avatart

khach

icon

Cắt lỗ là gì? Các thời điểm nên cắt lỗ chứng khoán

Chứng khoán

- 02/11/2022

0

Chứng khoán

02/11/2022

0

Mục đích lớn nhất của đầu tư chứng khoán chính là lợi nhuận tuy nhiên trong quá trình đầu tư không tránh khỏi tình trạng cổ phiếu rớt giá hoặc gặp lỗ buộc phải “cắt lỗ”. Vậy cắt lỗ là gì? Thời điểm nào nên cắt lỗ?

Mục lục [Ẩn]

Cắt lỗ là gì?

Trong đầu tư chứng khoán, cắt lỗ (Cut loss) được hiểu là việc nhà đầu tư bán cổ phiếu đang bị mất giá hoặc biến động giảm mạnh nhằm thu lại vốn đã đầu tư, giảm thiểu tối đa rủi ro.

Ví dụ: Nhà đầu tư A mua cổ phiếu B ở mức giá 54.000 đồng/cổ phiếu, khi thấy cổ phiếu này bị mất giảm, giảm còn 45.000 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư B quyết định bán cổ phiếu để đảm bảo nguồn vốn. Thời điểm bán ra cổ phiếu B nghĩa là nhà đầu tư A đang thực hiện việc cắt lỗ. 

Chốt lời cắt lỗ là gì

Cắt lỗ là một quyết định khó khăn của nhà đầu tư

Có nên cắt lỗ chứng khoán? 

Có nên cắt lỗ trong chứng khoán không hay tại sao phải cắt lỗ chứng khoán luôn khiến không ít nhà đầu tư băn khoăn. Đối với đầu tư chứng khoán, theo các nhà đầu tư chứng khoán kì cực, việc cắt lỗ kịp thời là hoàn toàn cần thiết, bởi việc cắt lỗ sẽ giúp nhà đầu tư:

  • Thu lại nguồn vốn đã đầu tư vào chứng khoán
  • Hạn chế được những thất thoát lớn không đáng có. Khi đã rơi vào trường hợp “cắt lỗ” cần phải thực hiện càng nhanh càng tốt mới có thể bảo vệ số tiền mình đã đầu tư.
  • Tránh trường hợp ngày càng thua lỗ nặng hơn, nhất là đối với những nhà đầu tư sử dụng margin (giao dịch ký quỹ) quá nhiều.

Việc cắt lỗ nếu được diễn ra kịp thời, đúng thời điểm sẽ hạn chế được những thất thoát lớn không đáng có. Khi đã rơi vào trường hợp “cắt lỗ” cần phải thực hiện càng nhanh càng tốt mới có thể bảo vệ số tiền mình đã đầu tư.

Điều này đồng nghĩa với việc nếu không thực hiện cắt lỗ trước những dấu hiệu bất ổn, ảnh hưởng đến cổ phiếu mà nhà đầu tư đang năm giữ thì nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với những thiệt hại rất lớn bao gồm: 

  • Nguồn tiền giảm dần: Nếu các nhà đầu tư kiểm soát các danh mục đầu tư không tốt sẽ dễ gây thua lỗ, nhất là đối với các nhà đầu tư mới, chưa có hiểu biết và kinh nghiệm trong việc đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư nên sát sao quan tâm và theo dõi số phần trăm âm mỗi ngày để lên kế hoạch đầu tư tài chính kịp thời, hiệu quả. Nếu tình trạng cổ phiếu giảm kéo dài thì nhà đầu tư nên tiến hành cắt lỗ để bảo toàn nguồn vốn trước khi tài khoản cạn kiệt. 
  • Tâm lý nhà đầu tư: Đối với các nhà đầu tư F0 còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lựa chọn mã cổ phiếu và thiếu kỷ luật trong việc quản trị danh mục đầu tư nên dễ dàng bị thua lỗ. Khi thấy tài khoản giảm tiền họ vội vàng nạp thêm tiền để giao dịch với mong muốn gỡ gạc nhưng hậu quả càng nghiêm trọng hơn. 

Cắt lỗ

Việc cắt lỗ cần được thực hiện nhanh chóng và dứt khoát

Khi nào nhà đầu tư nên cắt lỗ chứng khoán? 

Đối với cắt lỗ cổ phiếu trong đầu tư chứng khoán, theo các nhà đầu tư có tiếng thì nhà đầu tư nên thực hiện việc cắt lỗ vào những trường hợp sau đây

  • Khi nhà đầu tư nhận thấy thị trường có nhiều biến động khiến cả những cổ phiếu tốt cũng giảm mạnh. Trong trường hợp này quyết định cắt lỗ sẽ tùy thuộc vào mức độ chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư và khả năng biến động của cổ phiếu đó. Thông thường, nhiều nhà đầu tư sẽ chọn bán cổ phiếu nếu cổ phiếu đó giảm 7%-8% so với giá mua vào. Tuy nhiên, một số trường hợp thị trường biến động mạnh, trong xu hướng giá xuống thì nhà đầu tư cũng có thể cắt lỗ sớm hơn, ở mức 3 - 5%. Nhà đầu tư cần chú ý, khi một cổ phiếu bắt đầu lao dốc sẽ không có dấu hiệu để nhà đầu tư có thể nhận biết đáy ở đâu. Và lúc này, cắt lỗ kịp thời là cách nhà đầu tư bảo toàn vốn tốt nhất.
  • Cắt lỗ khi doanh nghiệp phát hiện cổ phiếu có dấu hiệu tăng trưởng kinh doanh sụt giảm.
  • Nên cắt lỗ khi nhà đầu tư nhận định ban đầu về doanh nghiệp là sai dẫn đến quyết định đầu tư sai.
  • Trong trường hợp nhà đầu tư tìm thấy một mã cổ phiếu khác có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn trên thị trường thì có thể tiến hành cắt lỗ.

Cách xác định điểm cắt lỗ chứng khoán hiệu quả 

Hiện nay, có nhiều cách cắt lỗ chứng khoán và không có một quy tắc cụ thể nào áp dụng chung cho tất cả các nhà đầu tư. Tùy thuộc vào sự phân tích, trình độ, kiến thức… của mỗi nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số cách cắt lỗ chứng khoán được nhiều nhà đầu tư áp dụng dưới đây: 

Cắt lỗ dựa vào phần trăm giảm của thị giá cổ phiếu 

Đây là cách cắt lỗ phổ biến nhất hiện nay và được nhiều nhà đầu tư áp dụng. Cách này sẽ được lấy căn cứ dựa vào việc xác định giá cổ phiếu đã giảm tới phần trăm nhất định so với giá mua. Con số này sẽ còn tùy thuộc vào mức độ chịu đựng đủ ro của nhà đầu tư, hoặc khả năng biến động giá của cổ phiếu đó. Xét về mặt lý thuyết, mức lỗ tối đa nhà đầu tư cho phép là khoảng 7% - 8% số vốn đầu tư. Còn nếu thị trường có nhiều biến động, mức này có thể là 3 - 5%. 

Bởi vậy nếu áp dụng nguyên tắc cắt lỗ này, nhà đầu tư cần xem xét danh mục đầu tư cổ phiếu của mình trong bối cảnh thị trường. Thông thường thị trường giảm thì sẽ kéo theo việc thị giá của hầu hết cổ phiếu sẽ giảm. Cho nên nhà đầu tư nên xác định được vùng cung hay vùng cầu, từ đó quyết định việc bán ra phù hợp để giảm thiểu tổn thất cho mình. 

Cắt lỗ dựa theo phân tích kỹ thuật

Cắt lỗ dựa theo các phân tích kỹ thuật là cách cắt lỗ dựa vào các yếu tố kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán. Theo cách này nhà đầu tư có thể dựa vào các yếu tố sau:

  • Dựa vào các đường trung bình động (MA): Theo đó, thông qua các đường MA, nhà đầu tư tìm được các vùng hỗ trợ (vùng cầu) và kháng cự (vùng cung) để ước lượng mức cân bằng của tâm lý thị trường và xác định xu hướng thị trường. Trong đó, thông qua các đường trung bình MA 5, 9, 20, 50, 100 và 200 ngày, nhà đầu tư có thể xem giá cổ phiếu liệu đã đạt tới ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự chưa. Từ đó quyết định việc cắt lỗ. 
  • Dựa trên chỉ báo Parabolic SAR: Theo đó, thông qua chỉ báo này nhà đầu tư có thể xác định các tín hiệu xu hướng xuống, là thời điểm cần bán ra.
  • Dựa vào đường xu hướng (trendline) ở ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ: Trường hợp các vùng này bị thủng giá với số lượng nhiều, tức là mức cổ phiếu có thể bị thay đổi thì nhà đầu tư nên nhanh chóng ngừng mọi giao dịch. Sau đó đặt lệnh cắt lỗ bên dưới vùng hỗ trợ trọng yếu.

Tuy nhiên, cách xác định này đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức chuyên môn để xác định vùng hỗ trợ trọng yếu. Nếu điểm vào cách xa với vùng này thì sẽ có khả năng gặp lỗ nặng.

Bên cạnh hai cách xác định điểm cắt lỗ này, khi đầu tư chứng khoán nhà đầu tư cũng có thể sử dụng lệnh cắt lỗ tự động trên ứng dụng của công ty chứng khoán. Cách cắt lỗ này sẽ giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro, thông qua các chiến lược giao dịch cài đặt trước như cắt lỗ tự động, chốt lời theo điều kiện.

Giải đáp một số thuật ngữ liên quan đến cắt lỗ chứng khoán 

Bán cắt lỗ là gì?

Bán cắt lỗ là hoạt động mua bán tài sản với giá thấp hoặc bằng giá mua ban đầu. Điều này cũng có nghĩa là nhà đầu tư chấp nhận lỗ phần thuế, phí… và lợi nhuận sau khi bị chôn vốn trong thời gian dài.

Cắt lỗ dưới là gì?

Cắt lỗ dưới là một lệnh giúp thiết lập tỷ lệ phần trăm hoặc giá trị tối đa mà một nhà giao dịch có khả năng thua lỗ trên một tài sản giao dịch. Hiểu theo một cách khác, cắt lỗ dưới mang đến một mức giá dừng di động để chiến lược trở nên linh hoạt hơn bất kể điều gì xảy ra với tài sản.

Điểm cắt lỗ là gì?

Điểm cắt lỗ là mức giá mà nhà đầu tư quyết định bán một cổ phiếu và chịu lỗ trong giao dịch.

Cắt lỗ là gì là khái niệm mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần hiểu và biết cách áp dụng để quản trị rủi ro. Ngoài ra, để xác định cắt lỗ ở thời điểm nào, bằng phương pháp nào nhà đầu tư cũng cần tỉnh táo để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *