avatart

khach

icon

Bảo hiểm tiền vay là gì? Có bắt buộc phải mua bảo hiểm tiền vay hay không?

Kiến thức vay vốn

- 07/04/2023

0

Kiến thức vay vốn

07/04/2023

0

Trong hợp đồng cho vay hiện nay thường có thêm phần bảo hiểm tiền vay. Đây là chi phí không bắt buộc đối với cá nhân đi vay vốn nhưng lợi ích mang đến lại rất cần thiết.

Mục lục [Ẩn]

Khi đi vay trả góp, nhiều người thường nghĩ rằng mình đang khỏe mạnh thì cần gì mà phải mua bảo hiểm tiền vay. Vì thế họ coi việc mua bảo hiểm trở nên không cần thiết. Tuy nhiên, cũng có không ít những trường hợp người đi vay gặp tai nạn, bệnh tật... mất đi khả năng lao động nhưng nhờ đã có bảo hiểm nên được bồi thường giá trị gấp trăm lần giá trị mua ban đầu. Đó mới thực sự chính là giá trị cốt lõi mà bảo hiểm tiền vay mang lại.

Bảo hiểm tiền vay là gì?

Bảo hiểm tiền vay là số tiền mà khách hàng chi trả để mua bảo hiểm cho gói sản phẩm vay vốn của mình tại ngân hàng hay các tổ chức tài chính (TCTC) nhằm đảm bảo khoản vay của họ được trả lại nếu họ không thể trả nợ do chấn thương, bệnh tật, mất việc làm hoặc tử vong.. Ngoài ra, đối với hình thức vay mang tính rủi ro cao như vay tín chấp thì các TCTC cần cơ sở nào đó để đảm bảo an toàn khoản tiền cho vay này.

Đây chính là giải pháp nhằm bảo vệ lợi ích giữa ngân hàng cho vay và khách hàng khi đi vay tiền. Hình thức bảo hiểm tiền vay không chỉ xuất hiện với các gói tín chấp mà còn áp dụng với các hình thức thế chấp tài sản. 

Có bắt buộc phải mua bảo hiểm tiền vay hay không?

Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách.
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật.
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
  • Bảo hiểm cháy, nổ.

Ngoài ra, theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cũng không có điều khoản nào bắt buộc về việc khi vay tiền tại ngân hàng/tổ chức tín dụng phải bảo đảm khoản vay bằng việc mua bảo hiểm.

Do vậy, việc khách hàng mua bảo hiểm tín dụng đối với khoản vay là không bắt buộc. Đây chỉ là thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng vay trên cơ sở tự nguyện của các bên. Tuy nhiên, các hoạt động vay vốn giữa khách hàng và tổ chức tín dụng phải được thảo thuận phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm, nhằm đảm bảo cho khách hàng sẽ được bù đắp một phần hoặc toàn bộ tổn thất trong trường hợp rủi ro và góp phần hỗ trợ TCTD kiểm soát chất lượng tín dụng.

Ngoài ra, cũng có một số ngân hàng đang áp dụng hình thức bắt buộc mua bảo hiểm đối với các hình thức vay tín chấp mang tính chất rủi ro cao và hình thức vay thế chấp tài sản lớn như mua nhà, mua xe,...Tùy vào hồ sơ thu nhập hàng tháng và khả năng chi trả của người vay mà ngân hàng có yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm khoản vay hay không.

Có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay

Có bắt buộc phải mua bảo hiểm tiền vay hay không?

Lợi ích có được từ việc bảo hiểm tiền vay

Bảo hiểm tiền vay đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng và khách hàng, cụ thể:

Đối với ngân hàng:

  • Giảm thiểu rủi ro: Bảo hiểm tiền vay giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay. Khi khách hàng không thể trả nợ, bảo hiểm sẽ đền bù cho ngân hàng một phần hoặc toàn bộ số tiền vay cùng lãi suất.
  • Tăng cường niềm tin của khách hàng: Việc có bảo hiểm tiền vay sẽ giúp tăng niềm tin của khách hàng vào ngân hàng và đặc biệt là sản phẩm vay tín chấp. Điều này sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn, đồng thời giữ chân những khách hàng hiện có.
  • Tăng doanh số và lợi nhuận: Với việc giảm thiểu rủi ro và tăng cường niềm tin của khách hàng, ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng vay tín chấp hơn, từ đó tăng doanh số và lợi nhuận.

Đối với khách hàng:

  • Bảo vệ khách hàng khỏi rủi ro tài chính: Bảo hiểm tiền vay sẽ bảo vệ khách hàng khỏi rủi ro tài chính khi không thể trả nợ vay đúng hạn. Việc đền bù từ bảo hiểm sẽ giúp khách hàng tránh được các hậu quả khó khăn như phải đối mặt với những khoản nợ lớn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính cá nhân.
  • Giúp khách hàng có thể vay mức cao hơn: Với việc có bảo hiểm tiền vay, khách hàng sẽ được hỗ trợ vay vốn với mức giá trị cao hơn so với trường hợp không có bảo hiểm. Điều này giúp khách hàng có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn cao hơn, đồng thời tăng khả năng phát triển kinh doanh hoặc đầu tư của mình.
  • Được hưởng lãi suất ưu đãi: Nhiều ngân hàng sẽ cung cấp lãi suất ưu đãi cho khách hàng nếu họ mua bảo hiểm tiền vay. Điều này giúp khách hàng có thể tiết kiệm chi phí cho việc

Lợi ích của bảo hiểm tiền vay

Lợi ích của bảo hiểm tiền vay

Mức phí bảo hiểm khoản vay là bao nhiêu?

Mức phí bảo hiểm khoản vay tùy thuộc vào sản phẩm bảo hiểm mà khách hàng chọn mua, tức là nếu khách hàng muốn mua bảo hiểm khoản vay, họ cần tham khảo các sản phẩm bảo hiểm tương ứng từ các công ty bảo hiểm để biết chi phí phí bảo hiểm cụ thể. Thông thường là 3% – 6% trên số tiền gốc mà khách hàng đăng ký vay tại ngân hàng.

Cách tính phí bảo hiểm khoản vay 

Bảo hiểm khoản vay sẽ được tính theo công thức như sau:

Phí bảo hiểm khoản vay = Mức bảo hiểm khoản vay x Tổng số tiền vay của hợp đồng 

Ví dụ: 

Một khách hàng vay vốn 300 triệu đồng tại ngân hàng với mức bảo hiểm khoản vay là 3% thì bảo hiểm tiền vay sẽ được xác định như sau:

300.000.000 x 3% = 9.000.000 (đồng)

Hình thức thanh toán phí bảo hiểm tiền vay

Thông thường, tiền phí bảo hiểm khoản vay sẽ được ngân hàng trừ trực tiếp vào khoản vay khi giải ngân hoặc sẽ được cộng thêm vào số nợ gốc.

Tóm lại, bảo hiểm tiền vay là một khoản chi phí không bắt buộc khi khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, nó luôn được khuyến khích mua bởi nó hoàn toàn mang lại lợi ích cho khách hàng và phần nào hỗ trợ các ngân hàng hay TCTC trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng. Vì vậy khi tham gia các khoản vay, các bạn nên thực sự nghiêm túc đánh giá về lợi ích và cân nhắc có mua bảo hiểm tiền vay hay không. Đừng đẩy gánh nặng nợ nần lên vai những người thân yêu trong gia đình mình khi những rủi ro không mong muốn xảy ra.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4,5 (2 lượt)

4,5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay tín chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *