avatart

khach

icon

Các kiểu trộm tiền "cổ điển" từ tài khoản ngân hàng mà luôn có người sập bẫy

Kiến thức thẻ ATM

- 14/06/2019

0

Kiến thức thẻ ATM

14/06/2019

0

Có những chiêu trò đánh cắp thông tin tài khoản đã trở thành “cổ điển”, nhưng luôn có khách hàng báo bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng vì đi phải vết xe đó một lần nữa.

Mục lục [Ẩn]

Một lưu ý bạn cần biết là mở tài khoản thanh toán ngân hàng đã chuyển được tiền, rút tiền, trả hóa đơn mà không cần thẻ ATM hay ngân hàng trực tuyến. Nếu chỉ mở tài khoản mà không dùng thẻ thì nguy cơ mất tiền gần như không có, tất nhiên chẳng mấy ai mở tài khoản mà không dùng thẻ cả.

Do đó khi mất tiền, sẽ không khó để bạn nhận ra nguyên nhân chính là vì bị mất thông tin thẻ ATM hoặc thông tin tài khoản trực tuyến (Internet banking, Mobile banking).

Tin tặc có các thủ đoạn đánh cắp thông tin mà dường như vì thiếu cẩn trọng nên luôn có người mắc phải, cho dù nó đã rất "cổ xưa".

Các chiêu lấy trộm thông tin thẻ ATM

Ngày 16/7 tại Đà Nẵng, một khách hàng khi đang xem phim thì có tin nhắn báo bị rút 38 triệu đồng tại Indonesia…bằng thẻ giả. Ngân hàng cho biết trước vụ đó chừng 1 tháng, vị khách hàng này đã từng rút tiền tại máy ATM ở Indonesia trong một chuyến công tác…

Các chiêu lấy trộm thông tin thẻ ATM

Bàn phím và khe cắm thẻ giả có gài thiết bị đọc trộm thẻ Skimming

Trong “vòng đời” của thẻ ATM, nó được dùng nhiều nhất ở 3 địa điểm: Máy ATM, cửa hàng đặt máy thanh toán thẻ POS, website mua bán online (*). Mỗi điểm sẽ có chiêu trò ăn cắp thông tin khác nhau mà bạn phải biết đề phòng tránh:

Khi dùng thẻ Tại máy ATM Các điểm chấp nhận thẻ POS Các website
Thủ đoạn Cài thiết bị đọc trộm Skimming, Camera Chụp lại thông tin thẻ, cài thiết bị Skimming vào máy Cài Virus ăn cắp dữ liệu
Nguyên nhân bị lộ thông tin Không kiểm tra bàn phím và khe cắm thẻ trước khi đưa thẻ vào máy Không quan sát nhân viên cầm thẻ Điền thông tin thẻ trên các website lạ, website giả mạo
Không che tay khi nhập PIN Lưu thông tin thẻ trên website đó cho lần mua sau
Không lấy lại thẻ nhanh sau khi giao dịch, để bị nuốt và không khóa thẻ Giữ trạng thái đăng nhập các tài khoản Facebook, Zalo, tài khoản khác có chứa thông tin thẻ, ngay cả khi không dùng tới
Dấu hiệu bất thường cần chú ý

Thẻ bị dắt, nhận thẻ chậm hơn bình thường;

Bàn phím không sáng, khó bấm;

Màn hình nhấp nháy;

Lần đầu máy ATM không nhận thẻ

Nhân viên ghi lại thông tin, chụp lại thẻ;

Quẹt thẻ nhiều lần;

Những hành vi bất thường khác

Đăng nhập website không có giao thức https:// (ổ khóa xanh);

Website ít người dùng, thường hiện Pop- up (cửa sổ tự động mở)

Webite có nhiều nội dung không liên quan với nhau

(*) Các thông tin ở trên thẻ cần phải nhập để mua hàng online là số thẻ, chủ thẻ, ngày hết hạn, số CVV/CVC. Mua hàng online không cần nhập PIN!

Bị mất thông tin tài khoản ngân hàng điện tử

Ngân hàng điện tử là dịch vụ trực tuyến, hỗ trợ mua sắm và thanh toán nhiều loại hóa đơn thông qua laptop hay smartphone. Hai dịch vụ phổ biến nhất là Internet banking và Mobile banking.

Máy tính cá nhân hay điện thoại bị nhiễm Virus sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng tới những thông tin mà bạn lưu bên trong nó. Những dấu hiệu dưới đây đã từng, và sẽ còn tiếp tục đe dọa máy tính/ điện thoại nếu bạn làm theo hay click phải:

Gửi mã độc Các thủ đoạn
Qua Email Gửi email rác kèm đường link lạ về hòm thư
Qua mạng xã hội Gửi tin nhắn lạ kèm đường link vào hộp thư Facebook, Zalo...
Những đường link, bài báo có tin giật gân, gây sốc
Giả mạo người thân, nhờ chuyển tiền tới một người khác và hẹn trả lại sau
Hack tài khoản Facebook của người thân trong nhà và xin thông tin tài khoản ngân hàng
Giả mạo công an, nhân viên ngân hàng và yêu cầu cấp tài khoản ngân hàng trực tuyến để “kiểm tra”
Không dùng các ứng dụng bói toán trên mạng Facebook...
Qua website lạ Các website lạ dụ chơi game, xin ủng hộ, website kiếm tiền online
Có cửa sổ Pop - Up (tự động hiện lên trước màn hình)
Website giả mạo, địa chỉ rất giống với website chính thức nhưng không phải (**)
Thủ đoạn khác Đóng giả nhân viên công ty viễn thông, điện lực gọi điện báo thanh toán phí hàng tháng
Đóng giả nhà mạng Vina, Viettel gửi tin nhắn trúng thưởng, khuyến mãi

(**) Ví dụ https://thebank.vn là website chính thức, 1 website giả mạo có dạng http://thebank1.vn.

Nhiều người còn vô tư chụp và gửi ảnh thẻ ATM cho người lạ để đặt câu hỏi, hay đăng nhập tài khoản Internet banking bằng Wifi công cộng. Tất cả hành vi này đều đe dọa tài khoản ngân hàng của chúng ta.

Bị mất thông tin tài khoản ngân hàng điện tử

Website giả mạo Vietcombank

Không được chia sẻ thông tin cho bất kỳ ai (dù bị động hay chủ ý) là nguyên tắc quan trọng bậc nhất khi mở tài khoản ngân hàng, dùng thẻ ATM và ngân hàng điện tử. Nếu có các dấu hiệu bất thường như trên thì bạn nên khóa thẻ ATM lại. Yêu cầu khóa thẻ không mất phí, không ảnh hưởng tới tài khoản và có thể mở lại vào thời điểm an toàn hơn.

Nếu không an tâm với thẻ đang dùng thì hãy làm một thẻ ATM mới. Hầu hết thẻ ATM hiện nay đều là thẻ từ có bảo mật thấp, bạn nên chuyển sang dùng thẻ chip EMV theo tiêu chuẩn quốc tế. Nếu sử dụng Internet banking/ Mobile banking, đừng quên đăng ký dịch vụ Verified by Visa/ MasterCard Secure của ngân hàng để giao dịch bảo mật hơn.

Có nhiều máy ATM bị lắp Camera theo dõi ngay trên bàn phím, nên che tay khi nhập PIN là một bước rất cần thiết. Trước khi nhập PIN hãy kiểm tra lại bàn phím và khe cắm thẻ có bị gài thiết bị hay không vì nó không tốn nhiều thời gian của bạn.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn thẻ tín dụng

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH THẺ TÍN DỤNG

Số mức thu nhập

Chọn số mức thu nhập

Hình thức nhận lương

Chọn hình thức nhận lương

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *