avatart

khach

icon

Tài khoản tiết kiệm có thể được sở hữu bởi nhiều người hay không?

Kiến thức gửi tiết kiệm

- 15/09/2019

0

Kiến thức gửi tiết kiệm

15/09/2019

0

Để tháo gỡ khó khăn khi chủ tài khoản tiết kiệm gặp rủi ro không thể rút được tiền, các ngân hàng đã triển khai gói tiết kiệm đồng sở hữu để hỗ trợ khách hàng có thể rút được tiền bất cứ khi nào có nhu cầu.

Mục lục [Ẩn]

Khi gửi tiết kiệm ngân hàng không ít người đã rơi vào rủi ro như mất năng lực hành vi dân sự hay gặp sự cố không thể rút được tiền. Trong khi đó, việc ủy quyền để người thân rút tiền hộ tốn rất nhiều thời gian và thủ tục không hề dễ dàng.

Để gỡ nút thắt đó, các ngân hàng đã triển khai gói tiết kiệm đồng sở hữu để hỗ trợ khách hàng có thể rút được tiền bất cứ khi nào có nhu cầu.

Tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu là gì?

Tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu là tài khoản tiết kiệm được sở hữu bởi từ 2 cá nhân trở lên. Với hình thức này, nếu 1 trong các cá nhân đồng sở hữu không thể rút tiền thì các cá nhân còn lại vẫn có thể rút tiền 1 cách dễ dàng. Hầu như ngân hàng nào cũng có loại hình này. Nhưng mỗi ngân hàng mỗi quy định khác nhau nên cần tham khảo kỹ trước khi mở sổ.

Căn cứ theo Khoản 3, Khoản 4 Điều 6 Theo Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định như sau:

  • Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm.
  • Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ tiết kiệm.

Do đó, trên sổ tiết kiệm có thể do một người đứng tên chủ sở hữu hoặc nhiều người cùng đứng tên đồng sở hữu.

Xem ngay: Gửi tiết kiệm là gì? Liệu bạn đã hiểu hết về nó?

Tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu là gì?

Tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu là gì?

Lợi ích khi mở tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu

Khi mở tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu, khách hàng sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Các chủ thể có quan hệ mật thiết về kinh tế có thể giao dịch trên cùng một tài khoản đồng sở hữu.
  • Minh bạch tài chính giữa các chủ thể đồng sở hữu tài khoản.
  • Hưởng lãi suất hấp dẫn.

Hãy đăng ký ngay để được giải đáp mọi thắc mắc về tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu.

Đăng ký ngay

Quy định khi gửi tiết kiệm đồng sở hữu

Theo Điều 10 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng Nhà nước quy định như sau:

Thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.

Địa điểm nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm

  • Đối với mỗi thẻ tiết kiệm, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm được phép nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch nơi cấp thẻ hoặc các địa điểm giao dịch khác của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
  • Trường hợp thực hiện việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm đối với mỗi thẻ tiết kiệm tại nhiều địa điểm giao dịch, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phải có các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ và trình độ cán bộ để đảm bảo tiện lợi, chính xác, bí mật, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

Lãi suất và phương thức trả lãi

  • Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm phù hợp với lãi suất thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
  • Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được quy định trên cơ sở tháng (30 ngày) hoặc năm (360 ngày).
  • Phương thức trả lãi do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định.

Hình thức tiền gửi tiết kiệm

  • Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo kỳ hạn gửi tiền gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Kỳ hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định.
  • Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo các tiêu chí khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định.

Rút gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm

1. Người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau:

a. Xuất trình thẻ tiết kiệm

b. Nộp giấy rút tiền có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

c. Đối với cá nhân Việt Nam phải xuất trình CMND. Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miễn thị thực); Xuất trình hộ chiếu kèm thị thực còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực).

d. Đối với trường hợp người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, người gửi tiền ngoài việc thực hiện các thủ tục nêu tại Điểm a, b, và c Khoản 1 Điều này phải xuất trình thêm các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

e. Người gửi tiền thực hiện các thủ tục khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định.

2. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của mình, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác và an toàn.

3. Đồng tiền chi trả gốc và lãi (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ) là đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, khi người gửi tiền có yêu cầu, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm có thể chi trả gốc và lãi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định. Việc chi trả đối với ngoại tệ lẻ được thực hiện theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

4. Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, trường hợp ngày đến hạn thanh toán trùng với ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật, việc chi trả gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo đầu tiên.

Xem thêm: Rút hộ sổ tiết kiệm - Những điều quan trọng cần biết

Quy định khi gửi tiết kiệm đồng sở hữu

Quy định khi gửi tiết kiệm đồng sở hữu

Cách mở tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu

Để thực đăng ký mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu khách hàng cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Đến chi nhánh/PGD ngân hàng gần nhất để đăng ký mở tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu
  • Bước 2: Vào quầy giao dịch xuất trình giấy tờ tùy thân và yêu cầu nhân viên ngân hàng mở tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu cho mình
  • Bước 3: Khách hàng điền vào mẫu đơn đăng ký theo hướng dẫn của nhân viên
  • Bước 4: Nhân viên ngân hàng xác thực thông tin và báo cáo lên hệ thống
  • Bước 5: Tư vấn viên thông báo lại kết quả mở tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu cho khách hàng và các thông tin cần thiết cũng như cách sử dụng.
  • Bước 6: Khách hàng nhận thông tin về tài khoản của mình và kết thúc giao dịch

=> Đây là cách làm duy nhất nếu bạn muốn mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu. Các ngân hàng chưa cung cấp dịch vụ gửi tiết kiệm đồng sở hữu online để đảm bảo lợi ích về kinh tế giữa các cá nhân cùng mở sổ tiết kiệm.

Gửi tiết kiệm đồng sở hữu mang lại rất nhiều lợi ích cho người gửi. Tuy nhiên, hình thức này vẫn tồn tại điểm yếu là việc 1 trong các chủ sở hữu có thể tự rút tiền mà không cần thông báo với những người còn lại. Điều này sẽ có thể dẫn đến tranh chấp giữa các chủ sở hữu. 1 lời khuyên hữu ích là nếu các cá nhân thực sự tin tưởng nhau hoặc là cặp vợ hãy sử dụng tài khoản gửi tiết kiệm đồng sở hữu.

Nếu bạn còn những thắc mắc về gửi tiết kiệm, hãy đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí và nhận được lãi suất cao nhất.

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4,5 (5 lượt)

4,5 (5 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn gửi tiết kiệm

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT GỬI TIẾT KIỆM

Số tiền gửi

Chọn số tiền gửi

Hình thức nhận lãi

Chọn hình thức nhận lãi

Kỳ hạn gửi

Chọn kỳ hạn gửi

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *