avatart

khach

icon

Rào cản thương mại là gì? Các rào cản thương mại của Việt Nam hiện nay

Tài chính cá nhân

- 22/08/2022

0

Tài chính cá nhân

22/08/2022

0

Rào cản thương mại luôn tồn tại trong quan hệ thương mại quốc tế, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của một quốc gia. Vậy rào cản thương mại của Việt Nam hiện nay là gì?

Mục lục [Ẩn]

Rào cản thương mại là gì?

Rào cản thương mại hay rào cản thương mại quốc tế, trong tiếng anh là Trade barriers, đây là thuật ngữ chỉ những hạn chế của một quốc gia, khu vực hay khối kinh tế trong quan hệ thương mại quốc tế.

Mục đích chính của rào cản thương mại là thông qua việc áp thêm các khoản chi phí hoặc giới hạn cho các ngành nhập và xuất khẩu để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước, từ đó giúp điều tiết nền kinh tế vĩ mô trong nước.

rào cản thương mại là gì

Rào cản thương mại là những hạn chế đối với nước ngoài trong hoạt động thương mại quốc tế

Ngoài ra rào cản thương mại còn nhằm một số mục đích như:

  • Bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường trước một số hàng hóa nhập khẩu như chất nổ, vũ khí, phương tiện chiến tranh… hay các văn hóa phẩm không lành mạnh
  • Bảo vệ người tiêu dùng trong nước
  • Chống lại cạnh tranh không lành mạnh
  • Trả đũa thương mại
  • Vì mục đích chính trị

Phân loại rào cản thương mại

Mỗi một quốc gia, khu vực hay khối kinh tế sẽ đề ra các biện pháp, chính sách khác nhau về rào cản thương mại. Dưới đây là một số rào cản thương mại xuất hiện phổ biến:

* Hàng rào thuế quan (Tariffs barriers)

Thuế quan là biện pháp thường thấy nhất mà các quốc gia thường sử dụng, các nước thường đặt ra mức thuế cao hơn so với hàng hóa trong nước cho các hàng hóa nhập khẩu.

Tùy vào từng mục đích mà việc áp dụng các biện pháp thuế quan có thể sẽ khác nhau:

  • Nếu muốn hạn chế xuất khẩu để bảo vệ thương mại nội địa: Chính phủ sẽ đặt ra các mức thuế quan cao
  • Nếu muốn khuyến khích hoạt động xuất, nhập khẩu: Chính phủ sẽ đặt các mức thuế quan thấp

Thuế quan sẽ làm giảm sự cạnh tranh từ nước ngoài cho một số hàng hóa trong nước, từ đó tránh được thâm hụt thương mại nội địa. Bên cạnh đó trong một số trường hợp, nó còn được sử dụng như một biện pháp chống bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu và tránh việc thao túng tiền tệ bất hợp pháp.

Đặc biệt thuế quan còn được xem là một trong những nguồn thu ngân sách nhà nước quan trọng.

Tuy nhiên đối với một số quốc gia tham gia vào Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) hoặc là thành viên của một số Công ước quốc tế, Hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương, biện pháp này có thể không được thực hiện do những quy định đã cam kết.

* Hàng rào phi thuế quan (Non-tariff barries)

Ngược lại với thuế quan, hàng rào phi thuế quan là những rào cản thương mại mà được đặt ra mà không sử dụng biện pháp áp thuế trực tiếp.

Chính vì vậy mà hàng rào phi thuế quan sẽ đa dạng hơn, có thể bao gồm một số biện pháp như:

  • Đặt ra các yêu cầu về nội dung hàng hóa nhập khẩu như số lượng, chủng loại hàng hóa… hay hạn chế một số loại hàng hóa được phép nhập khẩu như vũ khí, chất nổ…
  • Đặt ra các yêu cầu về chất lượng hàng hóa, thường áp dụng đối với các mặt hàng nông sản hoặc một số trang thiết bị y tế.
  • Trợ cấp cho tổ chức sản xuất trong nước.

* Hạn ngạch (Quota)

Hạn ngạch là giới hạn về khối lượng hoặc giá trị hàng hóa mà Chính phủ cho phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời kỳ, thường là một năm.

Hạn ngạch sẽ giúp Nhà nước quản lý được số lượng hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu, từ đó tính toán được các tác động của chúng đối với nền kinh tế và đưa ra các biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động thương mại nội địa.

Tác động của rào cản thương mại đến nền kinh tế

Rào cản thương mại tác động đến nền kinh tế của một quốc gia ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.

Tác động tích cực

Rào cản thương mại là những biện pháp đặt ra để bảo vệ nền kinh tế trong nước nên trước tiên, nó được nhìn nhận ở mặt tích cực, cụ thể:

  • Rào cản thương mại quốc tế thường được sử dụng phổ biến chính là thuế quan. Các loại thuế này được coi là một trong những nguồn thu và bổ sung quan trọng cho ngân sách Nhà nước, giúp phục vụ các hoạt động phát triển và xây dựng đất nước.
  • Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí của các loại hàng hóa nhập khẩu, khi đó người dân sẽ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm nội địa có giá tương đương hoặc rẻ hơn, điều này khuyến khích phát triển hàng hóa nội địa. Từ đó các doanh nghiệp địa phương được hưởng lợi và mở rộng kinh doanh, sản xuất.
  • Giúp Chính phủ hạn chế xuất, nhập khẩu một số loại hàng hóa đặc thù như vũ khí, nhiên liệu… nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.

Tác động tiêu cực

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bảo hộ thương mại cực đoan, các hàng rào thương mại này có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho nền kinh tế:

  • Bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp nhưng vô hình trung, rào cản thương mại lại đang ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng, khi không thể tiếp cận với sự đa dạng hàng hóa trên thế giới.
  • Việc hạn chế các hoạt động giao thương, xuất, nhập khẩu cũng đồng nghĩa với việc hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng thị trường và đầu tư vào thị trường nội địa, có thể làm mất nhiều cơ hội việc làm của người dân.
  • Kinh tế nội địa nếu được bao bọc quá mức, thiếu môi trường cạnh tranh có thể dẫn đến sự thụt lùi và lạc hậu. Quan hệ thương mại quốc tế cũng bị ảnh hưởng, thiếu sự giao thương với nước ngoài.
  • Rào cản thương mại có thể biến thành các biện pháp bảo hộ thương mại cực đoan, ảnh hưởng xấu đến quan hệ giao thương, thậm chí là ngoại giao giữa các nước.

ảnh hưởng của rào cản thương mại

Rào cản thương mại có thể gây tổn hại đến nền kinh tế

Rào cản thương mại của Việt Nam

Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, các rào cản thương mại có tác động vô cùng lớn đến nền kinh tế.

Pháp luật Việt Nam về rào cản thương mại

Nội dung của rào cản thương mại hiện nay được quy định trong Luật Quản lý ngoại thương năm 2017, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và một số văn bản pháp luật liên quan khác như Luật Thương mại, Luật Thuế xuất, nhập khẩu… 

Các quy định về rào cản thương mại được thể hiện thông qua việc đặt ra các quy định về thuế, các biện pháp cấm, hạn chế và hạn ngạch xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên hiện nay Việt Nam đang là thành viên của WTO, đồng thời tham gia vào nhiều hiệp định quốc tế như Hiệp định thương mại tự do FTA với nhiều quốc gia, Hiệp định CPTPP… nên các biện pháp trên đều phải tuân thủ theo các thỏa thuận, quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Các rào cản thương mại của Việt Nam hiện nay

Việt Nam hiện nay đang đối mặt với hai rào cản thương mại là rào cản thuế quan và phi thuế quan. Tuy nhiên cùng với việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do FTA, đồng thời là thành viên của WTO nên thách thức với hàng rào thuế quan đang được gỡ bỏ dần.

Thế nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc các nước sẽ gia tăng thêm nhiều rào cản phi thuế quan, đây được xem là thách thức lớn đối với Việt Nam, đặc biệt là đối với ngành xuất khẩu, một trong những ngành quan trọng của kinh tế nước ta.

Các số liệu về rào cản thương mại trong Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển đã chỉ ra rằng, tính đến năm 2020, Việt Nam đang phải đối mặt với 44.408 rào cản thương mại, cụ thể như sau:

Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực

Rào cản kỹ thuật đối với thương mại

Biện pháp kiểm dịch động, thực vật

Biện pháp phòng vệ thương mại

Một số biện pháp khác

Nhóm nông sản

6.281

12.009

15

5.758

Khoáng sản

2.564

824

3

1.384

Nhóm công nghiệp chế biến

36.594

9.968

192

16.612

Dệt may

1.359

532

18

921

Giày dép

572

125

2

546

Máy móc và thiết bị điện tử

5

164

106

15

1.050

Nhìn vào bảng trên có thể thấy hàng rào phi thuế quan của Việt Nam tập trung vào các rào cản kỹ thuật đối với nhóm công nghiệp chế biến và nông nghiệp, hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn ít chịu tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại.

Ngoài ra cũng theo số liệu về hàng rào phi thuế quan theo từng khu vực thì các rào cản của Việt Nam không phụ thuộc vào các hiệp định FTA song phương, thay vào đó là theo tình hình chung của thế giới.

Rào cản phi thuế quan chủ yếu đến từ các đối tác đa phương, trong đó nổi bật có thể kể đến Mỹ, New Zealand, Australia, Mỹ, Trung Quốc, Canada hay Thái Lan.

Trước các rào cản thương mại, ngành xuất khẩu của Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức như:

  • Ngành xuất khẩu của Việt Nam giảm sút, khó đạt được các mức tăng trưởng như kỳ vọng
  • Tỷ lệ bị điều tra phòng vệ thương mại, tham gia giải quyết bảo hộ thương mại còn cao, dẫn đến việc làm tăng chi phí xuất khẩu, thậm chí dẫn đến tình trạng bị kiện ồ ạt theo dây chuyền

Ngoài các rào cản về xuất khẩu, Việt Nam còn phải chịu thêm rào cản đến từ nhiều ngành khác như sản xuất, du lịch…

Đứng trước những tác động tiêu cực từ rào cản thương mại, Việt Nam luôn nỗ lực để phòng tránh và hạn chế tối đa các ảnh hưởng. 

Chia sẻ với phóng viên Vietnamplus, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng phòng vệ thương mại thường được các thị trường lớn sử dụng đối với các loại hàng hóa có năng lực cạnh tranh tốt và là thế mạnh của Việt Nam trong xuất khẩu.

Đối với những trường hợp này, doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện kiện phòng vệ thương mại để bảo vệ quyền lợi. Tuy nhiên ngoài biện pháp này thì điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp nên chú trọng thêm đến sản phẩm và việc xác định chiến lược cho phù hợp với thị trường.

Việc hiểu rõ về rào cản thương mại sẽ giúp cho các doanh nghiệp chủ động xây dựng, điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp với thị trường, giảm thiểu thấp nhất các ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(1 lượt)

(1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *