10 sự kiện bảo hiểm năm 2014
Mục lục [Ẩn]
Sự kiện bảo hiểm năm 2014 đầu tiên phải kể đến là: Lần đầu tiên Bộ Tài chính tổ chức đối thoại giữa Bộ Tài chính với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, DN bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, DN môi giới bảo hiểm tại Hội nghị ngành bảo hiểm ngày 28/2/2014. Bộ Tài chính đã tiếp thu các ý kiến phản ánh và các giải pháp đề xuất, giao cho các đơn vị trong Bộ có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết.
Thứ hai: Tổng kết thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tính đến 31/12/2013 có 46 hợp đồng bảo hiểm (23 hợp đồng bảo hiểm tín dụng trong nước và xuất khẩu). Kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm là 605 triệu USD; tổng phí bảo hiểm là 17 tỷ đồng; chi trả bồi thường là 13 tỷ đồng (chưa kể phát sinh xảy ra năm 2014).
Tổng kết thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315/QĐ-TTg/2011 được Bộ Tài chính tổ chức ngày 27/6/2014. Tham gia bảo hiểm có 304.016 hộ nông dân và 1 tổ chức trong đó có 233.361 hộ nghèo, 45.944 hộ cận nghèo. Phí bảo hiểm năm 2014 thu được là 394 tỷ đồng. Bồi thường 701,8 tỷ đồng.
Thứ ba: Bộ Tài chính triển khai bảo hiểm khai thác thủy sản theo Nghị định 67/NĐ-CP, trong đó Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO, PVI được lựa chọn là đơn vị bảo hiểm; VINARE là nhà tái bảo hiểm.
10 sự kiện bảo hiểm năm 2014
Thứ tứ: Chế độ quản lý nhà nước tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đảm bảo năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ hoạch toán kế toán đối với DN bảo hiểm nhân thọ.
- Bộ Tài chính cùng Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư liên tịch về việc phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.
- Chính phủ ban hành Nghị định 91 tháo gỡ khó khăn về thuế cho đại lý bảo hiểm và người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.
- Bộ Tài chính đang tiến hành sửa đổi Thông tư 124, Thông tư 125, trong đó quy định về tách quỹ chủ sở hữu, chủ hợp đồng bảo hiểm và sử dụng chuyên gia tính phí trong bảo hiểm phi nhân thọ. Đơn giản và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, đào tạo đại lý bảo hiểm.
Thứ năm: BIDV Met Life và chi nhánh Công ty Bảo hiểm bảo lãnh Seoul Hàn Quốc (phi nhân thọ) được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Thứ sáu: Các DN bảo hiểm tích cực thực hiện giải quyết bồi thường cho khách hàng bị thiệt hại trong sự cố tại Đồng Nai, Bình Dương và Hà Tĩnh.
Thứ bẩy: Các DN bảo hiểm phi nhân thọ xây dựng quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới để Bộ Tài chính phê duyệt vào cuối năm 2014, vì sau nhiều năm thua lỗ nghiệp vụ, ảnh hưởng tới khả năng chi trả, bồi thường (số tiền bồi thường ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng).
Thứ tám: Hội nghị tập huấn bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và đối thoại giữa DN bảo hiểm và lực lượng cảnh sát phòng cháy tại Hà Nội và TP. HCM.
Thứ chín: Thị trường bảo hiểm năm 2014 tiếp tục phát triển, các DN bảo hiểm tiếp tục tái cơ cấu. Năm 2014, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 26.600 tỷ đồng (tăng trưởng 9%); doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 28.300 tỷ đồng (tăng trưởng 22%); đầu tư vào nền kinh tế ước đạt 130.000 tỷ đồng (tăng trưởng 17%).
Thứ mười: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam kỷ niệm 15 năm thành lập và hoạt động (25/12/1999 - 25/12/2014), tiến hành Đại hội nhiệm kỳ IV vào đầu năm 2015.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất