Những quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng có yếu tố nước ngoài
Mục lục [Ẩn]
Bảo lãnh ngân hàng có yếu tố nước ngoài là gì?
Bảo lãnh ngân hàng nước ngoài, hay nói đầy đủ hơn là bảo lãnh ngân hàng có yếu tố nước ngoài, là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
>> Tìm hiểu về "bảo lãnh ngân hàng là gì và 2 loại bảo lãnh phổ biến" để hiểu rõ hơn về bảo lãnh ngân hàng có yếu tố nước ngoài.
Bảo lãnh ngân hàng có yếu tố nước ngoài là một quy định tất yếu của thời đại hội nhập
Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh bao gồm cả tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng.
Bên nhận bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), các nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành.
Trong hoạt động ngân hàng, việc ngân hàng Việt Nam phát hành bảo lãnh cho bên thụ hưởng là tổ chức, cá nhân nước ngoài đã trở nên khá phổ biến. Cam kết bảo lãnh quốc tế có thể được phát hành cho bên thụ hưởng nước ngoài trực tiếp bởi một ngân hàng Việt Nam hoặc bởi một ngân hàng tại nước có trụ sở hoặc nơi ở của bên thụ hưởng nước ngoài và ngân hàng Việt Nam cấp bảo lãnh đối ứng.
Các quy định điều chỉnh cho quan hệ bảo lãnh
Với bảo lãnh ngân hàng nước ngoài, thì theo quy định của pháp luật, trong trường hợp này, các bên có thể thỏa thuận luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp (bao gồm cả tòa án hoặc trọng tài thương mại nước ngoài) để giải quyết tranh chấp về giao dịch bảo lãnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quan hệ bảo lãnh ngân hàng có yếu tố nước ngoài
Như vậy, khi quan hệ bảo lãnh có yếu tố nước ngoài, các bên có thể lựa chọn pháp luật nước ngoài để điều chỉnh quan hệ bảo lãnh. Khi bảo lãnh được điều chỉnh bởi pháp luật nước ngoài, ngân hàng phát hành bảo lãnh phải tìm hiểu thật kỹ quy định về bảo lãnh trong những quy định của pháp luật nước ngoài. Bởi ở một số nước đồng thời công nhận nhiều dạng bảo lãnh khác nhau và chế độ bảo vệ bên bảo lãnh cũng thay đổi đáng kể theo từng dạng bảo lãnh.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì bảo lãng sẽ được điều chỉnh bởi luật của nước mà bên nhận bảo lãnh là cá nhân cư trú hay bên nhận bảo lãnh là pháp nhân có trụ sở.
Ngoài ra, các bên tham gia bảo lãnh ngân hàng có thể được thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Các tập quán thương mại ấy bao gồm: Tập quán thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế ban hành và Tập quán thương mại khác không trái với pháp luật Việt Nam.
Ngôn ngữ sử dụng trong giao dịch bảo lãnh
Ngôn ngữ trong hợp đồng bảo lãnh có thể được thỏa thuận giữa các bên
Theo quy định của pháp luật , các văn bản sử dụng trong giao dịch bảo lãnh (bao gồm thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh) phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp bảo lãnh có yếu tố nước ngoài, các bên liên quan được thỏa thuận sử dụng tiếng nước ngoài. Trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài, các văn bản phải được dịch sang tiếng Việt (có xác nhận của người đại diện hợp pháp của ngân hàng) đính kèm bản tiếng nước ngoài khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, khi bên nhận bảo lãnh là một tổ chức hay cá nhân nước ngoài, thư bảo lãnh hay hợp đồng bảo lãnh có thể được lập chỉ bằng tiếng nước ngoài mà không cần bằng tiếng Việt. Chỉ khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thì mới phải dịch sang tiếng Việt.
Cơ quan giải quyết tranh chấp
Các bên có thể lựa chọn Tòa án hoặc trọng tài thương mại nước ngoài để giải quyết tranh chấp về bảo lãnh có yếu tố nước ngoài.
Trường hợp nếu ngân hàng phát hành bảo lãnh là bị đơn trong vụ án tranh chấp liên quan có thể được giải quyết bởi Tòa án Việt Nam. Hoặc nếu các bên có thỏa thuận đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết tranh chấp thì Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền riêng biệt để giải quyết tranh chấp này.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất