avatart

khach

icon

Nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Thị trường tài chính

- 18/08/2022

0

Thị trường tài chính

18/08/2022

0

Nợ nước ngoài có tác động rất lớn đến việc tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Vậy nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu và có ảnh hưởng thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Đối với các quốc gia đang phát triển, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên điều này cũng làm gia tăng các khoản nợ nước ngoài. Nếu kiểm soát không hiệu quả có thể khiến cho nền kinh tế của một quốc gia có nguy cơ suy yếu khi dựa quá nhiều vào dòng vốn nước ngoài.

Nợ nước ngoài là gì?

Nợ nước ngoài trong tiếng Anh là Foreign debt hoặc External debt, đây là một thuật ngữ trong tài chính ngân hàng. Theo định nghĩa của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì nợ nước ngoài tại một thời điểm được hiểu là tổng dư nợ thực tế hiện có yêu cầu thanh toán các khoản gốc và/hoặc lãi của người đi vay tại một thời điểm trong tương lai, trừ các khoản nợ dự phòng. 

Còn theo Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển thì nợ nước ngoài hay nợ quốc tế của một quốc gia tại một thời điểm nhất định được hiểu là tổng số nợ theo hợp đồng mà chưa được thanh toán, người cư trú của quốc gia đó có trách nhiệm thanh toán cho người không cư trú, gồm hoàn trả nợ gốc kèm hoặc không kèm lãi, hoặc trả nợ lãi kèm hoặc không kèm với gốc.

Khái niệm về nợ nước ngoài đã được đề cập trong Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2009 theo đó: Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy hiểu một cách đơn giản thì nợ nước ngoài của một nước là tổng số nợ mà quốc gia đó có trách nhiệm buộc phải thanh toán cho bên vay nước ngoài. Trong đó bên vay nước ngoài có thể là một, nhiều quốc gia hoặc các tổ chức tài chính quốc tế).

Có nhiều cách xác định nhưng về cơ bản, nợ nước ngoài được phân loại theo các tiêu chí sau:

  • Theo chủ thể cho vay
    • Nợ nước ngoài song phương
    • Nợ nước ngoài đa phương
  • Theo chủ thể đi vay
    • Nợ nước ngoài của Chính phủ
    • Nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng
  • Theo kỳ hạn
    • Nợ ngắn hạn (thời gian vay một năm)
    • Nợ trung hạn (thời gian vay trên một năm)
    • Nợ dài hạn (thời gian vay trên một năm)
  • Theo lãi suất
    • Nợ vay theo lãi suất cố định
    • Nợ vay theo lãi suất thả nội
  • Theo mục đích sử dụng vốn
    • Vay để bù đắp thiếu hụt tiêu dùng trong nước
    • Vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hoặc phục vụ sản xuất, kinh doanh
    • Vay để bù đắp cán cân thanh toán quốc tế

Ngoài các tác động tích cực cho nền kinh tế như tạo thêm nguồn vốn để phát triển đất nước, thúc đẩy kinh tế… thì nợ nước ngoài nếu không được kiểm soát và quản lý đúng cách có thể đem đến nhiều rủi ro cho quốc gia.

Do đó việc quản lý nợ nước ngoài là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia.

Tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam

Là một nước đang phát triển, ngoài việc phát triển nội lực, Việt Nam cũng chú trọng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài để cải thiện đời sống kinh tế. Từ một nước dựa chủ yếu vào nguồn viện trợ của nước ngoài, Việt Nam đã phấn đấu trở thành một nước tự chủ về kinh tế, đặc biệt những năm gần đây tỷ lệ nợ nước ngoài của nước ta ngày một giảm dần.

nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn từ 2011 - 2018

Minh họa nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018

Dưới đây là bảng tổng kết tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây:

Đơn vị: Tỷ đồng

Thời gian

Tổng dư nợ

Nợ nước ngoài của Chính phủ

Nợ nước ngoài của doanh nghiệp

2011

1.052.416,94

666.372,68

386.044,26

2012

1.213.737,60

727.434,05

486.303,55

203

1.336.167,72

763.224,42

572.943,30

2014

1.508.819,91

810.125,34

698.694,57

2015

1.759.035,48

867.813,12

891.222,36

2016

2.018.647,78

947.494,88

1.071.152,90

2017

2.451.169,75

1.040.000,87

1.411168,88

2018

2.548.352,03

1.067.817,12

1.480.534,91

2019

2.841.488,16

1.104.699,34

1.736.788,82

2020

3.016.287,89

1.136.059,94

1.880.227,95

2021

3.226.046,16

1.075.849,26

2.150.196,90

Tổng hợp từ Bản tin nợ công của Bộ Tài chính qua các năm

Từ một nước có nền kinh tế kém phát triển, dựa nhiều vào nguồn vốn nước ngoài, Việt Nam đã từng bước tự chủ kinh tế và quản lý tốt nợ nước ngoài. 

Nhìn vào bảng trên có thể thấy tuy nợ nước ngoài của Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia và cơ quan thì vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây.

chỉ số quản lý nợ nước ngoài

Chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài của Việt Nam so với GDP có xu hướng giảm

Các chỉ số giám sát nợ công đều thể hiện các kết quả khả quan:

Năm

Chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP

2011

41,5%

2012

37,4%

2013

37,4%

2014

37,4%

2015

42%

2016

44,7%

2017

45,2%

2018

46%

2019

45,8%

2020

47,9%

2021

45%

Tổng hợp từ số liệu trong Bản tin nợ công của Bộ Tài chính và một số nguồn tham khảo khác

Phát biểu về tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua tại Hội thảo về Quản lý Nợ nước ngoài của quốc gia được tổ chức đầu năm 2021, ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính cho rằng: Nợ nước ngoài của Việt Nam trong 5 năm vừa qua không quá 50% GDP, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia cũng dưới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ cũng đang có xu hướng giảm dần, từ 59,7% vào năm 2010 xuống còn 35,3% trong năm 2020.

Cuối năm 2020, tuy các chỉ tiêu nợ công so với GDP có xu hướng tăng nhưng được đánh giá là không đáng lo ngại Chính phủ đã nới lỏng chính sách tài khóa để giúp nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid 19. Trong năm 2021, các chỉ tiêu nợ của Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt, trong đó chỉ tiêu nợ nước ngoài so với GDP chỉ chiếm 39%.

Các chỉ tiêu về quản lý nợ nước ngoài vẫn được duy trì trong ngưỡng an toàn mà Quốc hội phê chuẩn.

Theo đó mục tiêu mà Chính phủ đề ra đó là duy trì các chỉ tiêu nợ ở mức hiện tại, tầm nhìn đến năm 2030, nợ công so với GDP là 60%, trong đó nợ Chính phủ so với GDP chỉ chiếm 50% còn nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP kiểm soát ở mức 45%.

Không chỉ nhận được đánh giá tích cực trong nước, rất nhiều chuyên gia thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới ghi nhận các nỗ lực của Việt Nam trong việc quản lý nợ nước ngoài nói riêng và nợ công nói chung.

Tuy nhiên công tác quản lý nợ vẫn còn một số bất cập, mức dư nợ dù an toàn nhưng còn cao, tình hình nợ nước ngoài tự vay, tự trả vẫn ở mức trung bình. Bên cạnh đó thì việc giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ còn chậm.

Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam

Trong bối cảnh hiện nay khi đang là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam vẫn cần tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài để phù hợp với tình hình và điều kiện phát triển của đất nước.

Theo Thạc sĩ Đỗ Thị Diên chia sẻ trên Tạp chí tài chính, một số biện pháp mà Việt Nam có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài nói riêng và nợ công nói chung bao gồm:

  • Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về quản lý nợ công, quy định chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và các bộ ngành liên quan sao cho nhất quán với quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017.
  • Tập trung hình thành cơ quan quản lý nợ quốc gia chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế, nâng cao trình độ chuyên môn của các bộ quản lý và hiện đại hóa cơ sở vật chất để phục vụ công tác quản lý.
  • Quản lý nợ nước ngoài của quốc gia gồm nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng sao cho phù hợp. Xem xét tách việc quản lý nợ nước ngoài khu vực công và khu vực tư nhân, đồng thời tiến đến cân nhắc bỏ hạn mức trần đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng mà không được Chính phủ bảo lãnh.
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay gắn liền với trách nhiệm trả nợ.
  • Tái cơ cấu nợ theo hướng bền vững, đồng thời cải thiện chỉ tiêu an toàn nợ và tích cực triển khai nghiệp vụ quản lý để giãn áp lực trả nợ, tránh việc trả tập trung cao vào một số thời điểm.
  • Quản lý và kiểm soát nghĩa vụ nợ dự phòng của Ngân sách Nhà nước. Theo đó việc làm trước tiên là xử lý các dự án gặp khó khăn trong việc trả nợ có vướng mắc đến pháp lý hay thủ tục hành chính. Tiếp đó cần kiểm soát tốt trách nhiệm trả nợ của từng đối tượng, không để nghĩa vụ của doanh nghiệp chuyển giao sang nghĩa vụ của Nhà nước. 
  • Phát triển thị trường trong nước, đa dạng sản phẩm để thu hút đầu tư nước ngoài dài hạn trên thị trường.
  • Bố trí nguồn vốn để đảm bảo thanh toán nợ đầy đủ, đúng hạn, tránh tình trạng thanh toán chậm để hạn chế lãi cao.
  • Tăng cường các công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và công khai minh bạch về nợ nước ngoài nói riêng và nợ công nói chung. Điều này sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm quản lý nợ vừa giúp cho Chính phủ có thêm thông tin và số liệu chính xác để đề ra các biện pháp quản lý phù hợp.

Nợ nước ngoài của Việt Nam đang ngày càng được quản lý và kiểm soát tốt, đây là một trong những tín hiệu tích cực trong việc tiến tới phát triển kinh tế bền vững.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *