Hiệp định EVFTA thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh
Mục lục [Ẩn]
Hiệp định EVFTA là gì?
Hiệp định EVFTA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh European-Vietnam Free Trade Agreement, dịch ra tiếng Việt là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU. Hiệp định được ký kết giữa Việt Nam và 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.
Khi chính thức ký kết tham gia hiệp định này, Việt Nam và các nước thành viên châu Âu sẽ được loại bỏ đến hơn 99% thuế hải quan đối với hàng hoá, đồng thời thị trường dịch vụ Việt Nam sẽ được mở cửa cho các công ty của EU, có chính sách bảo vệ tốt hơn đối với các khoản đầu tư của EU vào Việt Nam.
Số liệu thống kê của Uỷ ban châu Âu chỉ ra EVFTA là cơ hội để Việt Nam bùng nổ kinh tế, tăng trưởng GDP tới 15%, tỷ trọng xuất khẩu từ Việt Nam sang châu Âu có thể tăng gấp hơn 1/3. Bên cạnh đó, EU ký kết hiệp định này như một bước đệm quan trọng để có thoả thuận thương mại lớn hơn với những quốc gia ASEAN.
Hiệp định EVFTA
EVFTA có hiệu lực khi nào?
Hiệp định EVFTA chính thức được ký kết vào ngày 30/06/2019. Sau khi trải qua quá trình phê chuẩn nội bộ ở cả EU và Việt Nam, EVFTA bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/08/2020. Đây là một sự kiện lịch sử được các nước tham gia hết sức mong chờ.
Hiệp định EVFTA gồm những nước nào?
Hiệp định EVFTA gồm có Việt Nam và 27 nước thuộc Liên minh châu Âu - EU: Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Bulgaria, Đảo Síp, Croatia, Đan Mạch, Estonia, Séc (Czech), Phần Lan, Estonia, Hy Lạp, Pháp, Phần Lan, Đức, Hungary, Ý, Ireland, Latvia, Luxembourg, Lithuania, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Romania, Slovakia, Slovenia, Thuỵ Điển và Tây Ban Nha.
Nội dung hiệp định EVFTA
Trong hiệp định EVFTA có những nội dung và cam kết sau:
Nội dung về thương mại hàng hoá
Đối với kim ngạch xuất khẩu, khi có hiệu lực từ ngày 01/08/2020, EU thực hiện xoá bỏ thuế nhập khẩu cho khoảng 85,6% số dòng thuế, ứng với 70,3% kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang EU.
Còn lại 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU đã cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan nhập khẩu chỉ 0%.
Ở chiều còn lại, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan 48,5% số dòng thuế cho các mặt hàng xuất khẩu của EU, tương đương với 64,5% kim ngạch nhập khẩu.
Trong hiệp định cũng quy định cam kết sau 10 năm, mức thuế quan được xóa bỏ sẽ lên đến 98,3% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, Việt Nam cũng áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hay áp dụng hạn ngạch thuế quan dựa trên cam kết WTO cho 1,7% số dòng thuế còn lại của EU.
Nội dung về thương mại dịch vụ và đầu tư
EU và Việt Nam cũng đưa ra những cam kết về thương mại dịch vụ và đầu tư, hướng tới mục đích tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, cởi mở, tạo điều kiện cho những hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp 2 bên.
Đầu tư từ châu Âu vào Việt Nam
Nội dung về mua sắm của Chính phủ
Việt Nam đã cùng EU thống nhất những nội dung tương tự trong Hiệp định GPA của WTO. Việt Nam đã có lộ trình cụ thể tiến hành những nghĩa vụ quan trọng như đấu thầu qua mạng, tạo cổng thông tin điện tử nhằm đăng tải các thông tin đấu thầu,... Trong thỏa thuận, EU cam kết hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này.
Nội dung về sở hữu trí tuệ
Việt Nam luôn cam kết về quyền sở hữu trí tuệ tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành, gồm có: Cam kết bản quyền, sáng chế, phát minh, những cam kết liên quan đến dược phẩm và chỉ dẫn địa lý,...
Những nội dung khác
Ngoài những nội dung chính được giới thiệu phía trên, Hiện định EVFTA còn có những nội dung khác liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, sự cạnh tranh, phát triển bền vững, nâng cao năng lực, thể chế pháp lý. Những nội dung này đều phù hợp với thể chế pháp luật Việt Nam, tạo điều kiện về pháp lý để tăng cường hợp tác và phát triển thương mại cho cả đôi bên.
Hiệp định EVFTA cơ hội và thách thức với Việt Nam
Cơ hội khi Việt Nam tham gia Hiệp định EVFTA
Có thể khẳng định EVFTA là một hiệp định hoàn hảo và chất lượng, cả Việt Nam và EU khi tham gia hiệp định đều nhận được lợi ích cân bằng, những nội dung trong hiệp định đều phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Hiệp định EVFTA gồm có 17 chương, 2 nghị đình và các biên bản ghi nhớ kèm theo về những nội dung:
- Quy tắc xuất xứ
- Thương mại hàng hoá (bao gồm quy định, cam kết mở cửa thị trường)
- Hải quan, tạo thương mại thuận lợi
- Đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS)
- Những rào cản kỹ thuật thương mại (TBT)
- Quy định đầu tư
- Quy định phòng vệ thương mại
- Quy định mua sắm của Chính phủ
- Quy định cạnh tranh doanh nghiệp
- Quy định sở hữu trí tuệ
- Quy định phát triển bền vững, hợp tác và nâng cao năng lực
- Những vấn đề pháp lý, thể chế.
Thông qua việc ký kết Hiệp định EVFTA, Việt Nam và EU đều thể hiện quyết tâm mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ song phương, từng bước giúp cho quan hệ 2 bên phát triển thực chất và sâu rộng hơn. Việt Nam thống nhất ký và phê chuẩn EVFTA, khẳng định phù hợp với chủ trương và chính sách đối ngoại, hội nhập kinh tế sâu rộng.
Việt Nam luôn cởi mở hội nhập hệ thống thương mại tự do quốc tế, coi việc tham gia Hiệp định EVFTA là tiền đề để tham dự nhiều hội nghị hợp tác, phát triển khác.
Kể từ khi hiệp định chính thức có hiệu lực, thương mại 2 chiều và đầu tư liên tục tăng trưởng, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động, tăng thu ngân sách nhà nước trong trung và dài hạn.
Việt Nam được hưởng lợi thế lớn khi được giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường châu Âu trị giá 18.000 tỷ USD.
Trong nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận lại giá trị lớn từ nguồn nguyên liệu, hàng hóa chất lượng được chuyển sang từ châu Âu với mức giá và thủ tục hải quan hợp lý, thuận lợi hơn rất nhiều, đa phần là những mặt hàng thiết bị, máy móc kỹ thuật cao.
Tham gia vào hiệp định EVFTA cũng là cơ hội để Việt Nam cùng các quốc gia khác hình thành chuỗi giá trị mới, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tăng cường xuất nhập khẩu. Việt Nam cũng dễ dàng thu hút đầu tư FDI từ EU trong nhiều lĩnh vực thế mạnh của họ như tài chính, dịch vụ, chế biến, chế tạo, ô tô, công nghệ thông tin, công nghệ cao, nông sản thực phẩm,...
Thách thức khi Việt Nam tham gia Hiệp định EVFTA
Song song với những cơ hội lớn nhận được khi Việt Nam tham gia EVFTA là những thách thức, khó khăn đáng để lưu tâm. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh hơn với hàng hoá nhập khẩu từ châu Âu (đều là những mặt hàng chất lượng cao) thâm nhập vào Việt Nam, các mặt hàng không phải chịu thuế nhập khẩu sẽ kéo giá sản phẩm xuống để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong nước. Đặc biệt, chất lượng hàng hoá châu Âu theo một quy chuẩn khắt khe nên sẽ rất hấp dẫn người tiêu dùng.
Nhiều doanh nghiệp châu Âu tiến hành thành lập những doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam ở những lĩnh vực mà Việt Nam chưa có thế mạnh hoặc chưa phát triển.
Bên cạnh đó, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ, ít vốn, khó thay đổi công nghệ nhanh chóng, trong khi doanh nghiệp châu Âu luôn tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại, việc đầu tư thay đổi rất dễ dàng.
Cộng đồng Liên minh châu Âu là những quốc gia có nền kinh tế cao, đời sống an sinh xã hội tốt, là một thị trường khó tính về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nên không phải doanh nghiệp nào của Việt Nam cũng đảm bảo được quy tắc xuất xứ để Âu tiến thành công.
Nhiều doanh nghiệp ở nước ta vẫn còn non trẻ, chưa tìm hiểu và chuẩn bị kỹ cho quá trình hội nhập để tận dụng được Hiệp định EVFTA. Ngoài ra, có những doanh nghiệp tại thị trường nhập khẩu áp dụng các biện pháp chống trợ cấp, chống bán phá giá, tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa, điều này có thể gây bất lợi về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhìn chung, Hiệp định EVFTA là cả cơ hội và thách thức của Việt Nam cũng như các quốc gia châu Âu tham gia. Hy vọng, tất cả các nước đều tận dụng được cơ hội và giải quyết thách thức để cùng nhau phát triển ngày một lớn mạnh hơn.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất