Quy định pháp luật về lãi suất vay tín chấp tại các tổ chức tín dụng
Mục lục [Ẩn]
Tổ chức tín dụng là gì?
Theo khoản 1, khoản 4 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 định nghĩa về các tổ chức tín dụng như sau:
1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
4. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác...
Như vậy các công ty tài chính như FE Credit, Home Credit… thuộc nhóm tổ chức tín dụng (TCTD) phi ngân hàng được phép cho khách hàng vay vốn và không được phép cho khách hàng gửi tiết kiệm, thanh toán qua tài khoản.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng
Quy định về lãi suất vay tín chấp các tổ chức tín dụng
Lãi suất cho vay tín chấp tại các công ty tài chính này (vay trực tiếp nhận tiền mặt hoặc mua hàng trả góp) thường ở mức 30 - 40%/năm. Đây là mức lãi suất khá cao so với vay thông thường. Như vậy các công ty tài chính có vi phạm pháp luật không? Có bị coi là cho vay nặng lãi không?
Theo Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 quy định về lãi suất như sau:
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Ở đây cần chú ý đến lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước. Theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2010, lãi suất cơ bản là 9%/năm.
⇒ Tìm hiểu kĩ hơn: Lãi suất cơ bản là gì?
Như vậy lãi suất cho vay các tổ chức tín dụng không được quá: 9% x 1,5 = 13,5%/năm. Ở đây lãi suất các công ty tài chính từ 30 - 40% lớn hơn rất nhiều so với mức 13,5%/năm là đã vi phạm luật dân sự năm 2005.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu công ty tài chính cho vay mức lãi suất này trong thời gian từ năm 2005 đến hết năm 2010, từ năm 2011 trở đi điều này không còn đúng nữa.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có ghi rõ:
Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. (Bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2011).
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì trong trường hợp các văn bản pháp luật do cùng một đơn vị cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì sẽ áp dụng theo văn bản được ban hành lần sau.
Kết hợp hai điều này có nghĩa là từ năm 2011 trở đi, các công ty tài chính được phép cho vay với lãi suất không bị giới hạn ở mức 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước mà được thỏa thuận lãi suất tùy theo tình hình thị trường sao cho hợp lý. Như vậy nếu các công ty tài chính cho vay 30 - 40%/năm thì vẫn không bị coi là vi phạm pháp luật.
⇒ Xem thêm: Cách tính lãi suất vay tín chấp ngân hàng
Quy định mức lãi suất vay tín chấp của các tổ chức tín dụng
Các đơn vị không phải TCTD vẫn bị áp trần lãi suất
Bộ luật quy định lãi suất tính đến nay chỉ áp dụng cho các tổ chức tài chính được nhà nước công nhận. Trường hợp các tổ chức hay cá thể cho vay tín dụng đen vẫn bị áp dụng trần lãi suất là 13,5%/năm.
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định tại Điều 201 về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy khi các tổ chức tín dụng đen nếu bị khởi kiện ra tòa, tòa án sẽ bảo vệ bên cho vay với mức lãi suất đến 13,5%, mức lãi suất phía sau sẽ không được bảo vệ. Trong trường hợp cho vay trả góp vượt quá 135%/năm (gấp 10 lần trần lãi suất) thì tùy vào tình huống cụ thể có thể bị kết án cho vay nặng lãi.
Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về trần lãi suất mục đích để bảo vệ người đi vay tránh bị vay nặng lãi. Tuy nhiên điều này vô tình áp trần lãi suất lên toàn bộ hệ thống ngân hàng, làm ảnh hưởng đến điều tiết dòng tiền trong xã hội.
Do đó đến năm 2010 luật các tổ chức tín dụng quy định rõ các tổ chức tín dụng được phép cho vay vượt mức 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và luật này chỉ áp dụng đối với các tổ chức tín dụng.
Có thể nói qua 5 năm sửa đổi bổ sung, các quy định về luật đã bảo vệ người tiêu dùng khỏi cho vay nặng lãi đồng thời vẫn bảo đảm được hệ thống tài chính ngân hàng hoạt động bình thường.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất