avatart

khach

icon

Điểm mặt 4 ngân hàng yếu kém bắt buộc phải chuyển giao về ngân hàng TMCP

Tin tức

- 04/05/2023

0

Tin tức

04/05/2023

0

4 ngân hàng yếu kém gồm Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank), Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank), Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) và Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GPBank) bắt buộc phải chuyển giao về 4 ngân hàng TMCP…

Mục lục [Ẩn]

4 ngân hàng yếu kém là ngân hàng nào?

Theo Nghị quyết số 31/NQ-CP của Chính phủ, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tập trung xử lý các ngân hàng thương mại (NHTM) yếu kém. Điều này nhằm mục đích đảm bảo tính thanh khoản và an toàn hệ thống, chú trọng xử lý nợ xấu, hạn chế phát sinh nợ xấu mới; tăng cường công tác thanh tra, giám sát.

Theo đánh giá, những ngân hàng yếu kém là những ngân hàng:

  • Thuộc diện đặc biệt khó khăn về thanh khoản dẫn tới nguy cơ đổ vỡ. 
  • “Ngân hàng 0 đồng” là những ngân hàng bị âm vốn, không thể tái cơ cấu được nữa. Những ngân hàng 0 đồng sẽ được ngân hàng nhà nước mua lại bắt buộc cổ phần với giá là 0 đồng.

Căn cứ theo các tiêu chí đánh giá trên, hiện nay có 4 ngân hàng được đánh giá là ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu. Cụ thể gồm:

  • Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank): Nằm trong diện kiểm soát đặc biệt bởi những sai phạm về quản lý tài chính, cấp tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình tài chính và hoạt động của ngân hàng.
  • Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank): Đầu năm 2015, ngân hàng CBBank được NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng, cùng với đó là chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngân hàng TNHH một thành viên.
  • Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank): Tháng 05/2015, NHNN đã quyết định mua lại OceanBank với giá "0 đồng" và chuyển đổi loại hình thành Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương. Năm 2021, ngân hàng lỗ thấp nhất từ 2016 và trong 4 năm trở lại đây, ngân hàng OceanBank liên tục giảm lỗ lũy kế.
  • Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GPBank): Ngày 07/07/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quyết định mua toàn bộ (100%) cổ phần và chuyển đổi Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu thành Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu do Nhà nước làm chủ sở hữu, với vốn điều lệ 3 tỷ đồng. Sau nhiều năm tái cơ cấu, các thông tin về tình hình tài chính của ngân hàng GPBank vẫn chưa được công bố.

Như vậy, 3 ngân hàng còn lại được Nhà nước mua lại với giá 0 đồng và giao cho các ngân hàng lớn điều hành.

Tính tới thời điểm hiện nay, sau hơn 7 năm tái cơ cấu, các hoạt động của 3 ngân hàng trên đều đã ổn định. Tuy nhiên, các chỉ số về tài chính vẫn chưa được công bố. NHNN đã lần lượt ra quyết định mua lại bắt buộc với giá 0 đồng nhằm tái cơ cấu, đảm bảo sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, đồng thời góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Ngoài các ngân hàng trên, từ cuối tháng 10/2022 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) cũng được Ngân hàng nhà nước xếp vào diện kiểm soát đặc biệt. Điều này nhằm mục đích ổn định hoạt động, hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.

Còn Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) cũng thuộc diện tái cơ cấu theo hướng chuyển giao phần vốn hay sáp nhập do cổ đông lớn và sáng lập là Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex không tiếp tục được đầu tư nắm giữ ngân hàng theo quy định.

Điểm mặt 4 ngân hàng yếu kém bắt buộc phải chuyển giao về ngân hàng TMCP

Điểm mặt 4 ngân hàng yếu kém bắt buộc phải chuyển giao về ngân hàng TMCP

Phương án chuyển giao ngân hàng yếu kém 

Đối với phương án chuyển giao các ngân hàng yếu kém, hiện đang thực hiện theo hình thức M&A (Mua bán & Sáp nhập). Theo đó các ngân hàng yếu kém được nhận chuyển giao bắt buộc hoạt động dưới hình thức ngân hàng TNHH một thành viên. 

Hình thức này có thể hiểu là “mẹ bồng con” - sự kết hợp giữa hai tổ chức tín dụng. Hai bên sẽ tách ra để giải quyết các khoản lỗ và độc lập tài chính trước rồi mới tính tới phương án sáp nhập. Bên cạnh đó, các tính các chỉ số về an toàn vốn, chính sách về cổ tức, trích lập các quỹ, phân phối lợi nhuận,...sẽ độc lập giữa ngân hàng con và ngân hàng mẹ.

Từ phương án chuyển giao kể trên, theo thông tin trên báo Kinh tế và Đô thị, 4 ngân hàng thương mại cổ phần sẽ nhận chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng yếu kém. Cụ thể: 

  • CBBank được Vietcombank nhận hỗ trợ. Hiện nay, phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém đã được ngân hàng Vietcombank trình và đang chờ sự phê duyệt của Ngân hàng nhà nước
  • OceanBank được MBBank đón nhận để thực hiện tái cơ cấu giai đoạn tiếp theo. Dự kiến cuối năm 2023 và đầu năm 2024, ngân hàng MB sẽ tiến hành định giá xong để trình Chính phủ.
  • VPBank nhận nhiệm vụ hỗ trợ GPBank
  • DongABank được HDBank nhận nhiệm vụ hỗ trợ.

Tuy nhiên, phương án chuyển giao kể trên vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, đề xuất. Cơ quan quản lý sẽ kiểm tra và đánh giá năng lực của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc xem có đủ năng lực, khả năng hay không mới phê duyệt.

Việc sáp nhập 4 ngân hàng yếu kém vào các ngân hàng TMCP có thể giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn khi tận dụng nền tảng công nghệ, nguồn lực giao dịch hay mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch từ ngân hàng nhận chuyển giao. Quá trình chuyển giao đều nằm trong lộ trình xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng vững mạnh và phục hồi các ngân hàng yếu kém của Chính phủ.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(1 lượt)

(1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *