avatart

khach

icon

Tài sản tài chính là gì? Các đặc điểm của tài sản tài chính

Thị trường tài chính

- 23/08/2022

0

Thị trường tài chính

23/08/2022

0

Tài sản tài chính là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường tài chính. Vậy tài sản tài chính là gì? Tài sản tài chính bao gồm các loại tài sản nào?

Mục lục [Ẩn]

Tài sản tài chính là gì?

Muốn hiểu rõ về tài sản tài chính, trước hết cần hiểu rõ một số khái niệm liên quan.

- Tài chính: Khái niệm về tài chính vô cùng rộng bởi đây vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một phạm trù lịch sử, tài chính đã tồn tại và phát triển song song cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa.

Bởi vậy mà có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tài chính. Trước tiên, tài chính bao gồm các quỹ tiền tệ được thành lập bởi Nhà nước để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc tài chính là tiền tệ, các quỹ tiền tệ chỉ là biểu hiện về mặt vật chất của tài chính mà thôi.

Tài chính còn được hiểu là các quan hệ kinh tế được hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ. Bản chất bên trong của tài chính là quan hệ phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.

Như vậy, khái niệm về tài chính tương đối trừu tượng, có thể hiểu là tổng hợp các mối quan hệ phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong xã hội. Tài chính gần như có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống.

- Tài sản (asset): Là các vật có giá trị và là khách thể của quan hệ trao đổi. Theo định nghĩa tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Từ các khái niệm trên có thể đưa ra khái niệm về tài sản tài chính, cụ thể như sau:

Tài sản tài chính (financial asset) là loại tài sản không phụ thuộc vào giá trị vật chất của tài sản thông thường, được tạo ra từ các giao dịch tài chính và có tính thanh khoản.

Khác với tài sản thông thường, giá trị của tài sản tài chính không bắt buộc phải được thể hiện dưới dạng vật chất. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc tất cả tài sản chính đều là tài sản vô hình, giá trị của nó được thể hiện trên các loại giấy tờ, chứng chỉ hoặc hợp đồng.

Khái niệm tài sản tài chính

Việc hiểu rõ khái niệm tài sản tài chính là gì giúp cho doanh nghiệp dễ dàng phân loại tài sản trong kinh doanh

Tài sản tài chính bao gồm những gì?

Tài sản tài chính thường bao gồm các loại tài sản tiêu biểu sau:

  • Chứng chỉ tiền gửi: Giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành, trên đó có thỏa thuận về việc công nhận quyền sở hữu của khách hàng với một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại chính ngân hàng đó.
  • Cổ phiếu: Chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử do công ty cổ phần phát hành, xác nhận quyền sở hữu cổ phần của công ty, khách hàng sẽ được chia sẻ lợi nhuận tương ứng với số cổ phần sở hữu.
  • Tiền mặt: Tiền mặt là sự biểu hiện bằng hình thức vật chất của tiền tệ, như tiền giấy và kim loại. Tuy nhiên trong sổ sách kế toán hay tài chính nói chung, khái niệm về tiền mặt rộng hơn, còn có thể bao gồm các loại tương đương với tiền tệ mà có thể được lấy ra gần như ngay lập tức.
  • Tiền gửi ngân hàng: Khoản dự trữ của cá nhân, tổ chức trong ngân hàng, được gửi với mục đích tiết kiệm và hưởng lãi hàng tháng theo một tỷ lệ nhất định.
  • Các khoản cho vay: Đây là các tài sản có thể thanh toán cố định hoặc có thể xác định được. Trong hoạt động của ngân hàng, các khoản vay là tài sản, thậm chí có thể bán cho các bên có nhu cầu.
  • Công cụ phái sinh: Tài sản có giá trị được lấy từ các tài sản cơ bản khác. 

Ngoài ra theo Chuẩn mực kế toán IAS39, các loại tài sản tài chính trên sẽ được phân loại thành 4 nhóm căn cứ vào mục đích mua và nắm giữ tài sản.

- Nhóm 1: Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kinh doanh, thường gồm:

  • Các loại tài sản tài chính được nắm giữ để phục vụ cho mục đích kinh doanh
  • Công cụ tài chính phái sinh phục vụ cho mục đích kinh doanh
  • Các loại tài sản tài chính khác mà doanh nghiệp phân vào nhóm này

- Nhóm 2: Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Đây là các khoản đầu tư được xây dựng có chủ đích và doanh nghiệp sẽ nắm giữ chúng đến ngày đáo hạn. Các khoản đầu tư thuộc nhóm này phải thỏa mãn 2 điều kiện:

  • Số tiền thu về tại ngày đáo hạn đã được xác định
  • Thời điểm thu tiền về đã được xác định trước

- Nhóm 3: Khoản cho vay và phải thu

Các loại tài sản tài chính thuộc nhóm này thường không được niêm yết, việc chuyển nhượng mua/bán khó khăn nên tính thanh khoản của nó thấp hơn so với nhóm tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp đồng.

Đặc điểm của loại tài sản thuộc nhóm này là các khoản vay và khoản thu không xác định được số tiền và thời điểm thu về một cách chắc chắn.

- Nhóm 4: Các loại tài sản tài chính không thuộc 3 nhóm trên

Các loại tài sản tài chính còn lại sẽ được xếp vào nhóm thứ tư, bao gồm:

  • Ngoại tệ vàng bạc: Không phục vụ cho mục đích kinh doanh, chỉ phục vụ cho mục đích sản xuất
  • Công cụ tài chính phái sinh sử dụng để phòng ngừa rủi ro

Đặc điểm của tài sản tài chính

Khác với các loại tài sản thông thường, tài sản tài chính mang các đặc điểm như sau:

Tính thanh khoản

Tính thanh khoản của tài sản được hiểu là khả năng chuyển tài sản đó thành tiền mặt trong một thời gian ngắn. Khác với tài sản thông thường, yếu tố thanh khoản là đặc điểm bắt buộc phải có của tài sản tài chính.

Để đảm bảo tính thanh khoản, tài sản phải đáp ứng hai yêu cầu là:

  • Việc chuyển đổi thành tiền phải được thực hiện nhanh chóng
  • Chi phí chuyển đổi phải thấp

Tài sản tài chính nào càng có thời gian và chi phí chuyển đổi càng thấp nghĩa là tính thanh khoản càng cao, ngược lại nếu thời gian và chi phí chuyển đổi càng cao thì tính thanh khoản càng thấp.

tính thanh khoản của tài sản tài chính

Tính thanh khoản là đặc trưng cơ bản của tài sản tài chính

Tính rủi ro

 Tính rủi ro của tài sản tài chính thường cao hơn so với các loại tài sản thông thường. Rủi ro này thường đe dọa sự an toàn về vốn và thu nhập. Một số loại rủi ro mà khác mà doanh nghiệp có thể gặp phải thường bao gồm:

  • Rủi ro thanh toán
  • Rủi ro thị trường
  • Rủi ro lạm phát

Tính sinh lợi

Khác với các loại tài sản thông thường có thể sinh lợi hoặc không, tài sản tài chính luôn có khả năng sinh lợi cho nhà đầu tư.

Ví dụ: Các loại tài sản như vàng bạc, bất động sản được kỳ vọng mang đến nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư khi giá cả tăng lên.

Hay khi đầu tư vào cổ phiếu, khách hàng không chỉ được hưởng lợi khi giá cổ phiếu thị trường tăng cao mà còn được hưởng cổ tức, lợi nhuận khi hoạt động kinh doanh của công ty tăng.

Một số đặc điểm khác

Ngoài ra, tài sản tài chính còn mang các đặc điểm như:

  • Tính tiền tệ: Một số loại tài sản tài chính còn có thể thực hiện chức năng của tiền tệ là trung gian trao đổi và thanh toán các giao dịch tiền tệ
  • Tính chuyển đổi: Một số loại tài sản tài chính có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ từ cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi sang cổ phiếu thông thường.
  • Tính hối đoái: Giá trị của tài sản tài chính có thể biểu hiện bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau. Ví dụ khách hàng gửi tiền bảng Anh ở ngân hàng nhưng lãi suất nhận được hàng tháng lại là tiền Việt Nam.
  • Tính phức hợp: Tài sản tài chính có thể có cấu trúc phức tạp, tài sản tài chính này là phức hợp của nhiều tài sản tài chính đơn giản khác. Ví dụ trái phiếu chuyển đổi là phức hợp giữa trái phiếu và quyền chọn.
  • Tính chịu thuế: Các loại tài sản tài chính có tính sinh lời, vì thế trong một số trường hợp, có thể là đối tượng chịu thuế.

Các ưu - nhược điểm của tài sản tài chính

Tài sản tài chính còn có thể phân chia thành tài sản có tính thanh khoản cao và tài sản có tính thanh khoản thấp. Mỗi loại tài sản lại có những ưu, nhược điểm khác nhau:

Tài sản có tính thanh khoản cao

Tài sản có tính thanh khoản cao là những loại tài sản tài chính dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt với chi phí thấp.

* Ưu điểm

Định nghĩa về loại tài sản này đã thể hiện ưu điểm của nó, đó là dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Điều này giúp cho cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn khi cần thiết, nhất là đối với một số tài sản tài chính có giá trị cao.

Ví dụ: Các loại bảo hiểm hay chứng chỉ tiền gửi thường có giá trị tương đối cao, thậm chí có những loại bảo hiểm có giá trị lên đến hàng tỷ đồng.

* Nhược điểm

Tuy nhiên, tài sản tài chính có tính thanh khoản cao vẫn tồn tại một số hạn chế như:

  • Không phải loại tài sản tài chính nào cũng nhận được nhiều sự quan tâm.
  • Giá trị của một số tài sản tài chính chỉ mạnh nhờ tài sản cơ sở

Tài sản có tính thanh khoản thấp

Ngược lại là tài sản có tính thanh khoản thấp.

* Ưu điểm

Ưu điểm của loại tài sản này là có một số sản phẩm có giá trị vô cùng cao, ví dụ như bất động sản hoặc đồ cổ.

* Nhược điểm

Tuy nhiên đó cũng có thể chính là nhược điểm của loại tài sản này, khi mà có chuyển đổi thành tiền mặt. Điều này có thể gây khó khăn và cản trở kế hoạch của cá nhân hoặc doanh nghiệp khi cần huy động vốn gấp.

Chức năng của tài sản tài chính

Là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế, tài sản tài chính có hai chức năng cơ bản:

  • Tài sản tài chính góp phần chuyển dịch vốn thặng dư để đầu tư vào tài sản hữu hình, cụ thể là vốn nhàn rỗi từ nhà đầu tư sang nhà phát hành sử dụng. Khi đó về phía nhà đầu tư có thêm một khoản thu từ lợi nhuận còn nhà phát hành có vốn để thực hiện các nhu cầu của mình.
  • Tài sản tài chính còn giúp phân tán rủi ro cho các nhà đầu tư tài chính, chia sẻ một phần các bất lợi trong quá trình sản xuất, kinh doanh

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tài sản tài chính là gì. Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu của nền kinh tế thị trường.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *