Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Mục lục [Ẩn]
Thẻ tín dụng ngày càng phổ biến trong cuộc sống bởi những tiện ích hấp dẫn mà nó mang lại cho khách hàng. Mỗi chiếc thẻ tín dụng sẽ được tổ chức phát hành thẻ cấp cho cho một hạn mức tín dụng để bạn chi tiêu, thanh toán. Để hiểu hơn về hạn mức thẻ tín dụng cụ thể là gì và các yếu tố liên quan khác hãy theo dõi nội dung sau.
Tham khảo: So sánh hạn mức thẻ tín dụng các ngân hàng hiện nay
Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà ngân hàng cung cấp cho bạn để sử dụng thẻ tín dụng chi tiêu, thanh toán. Hạn mức này được cấp tùy thuộc vào những thông tin mà ngân hàng xác minh về thu nhập thường xuyên và mức độ ổn định của thu nhập đó, nghĩa vụ trả nợ đối với những món nợ hiện có (ngay cả nợ ở ngân hàng khác) và mức độ khả tín của từng khách hàng cụ thể. Ngân hàng luôn theo dõi lịch sử tín dụng của khách và điều chỉnh nếu thích hợp.
Xem thêm: Hạn mức tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng Credit Card
Sử dụng hạn mức thẻ tín dụng thế nào?
Mỗi tổ chức phát hành thẻ tín dụng đều có những quy định cụ thể về việc sử dụng hạn mức tín dụng. Tuy nhiên hầu hết các thẻ tín dụng hiện nay đều có các điểm chung trong sử dụng như:
- Đối với thanh toán online, offline: Các ngân hàng và các tổ chức tài chính cho phép bạn sử dụng thanh toán online trực tuyến hay thanh toán offline tại các quầy hàng, trung tâm mua sắm hết 100% hạn mức thẻ tín dụng.
- Đối với việc rút tiền mặt: Thông thường, các bạn chỉ có thể rút khoảng 50% hạn mức thẻ tín dụng.
Tuy nhiên không phải thẻ nào cũng chỉ rút được một nửa hạn mức thẻ tín dụng được cấp, vì có một số ngân hàng và tổ chức tín dụng cho phép khách hàng rút hơn 50% hạn mức thẻ chẳng hạn như JCB Motor Card của Sacombank có thể rút đến 80% hạn mức thẻ.
Tiêu chí quyết định hạn mức của thẻ tín dụng
Có rất nhiều yếu tố để quyết định hạn mức tín dụng. Hạn mức của thẻ tín dụng được ngân hàng quy định dựa trên thu nhập, tài sản đảm bảo của bạn và có thể dựa cả vào lịch sử tín dụng của bạn trong quá khứ.
Sau đây là các yếu tố quyết định hạn mức thẻ tín dụng của bạn là bao nhiêu:
- Theo mức lương chuyển khoản qua ngân hàng của khách hàng: Thông thường hạn mức thẻ tín dụng được cấp tương đương 7 đến 10 lần lương
- Theo mức lương nhận qua tiền mặt của khách hàng: Thông thường tương đương 2 đến 3 lần lương
- Dựa vào giá trị sổ tiết kiệm, ô tô, bảo hiểm nếu mở thẻ tín dụng theo các hình thức này (có thể lên 70 đến 90% giá trị)
- Hạn mức còn lại của khoản vay tín chấp hay thế chấp của khách hàng đã được ngân hàng phê duyệt
- Số lượng và thời gian giao dịch của khách hàng tại hệ thống ngân hàng đó (đánh giá khách hàng cao cấp, khách hàng trung thành…)
- Hạn mức thẻ tín dụng đã được cấp tại các ngân hàng uy tín khác.
Tham khảo: Top 5 hạn mức thẻ tín dụng cao nhất hiện nay
Cách thay đổi hạn mức tín dụng
Trong quá trình sử dụng, khách hàng có thể thay đổi hạn mức thẻ tín dụng của mình cho phù hợp với thu nhập và nhu cầu chi tiêu của mình. Việc thay đổi hạn mức tín dụng có thể làm tăng hoặc giảm hạn mức tín dụng của bạn. Để thay đổi, khách hàng có thể làm đơn đề nghị thay đổi hạn mức tín dụng của thẻ theo mẫu của từng ngân hàng.
Tăng hạn mức thẻ tín dụng:
Điều kiện để tăng hạn mức là bạn phải có thu nhập tốt hơn. Bạn cần chứng minh cho ngân hàng thấy được, tại thời điểm hiện tại bạn có nguồn thu nhập cao hơn lúc đăng ký phát hành thẻ. Hoặc bạn phải chứng minh cho ngân hàng thấy bạn đang sở hữu thêm các tài sản có giá trị khác như: Sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…
Thủ tục tăng hạn mức thẻ tín dụng khá đơn giản, Khách hàng cần điền đầy đủ thông tin và chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị tăng hạn mức thẻ tín dụng theo mẫu của ngân hàng
- Bản sao hợp đồng lao động
- Bảng sao kê lương có xác nhận của ngân hàng cho ba tháng gần nhất
- Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác không phải từ lương (nếu có)
Ngân hàng sẽ xét duyệt hạn mức tín dụng mới cho bạn khi nhận được bộ chứng từ đầy đủ. Nếu làm thẻ tín dụng bằng cách ký quỹ, bạn chỉ cần mang thêm tiền ký quỹ và điền vào mẫu đơn yêu cầu tăng hạn mức tín dụng.
Giảm hạn mức tín dụng:
Hạ hay giảm hạn mức thẻ tín dụng khá dễ dàng, bạn không cần chứng minh thu nhập rắc rối như tăng hạn mức. Các bạn chỉ cần thông báo với ngân hàng bằng cách gọi điện cho ngân hàng hoặc ra chi nhánh điền vào mẫu yêu cầu rồi gửi cho ngân hàng là xong ngay.
Lưu ý: Trong mọi trường hợp, bạn cần duy trì lịch sử tín dụng tốt với ngân hàng bằng cách luôn trả khoản tối thiểu (thường là 5% của tổng nợ tháng trước) đúng hạn, để dễ dàng yêu cầu điều chỉnh hạn mức của mình.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hạn mức thẻ tín dụng. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp có thể gửi yêu cầu tư vấn miễn phí để được các chuyên gia tài chính TheBank hỗ trợ sớm nhất:
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất