avatart

khach

icon

Trưng dụng đất là gì? Trưng dụng và thu hồi đất khác gì nhau?

Đầu tư

- 02/11/2022

0

Đầu tư

02/11/2022

0

Trưng dụng đất là một trong những biện pháp quản lý đất đai của Nhà nước. Vậy trưng dụng đất là gì và được thực hiện trong những trường hợp nào?

Mục lục [Ẩn]

Trưng dụng đất được hiểu là gì?

Hiện nay trong quy định của pháp luật không đề cập đến khái niệm trung dụng đất, tuy nhiên từ các quy định của pháp luật, người ta đưa ra định nghĩa như sau về trưng dụng đất.

Trưng dụng đất là một trong những biện pháp hành chính được thực hiện bởi một số cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cho phép những cơ quan này sử dụng quyền sử dụng đất của người sử dụng đất mà không phải trả bất cứ khoản phí nào cho chủ thể đó, trừ trường hợp gây ra những thiệt hại hoặc gây ảnh hưởng tới lợi ích của người sử dụng đất thì phải bồi thường thiệt hại.

trưng dụng đất là gì

 

Trưng dụng đất là việc tạm thời lấy lại quyền sử dụng đất trong một số trường hợp khẩn cấp

Các trường hợp Nhà nước trưng dụng đất

Vậy trong trường hợp nào thì Nhà nước được phép trưng dụng đất? Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Đất đai 2013 thì trưng dụng đất Trong trường hợp thật sự cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Thẩm quyền trưng dụng đất

Theo quy định tại khoản 3 Điều 72 Luật Đất đai 2013, những người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất bao gồm:

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Trách nhiệm của những người có thẩm quyền trưng dụng đất bao gồm:

- Giao cho cá nhân, tổ chức quản lý, sử dụng đất trưng dụng đúng mục đích, hiệu quả;

- Hoàn trả đất cho người sử dụng đất khi hết thời hạn trưng dụng;

- Bồi thường thiệt hại cho người sử dụng đất trong trường hợp thiệt hại này do việc trưng dụng đất gây ra.

Lưu ý: Đặc biệt, khác với các hình thức quản lý đất đai khác, người có thẩm quyền trưng dụng đất không được phân cấp thẩm quyền cho người khác.

Thủ tục trưng dụng đất

Vậy, thủ tục trưng dụng đất được tiến hành như thế nào? Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự, thủ tục trưng dụng đất được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Người có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất và giao cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng hợp lý diện tức đất bị trưng dụng.
  • Bước 2: Hoàn trả đất trưng dụng cho người sử dụng đất sau khi hết thời hạn trưng dụng đất.

Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất phải ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng và gửi cho người có đất bị trưng dụng. Đây là căn cứ quan trọng để xác lập quyền của cơ quan Nhà nước.

Riêng đối với trường hợp người có đất trưng dụng tự nguyện tặng cho Nhà nước thì làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Thời hạn trưng dụng đất

Việc trưng dụng quyền sử dụng đất được coi là giải pháp tạm thời trong những trường hợp khẩn cấp, do đó, để không ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, việc trưng dụng chỉ được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 72 Luật Đất đai 2013 thì thời hạn trưng dụng đất được quy định không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành. Tuy trong một số trường hợp thời gian này có thể kéo dài hơn, cụ thể:

- Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

- Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.

thời hạn trưng dụng đất

Thời hạn trưng dụng đất thông thường không quá 30 ngày

Nghĩa vụ của người dân khi bị trưng dụng đất

Trưng dụng đất là một trong những biện pháp hành chính mang tính bắt buộc, thể hiện rõ nét quyền lực Nhà nước trong việc quản lý về đất đai, do đó người có đất trưng dụng bắt buộc phải chấp hành quyết định trưng dụng.

Trường hợp quyết định trưng dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có đất trưng dụng không chấp hành thì cơ quan có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.

Bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra

Như đã phân tích ở trên thì khi thực hiện trưng dụng đất, người dân sẽ không được hưởng bất cứ khoản hỗ trợ hay đền bù nào trừ trường hợp bị thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra. Nếu quá trình trưng dụng đất dẫn đến những thiệt hại cho người sử dụng đất thì sẽ được bồi thường theo quy định tại khoản 7 Điều 72 Luật Đất đai 2012, cụ thể như sau:

- Người có đất bị trưng dụng sẽ được bồi thường thiệt hại nếu đất trưng dụng bị hủy hoại hoặc bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra;

- Trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán;

- Trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao đất trưng dụng đến ngày hoàn trả đất trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả đất trưng dụng.

Mức thiệt hại thu nhập thực tế phải phù hợp với thu nhập do đất trưng dụng mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm trưng dụng đất.

Việc xác định mức bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra được tiến hành bởi Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng thành lập, việc xác định được thực hiện trên cơ sở văn bản kê khai của người sử dụng đất và hồ sơ địa chính. Căn cứ vào mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng xác định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định mức bồi thường.

Sau khi có quyết định về mức bồi thường thiệt hại, số tiền này sẽ được ngân sách nhà nước chi trả một lần, trực tiếp cho người có đất trưng dụng trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn trả đất.

Phân biệt trưng dụng đất và thu hồi đất

Hiện nay có rất nhiều người lầm tưởng trưng dụng đất và thu hồi đất là một, tuy nhiên đây là hai biện pháp hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là những điểm giống và khác nhau của hai hình thức này.

Giống nhau

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng thu hồi đất và trưng dụng đất đều là các biện pháp thể hiện tính quyền lực Nhà nước, đều là lấy lại đất mà người dân đang sử dụng, hai thủ tục này đều được quy định rất đầy đủ và chi tiết tại Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Khác nhau

Tiêu chí

Thu hồi đất

Trưng dụng đất

Mục đích

- Thực hiện theo nhu cầu của Nhà nước vì mục đích đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế, phục vụ xã hội.

- Thu hồi đối với các trường hợp đương nhiên do hết thời hạn sử dụng đất, người sử dụng đất tự động trả lại quyền sử dụng, do việc sử dụng có nguy cơ đe dọa tính mạng, sức khỏe của con người…

- Thu hồi đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai.

Chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Cách thực hiện

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hành chính bằng văn bản.

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hành chính bằng văn bản ( hoặc lời nói trong trường hợp khẩn cấp nhưng phải viết giấy xác nhận việc quyết định)

Thẩm quyền thực hiện

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện trong một số trường hợp cụ thể.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất.

- Người có thẩm quyền trưng dụng đất không được phân cấp thẩm quyền cho người khác.

Thời điểm có hiệu lực

Quy định trong quyết định thu hồi đất

Kể từ thời điểm ban hành

Thời hạn

Vô thời hạn

Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành.

Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày.

Đền bù

Có thể có đền bù hoặc không, những trường hợp không được đền bù có quy định cụ thể

Không được đền bù, chỉ được bồi thường thiệt hại trong trường hợp việc trưng dụng đất gây ra thiệt hại cho người sử dụng đất.

Hậu quả pháp lý

Làm chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng

Quyền sử dụng không bị chấm dứt, chỉ tạm thời ngưng sử dụng trong thời gian bị trưng dụng và sẽ nhận lại quyền khi hết thời hạn trưng dụng

Các thông tin về trưng dụng đất đã được tổng hợp chi tiết trong bài viết trên. Đây là một trong những biện pháp hành chính thể hiện rõ quyền lực Nhà nước trong quá trình quản lý về đất đai.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *