avatart

khach

icon

Phân tích tín dụng là gì? Quy trình phân tích tín dụng

Thị trường tài chính

- 15/08/2022

0

Thị trường tài chính

15/08/2022

0

Phân tích tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng, nhằm đánh giá và nắm bắt các thông tin về người vay, mục đích vay, cơ cấu khoản vay và nguồn thanh toán khoản cho vay.

Mục lục [Ẩn]

Phân tích tín dụng là gì?

Phân tích tín dụng (tiếng Anh là Credit Analysis) được hiểu là quá trình đánh giá được thực hiện bởi các chuyên viên của tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo sự hiểu biết thông suốt về người vay, cơ cấu và mục đích khoản vay cũng như nguồn thanh toán khoản cho vay của khách hàng.

Hiểu một cách đơn giản, phân tích tín dụng chính là tiến hành rà soát, thu thập và xử lý thông tin một cách khoa học thông qua việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích. Từ đó nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro về mặt kinh tế đối với doanh nghiệp/cá nhân cũng như một phương án hay một dự án sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp/cá nhân đã đề xuất nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng.

Đối tượng của phân tích tín dụng

Đối tượng của phân tích tín dụng là tất cả các cá nhân/tổ chức có nhu cầu tín dụng. Có thể chia thành 2 nhóm đối tượng chính:

  • Khách hàng cá nhân
  • Khách hàng doanh nghiệp

Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng (Credit Analysis) là gì?

Thông thường hoạt động phân tích tín dụng thường bao gồm một hệ thống tính điểm dành riêng cho bên đánh giá và được thiết kế để tối đa hóa lợi nhuận đồng thời giảm thiểu thiệt hại về nợ xấu. Kết quả của phân tích tín dụng sẽ là xác định xem có nên cấp tín dụng hoặc cho vay tiền đối với cho đối tượng vừa tiến hành phân tích hay không và nếu có, số tiền sẽ được cam kết là bao nhiêu. 

Người thực hiện công việc phân tích tín dụng được gọi là chuyên viên phân tích tín dụng. 

Mục đích của phân tích tín dụng 

Mục đích của phân tích tín dụng là xác định rủi ro và những biện pháp hạn chế rủi ro trước, trong và sau khi cấp tín dụng. Cụ thể như sau:

Hạn chế tình trạng thông tin không chính xác

Thông tin sai lệch, không chính xác sẽ khiến ngân hàng đánh giá sai về khách hàng. Do đó dẫn tới đưa ra quyết định sai lầm trong việc lựa chọn khách hàng có tiềm ẩn rủi ro cao hay tiềm năng, an toàn. 

Nếu ngân hàng thực hiện tốt việc phân tích tín dụng trước khi cấp vốn cho vay thì ngân hàng sẽ lựa chọn được chính xác khách hàng và giảm rủi ro tiềm ẩn.

Đánh giá chính xác nhu cầu vay vốn của khách hàng

Quá trình phân tích tín dụng cho phép chuyên viên phân tích biết được mục đích vay vốn, nhu cầu vay vốn... của khách hàng. Đây là cơ sở để ngân hàng thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp như phương thức hoàn trả, quy mô khoản vay, kỳ hạn hoàn trả.

Đánh giá chính xác mức độ rủi ro của khách hàng

Quá trình phân tích tín dụng giúp đánh giá khách hàng thông qua việc phân tích, đánh giá báo cáo tài chính, uy tín khách hàng, ngành nghề kinh doanh, phương án vay vốn… từ đó giúp ngân hàng hiểu khách hàng hơn. Đồng thời việc phân tích tín dụng cũng tổ chức tín dụng đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh cũng như điểm yếu của khách hàng. Từ đó có cơ sở để đánh giá, lường trước được mức độ rủi ro của từng khoản vay và sẽ dễ dàng trong việc đưa ra định giá khoản tín dụng, xác định lãi suất cho vay, trích lập dự phòng rủi ro và giám sát tín dụng sau này của tổ chức tín dụng.

Các phương pháp phân tích tín dụng

Trong hoạt động phân tích tín dụng, thông thường được thực hiện bởi các phương pháp sau đây:

- Phương pháp 5Cs: Phương pháp này dựa trên việc đưa ra các tiêu chí phân tích như:

  • Tính chất, đặc điểm, tư cách pháp lý của đối tượng
  • Năng lực, khả năng hoạt động kinh doanh của đối tượng 
  • Tình hình vốn chủ sở hữu
  • Tài sản bảo đảm
  • Các điều kiện khác như vị thế cạnh tranh, vị thế sản phẩm, đối thủ cạnh tranh

Phương pháp này thường được áp dụng khi phân tích tín dụng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp.

- Phương pháp 6C: Phương pháp này sẽ cập nhật và bổ sung một số yếu tố so với phương pháp 5C. Theo đó sẽ điều chỉnh phân tích thêm về tình hình tài chính, sự lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp...

- Phương pháp Swot: Phương pháp này phân tích các yếu tố liên quan đến khoản cấp tín dụng theo 4 khía cạnh: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. 

- Phương pháp xếp hạng tín dụng: Phương pháp này dựa trên các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng mà tổ chức tín dụng đã xây dựng và thống nhất sử dụng.

Phương pháp phân tích tín dụng

Các phương pháp phân tích tín dụng

Nội dung của phân tích tín dụng

Trong phân tích tín dụng sẽ bao gồm 4 nội dung cơ bản như sau:

Thu thập và xử lý thông tin: Đây nội dung quan trọng, quyết định tính chính xác của các hoạt động phân tích tiếp theo. Công việc này sẽ được thực hiện thông qua các nguồn như: hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng, thông tin lưu trữ tại ngân hàng, thông tin từ phỏng vấn và điều tra, và từ một số nguồn khác. Tổ chức tín dụng sẽ đánh giá các nguồn thông tin, đối chiếu, so sánh các thông tin quá khứ, hiện tại từ nhiều nguồn khác nhau để lựa chọn các thông tin chính xác nhất. 

Phân tích khách hàng: Tùy vào loại đối tượng khách hàng để thực hiện phân tích. Theo đó:

Đánh giá tài sản: Với khách hàng doanh nghiệp sẽ thông qua bảng cân đối kế toán. Với hộ kinh doanh/cá nhân sẽ thông qua các thông tin về tình hình kinh doanh, tài sản cá nhân, lương và các thu nhập khác.

  • Đánh giá các khoản nợ: Tổ chức tín dụng sẽ quan tâm đến tất cả các khoản nợ của khách hàng như nợ cũ, nợ ngân hàng khác, nợ người lao động, nợ người cung cấp... Ngoài ra tổ chức tín dụng cũng quan tâm đến các khoản nợ ưu đãi, nợ có đảm bảo và các khoản nợ khác.
  • Phân tích doanh thu, chi phí: Áp dụng chủ yếu đối với khách hành doanh nghiệp.
  • Phân tích luồng tiền: Tổ chức tín dụng sẽ phải dự tính các dòng tiền để xác định dòng tiền trả nợ cho ngân hàng.
  • Phân tích tài chính: Sử dụng các tỷ lệ tài chính để đánh giá tình hình khách hàng.

- Thẩm định phương án - dự án vay vốn: Tổ chức tín dụng sẽ đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện được phương án kinh doanh hay không, thực hiện như thế nào và kết quả ra sao. Khách hàng có trả được nợ hay không, có nguồn trả nợ thực tế không hay phụ thuộc và dự án, phương án kinh doanh... Cho nên công việc này rất quan trọng đối với công tác cho vay của các tổ chức tín dụng.

- Phân tích tài sản đảm bảo: Công việc này sẽ tập trung vào việc đánh giá một cách chính xác khả năng thanh lý các tài sản bảo đảm khi cần thiết. Nội dung của thẩm định tài sản bảo đảm chủ yếu tập trung vào khía cạnh pháp lý của tài sản, khả năng thanh lý tài sản đó theo giá trị thị trường và khả năng kiểm soát tài sản của ngân hàng

Quy trình phân tích tín dụng

Quy trình phân tích tín dụng thông thường được thực hiện theo 2 phần cơ bản như sau:

Phân tích các thông tin cơ sở 

Yếu tố cần thiết để thực hiện quy trình phân tích tín dụng là thông tin. Chất lượng thông tin thể hiện ở ba thuộc tính như: kịp thời, đầy đủ, chính xác.

Những thông tin này được thu thập từ:

  • Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng.
  • Hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng.
  • Những nguồn khác: bạn hàng và đối thủ cạnh tranh của khách hàng, báo chí, các ấn bản kinh tế.

Mục đích là để nắm rõ các thông tin về đối tượng dự định cấp tín dụng.

Tiến hành phân tích tín dụng

Trong phần này sẽ tập trung vào hai nội dung cơ bản là:

- Đánh giá khách hàng vay vốn: Việc đánh giá này thông thường được thực hiện trong tương quan với ngành kinh doanh mà khách hàng đang thực hiện. Bước này sẽ giúp chuyên viên phân tích tín dụng hiểu được vị trí hiện tại của khách hàng, áp lực cạnh tranh trong ngành và dự đoán được các rủi ro có thể xảy ra...

- Phân tích dòng tiền: Bước này chủ yếu phục vụ cho quá trình thu hồi vốn vay sau này của tổ chức tín dụng. Thông qua bước phân tích dòng tiền, bạn cần tìm kiếm và đánh giá các nguồn thu của doanh nghiệp dựa trên cơ sở những thông tin như báo cáo tài chính, nguyên tắc kế toán, các tài sản của doanh nghiệp... Bước phân tích này nhằm đảm bảo khả năng hoàn trả của khách hàng trong tương lai.

Tiến hành phân tích tín dụng

Tiến hành phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là một khâu quan trọng trong quy trình cấp tín dụng của ngân hàng. Việc nắm rõ mục đích, phân loại và quy trình phân tích tín dụng giúp bạn hiểu hơn về cách thức cho vay của ngân hàng, cũng như hoạt động phân tích tín dụng tại các tổ chức tín dụng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *