ 19 của Asia Society tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh hoặc sự chủ trì của Việt Nam với Hội nghị năm 2009 của WB và IMF tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ. Có thể thấy, Việt Nam đang đóng vai trò cầu nối tích cực cho sự hợp tác kinh tế, thương mại trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Tóm lại, tổ chức liên chính phủ là cơ quan quốc tế quan trọng đối với nhiều lĩnh vực của thế giới và các quốc gia. Lựa chọn tham gia tổ chức liên chính phủ là các quốc gia đã cùng tham gia thử thách và cùng có cơ hội để phát triển tốt hơn.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất