Sinh mổ không có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền? Bảng chi phí 2024
Mục lục [Ẩn]
Các khoản chi phí sinh mổ cần trả khi không có bảo hiểm
Sinh mổ là phương pháp phẫu thuật lấy thai nhi ra ngoài không qua đường âm đạo. Mẹ bầu sẽ được tiêm gây tê tủy sống, trong thời gian sinh không bị đau đớn và mệt mỏi. Hình thức đẻ mổ ngoài trường hợp có chỉ định y tế, mẹ bầu có thể đăng ký sinh mổ khi có dấu hiệu chuyển dạ tại bệnh viện.
Dưới đây là bảng liệt kê các khoản chi phí mẹ bầu cùng gia đình cần chi trả trước, trong và sau khi sinh mổ:
Chi phí trước sinh | - Xét nghiệm. - Siêu âm. - Theo dõi nhịp tim, cơn co. - Khám phụ sản. - Khám trước phẫu thuật. - Thụt tháo. |
Chi phí sinh mổ và lưu viện | - Tiền giường. - Xét nghiệm. - Thay băng. - Phẫu thuật lấy thai gây tê. - Theo dõi nhịp tim. - Thuốc, dịch truyền. - Vật tư y tế (băng bông, kim tiêm...). - Dịch vụ chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật sản khoa, phụ khoa. - Gói điều trị vết thương mạn tính bằng Plasmamed. - Kỹ thuật giảm đau sau phẫu thuật bằng gây tê ngoài màng cứng. - Xông hơi thuốc. - Siêu âm tử cung buồng trứng. |
Chi phí sau sinh | - Thường sau sinh 2,3 em bé sẽ được bệnh viện cho đi làm các test, xét nghiệm máu gót chân mà trước đó gia đình sản phụ đã đăng ký. - Sản phụ sẽ được ra viện sau 3 - 7 ngày nhập viện tùy vào tình trạng sức khoẻ. - Đơn thuốc cho sản phụ sinh mổ. |
Sinh mổ không có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền?
Sinh mổ không có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền? Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, đặc biệt là khi không có sự hỗ trợ từ bảo hiểm.
Theo khảo sát, chi phí sinh mổ trọn gói không có bảo hiểm tại các bệnh viện công dao động từ 10 - 30 triệu đồng. Tại các bệnh viện tư, gói thai sản có thể lên đến 25 - 70 triệu đồng, dịch vụ càng tốt mức giá càng cao. Với trường hợp thai nhi phát triển bình thường, chi phí sinh mổ lần đầu rẻ hơn so với những lần sinh sau.
Sinh mổ không có bảo hiểm tốn nhiều chi phí
Dưới đây là bảng giá tham khảo chi phí sinh mổ trọn gói không bảo hiểm dành cho thai đơn từ tuần thứ 36 thai kỳ tại một số bệnh viện lớn:
Bệnh viện | Dịch vụ sinh | Chi phí dự kiến (VNĐ) |
Bệnh viện Phụ sản Trung ương | Khu thường | 10 - 25 |
Khu dịch vụ | 20 - 30 triệu | |
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội | Khu thường | 12 - 18 triệu |
Khu dịch vụ | 20 - 30 triệu | |
Bệnh viện Từ Dũ | Phòng sinh dịch vụ | 8 - 15 triệu |
Phòng sinh gia đình | 10 - 18 triệu | |
Phòng sinh thương gia | 12 - 25 triệu | |
Bệnh viện Vinmec | Vinmec tại Hà Nội | 37 - 72 triệu |
Vinmec tại Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc | 24 - 47 triệu | |
Bệnh viện Thu Cúc | 24 - 73 triệu | |
Bệnh viện Hồng Ngọc | Sinh mổ | 33 - 35 triệu |
Sinh mổ chọn giờ | 36 - 40 triệu |
* Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Chi phí thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như phương pháp mổ, dịch vụ đi kèm, phòng bệnh, bác sĩ mổ, tình trạng sức khỏe của mẹ và bé...
Đẻ mổ được hưởng những bảo hiểm nào?
Nếu đang băn khoăn liệu đẻ mổ có được hưởng bảo hiểm không, câu trả lời cho bạn sẽ là CÓ. Dù sinh mổ hay sinh thường, mẹ bầu vẫn được hưởng bảo hiểm đầy đủ. Mức chi trả phụ thuộc vào loại bảo hiểm mà bạn tham gia.
Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội (BHXH)
Theo quy định hiện hành, mẹ bầu có thẻ BHYT, hoàn toàn được hưởng quyền lợi khi sinh mổ, bao gồm cả chi phí phẫu thuật, nằm viện, thuốc men... Tuy nhiên, để được hưởng đầy đủ quyền lợi, cần lưu ý:
- Sinh mổ đúng tuyến: Bạn cần sinh tại bệnh viện đã đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hoặc bệnh viện được chuyển tuyến theo đúng quy định.
- Có chỉ định của bác sĩ: Sinh mổ phải do bác sĩ chỉ định vì lý do y tế, không được mổ chủ động chọn giờ đẹp khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
- Hoàn thiện thủ tục: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như sổ khám thai, giấy chuyển viện (nếu có), căn cước công dân, thẻ BHYT...
Bảo hiểm xã hội có chi trả chế độ thai sản
Với BHXH, lao động nữ sẽ được hưởng tối đa 3 khoản tiền từ chế độ thai sản:
- Trợ cấp 1 lần: Khoản trợ cấp này được chi trả một lần duy nhất sau khi sinh con. Mức hưởng = 2 lần mức lương cơ sở tại thời điểm sinh con cho mỗi con. (Ví dụ: nếu mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng, bạn sẽ nhận được 3.600.000 đồng cho mỗi con).
- Thai sản: Khoản trợ cấp này được chi trả hàng tháng trong thời gian nghỉ sinh con. Mức hưởng = 100% mức bình quân tiền lương đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ sinh.
- Dưỡng sức sau sinh: Mức hưởng một ngày = 30% mức lương cơ sở.
>>> Xem thêm: Chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con
Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ thường không chi trả trực tiếp cho chi phí sinh mổ. Tuy nhiên, một số gói bảo hiểm nhân thọ có thể có quyền lợi thai sản khi mua kèm sản phẩm bổ trợ là bảo hiểm thai sản. Các quyền lợi chi trả có thể nhận được: kiểm tra thai kỳ, xét nghiệm, siêu âm, sinh con, nằm viện, thuốc men…
Bí quyết dự trù chi phí sinh mổ hiệu quả cho mẹ bầu
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động về mặt tài chính và đón bé yêu chào đời một cách trọn vẹn nhất. Lưu lại ngay những bí quyết giúp mẹ bầu dự trù chi phí sinh mổ hiệu quả dưới đây:
Tìm hiểu kỹ thông tin
- Liên hệ trực tiếp bệnh viện: Hãy liên hệ trực tiếp với các bệnh viện mà bạn đang cân nhắc lựa chọn sinh để được tư vấn chi tiết về các gói dịch vụ sinh mổ, chi phí dự kiến, các khoản phí phát sinh có thể có.
- Tham khảo ý kiến từ người thân, bạn bè: Những người đã có kinh nghiệm sinh mổ có thể chia sẻ thông tin hữu ích về chi phí thực tế, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn.
- Tìm kiếm thông tin trên mạng: Các diễn đàn, trang web uy tín về sức khỏe mẹ và bé cũng là nguồn tham khảo đáng tin cậy.
Tìm hiểu kỹ thông tin về chi phí khi sinh
So sánh chi phí sinh giữa các bệnh viện
So sánh chi phí giữa các bệnh viện công và tư để có sự lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính của bạn. Bạn đừng chỉ so sánh giá tổng thể mà hãy xem xét kỹ các dịch vụ bao gồm trong từng gói để đánh giá tính hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của bạn. Hãy nhớ hỏi rõ về các khoản phí phát sinh có thể có như chi phí thuốc men, xét nghiệm, khám trước phẫu thuật...
Lập kế hoạch tài chính chi tiết
Dựa trên thông tin đã thu thập, hãy xác định tổng chi phí dự kiến cho ca sinh mổ, bao gồm cả chi phí chính và các khoản phát sinh. Sau đó chia tổng chi phí thành các mục tiêu nhỏ hơn và tiết kiệm dần dần theo từng tháng để giảm bớt áp lực tài chính. Mẹ bầu nên dự trù một khoản tiền để phòng trường hợp có phát sinh ngoài ý muốn.
Cân nhắc mua bảo hiểm thai sản
Bảo hiểm thai sản sẽ giúp chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí sinh mổ, giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình bạn. Hiện nay quyền lợi thai sản có trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe (bảo hiểm phi nhân thọ). Mẹ bầu và gia đình cần tìm hiểu kỹ các gói bảo hiểm thai sản khác nhau và đưa ra lựa chọn phù hợp nhu cầu, khả năng tài chính.
Mua bảo hiểm thai sản giảm gánh nặng tài chính khi sinh con
Tiết kiệm chi tiêu
Trong quá trình mang thai, hãy cố gắng cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết để dành dụm cho việc sinh nở. Ngoài ra, hãy tận dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá của các bệnh viện, cửa hàng mẹ và bé để tiết kiệm chi phí.
Mong rằng những thông tin trong bài viết này đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc "sinh mổ không có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền?" và có thêm kiến thức hữu ích để chuẩn bị cho hành trình làm mẹ sắp tới. Chúc mẹ bầu "vượt cạn" thành công và có trải nghiệm sinh nở thật ý nghĩa!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất