avatart

khach

icon

Phải lưu ý gì khi tạm ứng tiền bảo hiểm nhân thọ?

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

- 25/05/2023

0

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

25/05/2023

0

Tạm ứng tiền bảo hiểm nhân thọ là cách mà nhiều khách hàng sử dụng khi gặp các vấn đề khó khăn về tài chính. Tuy nhiên khi thực hiện yêu cầu này khách hàng cần lưu ý một số vấn đề để không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

Mục lục [Ẩn]

Khi nào được tạm ứng tiền bảo hiểm nhân thọ?

Tạm ứng tiền bảo hiểm nhân thọ được hiểu là việc bên mua bảo hiểm yêu cầu ứng trước một phần từ giá trị hoàn lại hoặc giá trị tài khoản của hợp đồng sau khi đã trừ đi các khoản nợ (nếu có). Đây là quyền lợi cơ bản mà hiện nay hầu hết các công ty bảo hiểm đều có. Hiểu một cách đơn giản thì tạm ứng giống như khách hàng “vay tiền” từ chính hợp đồng bảo hiểm của mình, sau đó có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền này và các khoản phí hoặc lãi tùy theo quy định của công ty bảo hiểm.

Quyền lợi tạm ứng được quy định trong điều khoản sản phẩm và các định nghĩa/từ ngữ được quy định khác nhau tùy theo từng sản phẩm của mỗi công ty bảo hiểm hoặc từng dòng sản phẩm. Ví dụ, đối với dòng bảo hiểm hỗn hợp, tạm ứng từ giá trị hoàn lại, giá trị hoàn lại là thuật ngữ chỉ số tiền bên mua bảo hiểm sẽ nhận về (nếu có) khi yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Còn đối với dòng bảo hiểm liên kết đầu tư (liên kết chung và liên kết đơn vị), tạm ứng từ giá trị tài khoản cơ bản, tạm ứng từ giá trị tài khoản đóng thêm hoặc tạm ứng từ giá trị hoàn lại.

Ngoài ra, cần phân biệt 2 trường hợp, một là khách hàng chủ động tạm ứng tiền bảo hiểm sẽ cần điền vào giấy đề nghị tạm ứng theo mẫu của công ty bảo hiểm hoặc gửi yêu cầu tạm ứng online, hai là theo điều khoản sản phẩm công ty bảo hiểm tự động tạm ứng để nộp phí bảo hiểm theo quy định trong điều khoản sản phẩm.

* Khách hàng tạm ứng tiền bảo hiểm nhân thọ từ giá trị hoàn lại/giá trị tài khoản

Hình thức này được thực hiện dựa trên yêu cầu của khách hàng, thường có ở hầu hết các sản phẩm bảo hiểm như hỗn hợp, liên kết chung hay liên kết đơn vị…

Về thời điểm đưa ra yêu cầu tạm ứng: Khách hàng có thể thực hiện quyền lợi này khi hợp đồng đã bắt đầu có giá trị hoàn lại/giá trị tài khoản.

Về số tiền tạm ứng tối đa: Tùy vào quy định của từng sản phẩm và công ty, số tiền tối đa mà khách hàng được tạm ứng có thể sẽ khác nhau, mức phổ biến trên thị trường hiện nay là 80% giá trị hoàn lại/giá trị tài khoản.

Khách hàng có thể phải đáp ứng thêm một số điều kiện theo quy định của từng công ty và sản phẩm.

* Công ty bảo hiểm tự động tạm ứng để đóng phí bảo hiểm

Ngoài hình thức tạm ứng trên, hiện nay một số sản phẩm bảo hiểm còn cho phép tạm ứng để tự động đóng phí. Hình thức này phổ biến tại các sản phẩm bảo hiểm thuộc dòng hỗn hợp.

Trong trường hợp khách hàng tham gia dòng bảo hiểm hỗn hợp mà không đóng đủ phí sau khi kết thúc thời gian gia hạn, đồng thời không yêu cầu hủy bỏ hợp đồng, nếu hợp đồng bảo hiểm đã có giá trị hoàn lại, công ty bảo hiểm sẽ tự động cho bên mua bảo hiểm tạm ứng một khoản tiền từ giá trị hoàn lại bằng với phí bảo hiểm đến hạn phải đóng để nộp phí bảo hiểm theo quy định.

Khách hàng không cần trực tiếp đưa ra yêu cầu tạm ứng, phía công ty sẽ tự động thực hiện việc tạm ứng để giúp duy trì việc đóng phí, không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.

Điều khoản tạm ứng từ giá trị hoàn lại để đóng phí bảo hiểm Prudential

Minh họa điều khoản tạm ứng từ giá trị hoàn lại để đóng phí bảo hiểm (Nguồn ảnh: Prudential)

Ở cả hai hình thức này, việc tạm ứng về bản chất giống như việc khách hàng “vay” từ chính hợp đồng bảo hiểm của mình. Khác với hình thức rút tiền bảo hiểm, việc tạm ứng tiền bảo hiểm nhân thọ không làm ảnh hưởng đến số tiền bảo hiểm, tuy nhiên khách hàng có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ khoản tạm ứng và các khoản phí hoặc lãi tạm ứng theo quy định. Mức lãi suất tạm ứng sẽ được các công ty bảo hiểm công bố theo từng thời kỳ.

Những lưu ý khi tạm ứng tiền bảo hiểm nhân thọ

Tạm ứng tiền bảo hiểm nhân thọ là giải pháp hữu ích những chỉ nên sử dụng khi thực sự khó khăn về tài chính dẫn đến việc không thể đóng phí. Trong quá trình tham gia bảo hiểm nhân thọ, nếu muốn sử dụng quyền lợi này một cách thông minh nhất, tránh lợi bất cập hại, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

* Thứ nhất, tìm hiểu kỹ về các điều kiện tạm ứng tiền bảo hiểm nhân thọ

Tuy là quyền lợi phổ biến mà hầu hết các sản phẩm bảo hiểm đều có nhưng khách hàng vẫn cần đáp ứng một số điều kiện nhất định theo từng công ty, điều khoản của hợp đồng. Dưới đây là một số điều khoản cơ bản mà khách hàng cần đáp ứng:

  • Hợp đồng đã có hiệu lực ít nhất 2 năm hoặc đã có giá trị hoàn lại.
  • Số tiền tạm ứng đáp ứng điều kiện về mức tạm ứng tối thiểu và tối đa do công ty quy định tại từng thời điểm.

* Thứ hai, đảm bảo thanh toán khoản tạm ứng theo đúng thời hạn và số tiền

Về bản chất, khi thực hiện tạm ứng từ bảo hiểm nhân thọ nghĩa là khách hàng đang “vay” của công ty một số tiền nhất định và phải có nghĩa vụ hoàn trả. Khoản tạm ứng này sẽ được tính lãi dựa trên mức lãi suất do công ty quy định tại từng thời điểm.

Lưu ý khi tạm ứng tiền bảo hiểm nhân thọ

Lãi suất tạm ứng càng cao thì các khoản phí khách hàng phải nộp càng cao

Mức lãi suất của các công ty có thể cao hay thấp tùy thuộc vào chính sách, thường được công bố tại website của công ty bảo hiểm, phổ biến trên thị trường hiện nay dao động từ 8% - 10%/năm. Đây không phải là mức lãi suất thấp nên khách hàng cũng cần lưu ý để tránh làm tăng số tiền phải nộp.

Ví dụ: Theo thông tin từ công bố lãi suất bảo hiểm Dai-ichi thì mức lãi suất áp dụng cho các khoản vay của hợp đồng bảo hiểm tại Dai-ichi dao động trong khoảng từ 8 - 15%/năm. Mức lãi suất này thay đổi theo từng sản phẩm và thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

* Thứ ba, đảm bảo khoản tạm ứng không gây ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng

Tạm ứng tiền bảo hiểm nhân thọ là giải pháp giúp khách hàng duy trì việc đóng phí trong các trường hợp gặp khó khăn về tài chính, tuy nhiên nếu sử dụng quyền lợi này không hợp lý hoặc lạm dụng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.

Số tiền tạm ứng được lấy trực tiếp từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, nếu khoản tạm ứng này cộng với phí tạm ứng, các khoản nợ hoặc bất cứ số tiền nào khác vượt quá giá trị hoàn lại thì hợp đồng bảo hiểm có thể sẽ mất hiệu lực.

* Thứ tư, tạm ứng tiền bảo hiểm nhân thọ có thể khiến khách hàng mất một số quyền lợi

Như đã phân tích ở trên, hiện nay có hai hình thức tạm ứng tiền bảo hiểm nhân thọ là tạm ứng theo yêu cầu của khách hàng và tạm ứng từ giá trị hoàn lại để đóng phí bảo hiểm (chỉ áp dụng đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp).

Đối với các trường hợp tạm ứng từ giá trị hoàn lại để đóng phí bảo hiểm, rủi ro mà khách hàng phải đối mặt chỉ liên quan đến hiệu lực hợp đồng như đã phân tích ở trên.

Tuy nhiên đối với các trường hợp tạm ứng tiền của dòng sản phẩm liên kết đầu tư (bảo hiểm liên kết đơn vị và liên kết chung), việc tạm ứng tiền bảo hiểm nhân thọ còn có thể ảnh hưởng đến một số quyền lợi của khách hàng như quyền lợi thưởng hàng năm, quyền lợi thưởng duy trì hợp đồng… Bởi một trong các điều kiện để khách hàng được hưởng những quyền lợi này là khách hàng chưa từng tạm ứng từ giá trị hoàn lại (trong một khoảng thời gian hoặc toàn bộ thời gian tham gia hợp đồng). Do đó, khách hàng cũng cần cân nhắc thật kỹ để tránh ảnh hưởng đến các quyền lợi khác.

Tạm ứng tiền bảo hiểm nhân thọ là giải pháp giúp khách hàng giải quyết các vấn đề khó khăn về tài chính, tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng hình thức này và cần cân nhắc thật kỹ để tránh ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *