avatart

khach

icon

Bảo hộ phá sản là gì? Bảo hộ phá sản có ở Việt Nam không?

Thị trường tài chính

- 09/09/2022

0

Thị trường tài chính

09/09/2022

0

Bảo hộ phá sản là một trong những thuật ngữ quen thuộc trong pháp luật quốc tế về phá sản. Vậy bảo hộ phá sản là gì và bảo hộ phá sản có ở Việt Nam không?

Mục lục [Ẩn]

Bảo hộ phá sản là gì?

Bảo hộ phá sản là một thuật ngữ xuất phát từ Luật Phá sản của Hoa Kỳ, tiếng Anh là Bankruptcy Protection. Bảo hộ phá sản được quy định tại Chương 11 của Luật Phá sản Hoa Kỳ, cho phép một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và đứng trước nguy cơ phá sản tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để xin Tòa án bảo hộ phá sản.

Bảo hộ phá sản là gì

Bảo hộ phá sản là khái niệm xuất hiện trong pháp luật phá sản của nhiều quốc gia

Dưới quyết định của Tòa án, doanh nghiệp được cho phép trì hoãn việc trả nợ để thực hiện các biện pháp phục hồi lại hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp phục hồi thành công, doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ bị phá sản, thực hiện các nghĩa vụ trả nợ và tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra hiện nay bảo hộ phá sản cũng đã xuất hiện trong pháp luật của một số quốc gia khác như Nga, Singapore… với khái niệm tương tự.

Mục đích của bảo hộ phá sản

Mục đích cốt lõi của bảo hộ phá sản là hạn chế tối đã việc giải thể doanh nghiệp hay cá nhân bị phá sản khi vẫn còn khả năng trả nợ. 

Bảo hộ phá sản được xây dựng không chỉ với mục tiêu bảo vệ chủ nợ mà đang dần chuyển dịch để bảo vệ cả con nợ, hướng đến việc cân bằng lợi ích của cả hai chủ thể này. Mục đích cuối cùng mà bảo hộ phá sản hướng đến là “phục hồi” hoạt động kinh doanh chứ không phải là “thanh lý” tài sản còn lại.

Bảo hộ phá sản theo quy định của pháp luật quốc tế

Bảo hộ phá sản không chỉ xuất hiện trong Luật Phá sản của Mỹ mà còn xuất hiện trong luật phá sản của nhiều quốc gia trên thế giới như Nga hay Singapore.

Chủ thể xin phá sản có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp, tuy nhiên trên thực tế không phải luật phá sản của quốc gia nào cũng quy định cả hai hình thức bảo hộ phá sản này. Thông thường bảo hộ phá sản đối với doanh nghiệp xuất hiện phổ biến hơn cả.

Bảo hộ phá sản không đồng nghĩa với việc chủ thể được miễn hoàn toàn nghĩa vụ trả nợ, thay vào đó sẽ có một khoảng thời gian hợp lý để tái cơ cấu và thực hiện các hoạt động khôi phục kinh doanh. Mỗi một quốc gia lại có quy định khác nhau về vấn đề này, tuy nhiên thông thường thời hạn bảo hộ diễn ra từ hai đến ba năm.

Sau khoảng thời gian này nếu không thể hồi phục kinh doanh, khi đó Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản.

Ví dụ, tại Mỹ hiện nay công nhận cả hai trường hợp bảo hộ là bảo hộ phá sản đối với cá nhân và bảo hộ phá sản đối với doanh nghiệp.

Bảo hộ phá sản đối với cá nhân lại chia làm hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất khi cá nhân có vấn đề về tài chính sẽ được phép nộp hồ sơ xin bảo hộ phá sản và được xóa nợ hầu hết các khoản không có thế chấp, nhưng đồng thời cá nhân cũng không giữ được tài sản của mình đối với những khoản nợ có bảo đảm.

Loại thứ hai cho phép cá nhân có nguy phá sản có thể trả dần từng khoản nợ trong khoản thời gian từ 3 đến 5 năm. Nếu hết hạn bảo hộ, người vay đã dùng toàn bộ thu nhập để trả nợ thì phần nợ còn lại sẽ bị xóa, đồng thời đối với những khoản nợ có bảo đảm, khách hàng vẫn có quyền giữ lại được tài sản thế chấp.

Đối với bảo hộ phá sản dành cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có thời gian tái cấu trúc, khôi phục hoạt động lên đến 18 tháng và không được gia hạn.

Các quy định về bảo hộ phá sản ở mỗi quốc gia có thể khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung là giúp cá nhân, tổ chức khôi phục tình trạng hoạt động bình thường.

Bảo hộ phá sản có ở Việt Nam không?

Tại Việt Nam không có khái niệm cụ thể về bảo hộ phá sản, tuy nhiên các nội dung của bảo hộ phá sản đều được thể hiện cụ thể trong Luật Phá sản 2014.

Theo đó, việc bảo hộ phá sản tại Việt Nam không áp dụng đối với cá nhân, kể cả các cá nhân có đăng ký kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp, Luật Phá sản 2014 đưa ra các thủ tục phục hồi kinh doanh tại Chương 7, các quy định này được đánh giá là gần tương tự với bảo hộ phá sản.

thủ tục phá sản tại Việt Nam

Bản chất của bảo hộ phá sản được thể hiện trong quy trình phá sản tại Việt Nam

Theo đó, doanh nghiệp khi mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh dưới sự giám sát của Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp sẽ được quyết định theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động. Trong trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thì thời hạn để thực hiện phương án phục hồi sẽ là không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi.

Ngoài ra cứ 6 tháng một lần, doanh nghiệp sẽ phải lập báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để hai chủ thể này báo cáo với Thẩm phán và thông báo cho chủ nợ.

Nếu doanh nghiệp thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, giải quyết các khoản nợ thì có thể tiếp tục tiến hành hoạt động. Ngược lại trong trường hợp không thể thực hiện hoặc hết thời hạn nhưng vẫn mất khả năng thanh toán thì khi đó Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tục phục hồi kinh doanh và tuyên bố phá sản.

Như vậy có thể thấy bảo hộ phá sản dù không được đề cập trực tiếp nhưng các quy định cụ thể trong Luật Phá sản 2014 đều thể hiện đầy đủ tinh thần của bảo hộ phá sản.

Bảo hộ phá sản là một trong những chế định quan trọng trong luật phá sản của nhiều quốc gia trên thế giới, được xem là những nỗ lực cuối cùng để cứu lấy một doanh nghiệp.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *