avatart

khach

icon

Nợ dài hạn là gì? Các chỉ tiêu trong nợ dài hạn

Thị trường tài chính

- 04/08/2022

0

Thị trường tài chính

04/08/2022

0

Hiểu được nợ dài hạn là gì sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định và phân tích được cấu trúc nợ, từ đó hiểu sâu hơn về cấu trúc tài chính của công ty mình.

Mục lục [Ẩn]

Nếu nợ ngắn hạn cho biết một phần khả năng huy động vốn và của doanh nghiệp thì nợ dài hạn phản ánh cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn trả lời được câu hỏi nợ dài hạn là gì và các khoản bị xác định là nợ dài hạn.

Nợ dài hạn là gì?

Nợ dài hạn trong tiếng Anh là Long term Liabilities, là một trong những nội dung không thể thiếu trong kế toán tài chính của doanh nghiệp.

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính trong Thông tư 200/2014/TT-BTC thì nợ dài hạn được hiểu là tất cả các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp mà thời hạn phải thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm lập báo cáo.

Nợ dài hạn có thể được thanh toán bởi thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ đầu tư trong tương lai hoặc bằng tiền mặt thu được từ các hợp đồng nợ mới. Trong Bảng cân đối kế toán, vị trí của nợ dài hạn nằm sau nợ ngắn hạn và được liệt kê thành từng khoản mục rõ ràng.

Tuy nhiên có một trường hợp ngoại lệ đối với nợ dài hạn và nợ ngắn hạn. Đối với các khoản nợ được tái cấp vốn có thể biến thành nợ dài hạn.

Nợ dài hạn của doanh nghiệp

Nợ dài hạn bao gồm tất cả những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại trên 01 năm

Nợ dài hạn gồm những khoản nào?

Tương tự như nợ ngắn hạn, nợ dài hạn cũng được thể hiện trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, mỗi khoản nợ được xác định một mã số nhất định và phản ánh các khoản nợ của doanh nghiệp.

Theo quy định hiện nay, nợ dài hạn bao gồm các khoản nợ sau:

  • Nợ phải trả người bán dài hạn
  • Người mua trả tiền trước dài hạn
  • Chi phí phải trả dài hạn
  • Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh
  • Phải trả nội bộ dài hạn
  • Doanh thu chưa thực hiện dài hạn
  • Phải trả dài hạn khác
  • Vay và nợ thuê tài chính dài hạn
  • Trái phiếu chuyển đổi
  • Cổ phiếu ưu đãi
  • Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
  • Dự phòng phải trả dài hạn
  • Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Dưới đây là cụ thể từng khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp.

Phải trả người bán dài hạn (Mã số 331)

Khoản nợ này phản ánh số tiền mà doanh nghiệp còn phải trả cho bên bán có thời hạn thanh toán còn lại trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường.

Người mua trả tiền trước dài hạn (Mã số 332)

Ngược lại với nợ ngắn hạn, đây là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà doanh nghiệp ứng trước để mua các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, tài sản cố định hay bất động sản nhưng thay vì trả ngắn hạn, doanh nghiệp có thời hạn thanh toán trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường, trừ các khoản đã thu nhận trước.

Chi phí phải trả dài hạn (Mã số 333)

Các khoản nợ còn phải trả do đã nhận hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bắt buộc phải trả do đã nhận hàng hóa, dịch vụ, chỉ vì chưa có hóa đơn hoặc các khoản chi phí của kỳ báo cáo chưa đủ hồ sơ mà có thời hạn thanh toán trên 12 tháng hoặc sau chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo tại thời điểm báo cáo cũng được xếp vào nợ dài hạn.

Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh (Mã số 334)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đơn vị cấp dưới phải trả cho đơn vị cấp trên về vốn kinh doanh.

Cụ thể, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động cũng như mô hình quản lý riêng của mỗi đơn vị, doanh nghiệp thực hiện việc phân cấp và quy định cho đơn vị phụ thuộc ghi nhận khoản vốn do doanh nghiệp cấp vào chỉ tiêu này hoặc chỉ tiêu vốn góp của chủ sở hữu.

Khi đơn vị cấp trên lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp cho toàn doanh nghiệp thì khoản phải trả nội bộ về kinh doanh sẽ được bù trừ với khoản vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc.

Phải trả nội bộ dài hạn (Mã số 335)

Ngoài khoản phải trả về vốn kinh doanh, chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải trả nội bộ có kỳ hạn thanh toán còn lại trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo giữa đơn trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc với đơn vị cấp trên và giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong một doanh nghiệp.

Khoản tiền này sẽ được bù trừ với chỉ tiêu Phải thu nội bộ dài hạn trên Bảng cân đối kế toán của các đơn vị hạch toán phụ thuộc khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tài chính tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc.

Doanh thu chưa thực hiện dài hạn (Mã số 336)

Các khoản doanh thu chưa thực hiện nhưng tương ứng với phần nghĩa vụ mà doanh nghiệp bắt buộc phải hoàn thành với thời hạn còn lại trên 12 tháng hoặc sau một kỳ sản xuất, kinh doanh tiếp theo tại thời điểm lập báo cáo cũng sẽ được xác định là nợ dài hạn.

Phải trả dài hạn khác (Mã số 337)

Ngoài các khoản nợ dài hạn trên, các khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả với thời hạn thanh toán còn lại trên 12 tháng hoặc hơn chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường được xếp vào nợ dài hạn.

Một số khoản tiêu biểu thuộc nhóm này có thể kể đến:

  • Các khoản nhận ký quý, ký cược dài hạn
  • Các khoản cho mượn dài hạn
  • Các khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay dài hạn

Nợ dài hạn trong bảng cân đối kế toán

Tương tự như nợ ngắn hạn, nợ dài hạn cũng là một trong những nội dung bắt buộc trong Bảng cân đối kế toán

Vay nợ và thuê tài chính dài hạn (Mã số 338)

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp không thể tránh khỏi các khoản vay nợ dài hạn để phục vụ mục đích đầu tư, kinh doanh lâu dài. Do đó các khoản vay, nợ của ngân hàng, tổ chức và công ty tài chính hay các đối tượng khác mà có kỳ hạn thanh toán còn lại trên 12 tháng tại thời điểm lập báo cáo sẽ được xác định là nợ dài hạn.

Một số khoản vay tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Tiền vay ngân hàng
  • Chi phí về tài sản cố định thuê tài chính
  • Tiền thu phát hành trái phiếu phường…

Trái phiếu chuyển đổi (Mã số 339)

Đối với chỉ tiêu này, phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi do doanh nghiệp phát hành tại thời điểm báo cáo sẽ được xác định là nợ dài hạn.

Cổ phiếu ưu đãi (Mã số 340)

Tương tự như vậy, đây thực chất là giá trị cổ phiếu ưu đãi theo mệnh giá mà bắt buộc người phát hành phải mua lại tại thời điểm đã được xác định trong tương lai.

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 341)

Phần lớn các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp đều được xác định là nợ ngắn hạn trừ trường hợp này. Đây là số thuế thu nhập doanh nghiệp đã hoãn lại nay phải trả tại thời điểm lập báo cáo.

Nếu các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế và chênh lệch tạm thời được khấu trừ mà liên quan đến cùng một đối tượng nộp thuế, đồng thời được quyết toán với cùng một cơ quan thuế thì thuế thu nhập hoãn lại phải trả sẽ được bù trừ với số tài sản thuế hoãn lại. Khi đó thuế thu nhập hoãn lại phải trả sẽ phản ánh số tiền chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả lớn hơn tài sản thuế hoãn lại.

Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 342)

Tương tự như nợ ngắn hạn hay bất cứ khoản nợ nào khác, doanh nghiệp cần đưa ra các khoản dự trù. Dự phòng phải trả trả dài hạn cho biết sự ước đoán của doanh nghiệp về các nghĩa vụ tài chính sắp vá sẽ phải trả sau 12 tháng hoặc sau chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo. Tuy nhiên các khoản này chỉ mang tính chất ước tính mà chưa chắc chắn hoàn toàn về thời gian và mức tiền phải thanh toán.

Một số khoản tiền thuộc nhóm này có thể kể đến:

  • Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng
  • Dự phòng tái cơ cấu
  • Một số khoản chi phí trích trước dùng để sửa chữa các loại tài sản cố định theo định kỳ
  • Chi phí hoàn nguyên môi trường trích trước

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Mã số 343)

Với mục tiêu phát triển lâu dài, một số doanh nghiệp đã thành lập các quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Tuy nhiên số Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng đến tại thời điểm báo cáo sẽ được xác định là nợ dài hạn.

Cách xác định các chỉ tiêu trong nợ dài hạn

Nợ dài hạn cho biết khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong dài hạn, đồng thời phản ánh hiệu quả sử dụng khoản vay để đầu tư của doanh nghiệp.

Các chỉ số liên quan đến nợ dài hạn càng cao thì khả năng mất kiểm soát và mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn. 

Khi nghiên cứu nợ dài hạn để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các hệ số mà các nhà phân tích thường nhìn vào bao gồm:

* Hệ số nợ dài hạn: được xác định bằng công thức:

Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn/(Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu)

* Hệ số khả năng trả lãi:

Hệ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Lãi vay

Các hệ số này sẽ phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nhìn vào đây có thể xác định được doanh nghiệp có khả năng tạo ra thu nhập để trả lãi hay không.

Nợ dài hạn là công cụ hữu ích cho doanh nghiệp khi phân tích quản lý tài chính. Chủ doanh nghiệp có thể biết được cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, từ đó phân bổ nguồn vốn và các khoản đầu tư cho hợp lý.

Việc hiểu rõ nợ dài hạn là gì vô cùng có lợi cho chủ doanh nghiệp trong quá trình quản lý và vận hành kinh doanh. Hy vọng các thông tin về nợ dài hạn trong bài viết giúp cho bạn hiểu thêm một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *