avatart

khach

icon

Rút hộ sổ tiết kiệm - Những điều quan trọng cần biết

Kiến thức gửi tiết kiệm

- 17/07/2019

0

Kiến thức gửi tiết kiệm

17/07/2019

0

Nhờ người rút hộ sổ mà tiết kiệm đang là biện pháp tốt khi chủ nhân không thể tới tất toán được sổ. Vậy hình thức ủy quyền này là như thế nào? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để quy trình thực hiện diễn ra thuận lợi?

Mục lục [Ẩn]

Gửi tiền tiết kiệm là một hình thức được khá nhiều người Việt lựa chọn cho số tiền nhàn rỗi của mình. Nhưng đôi khi vì một số lý do nào đó như bận đi công tác xa, ốm đau, bệnh tật… mà chủ nhân của cuốn sổ này không thể đến tất toán sổ tiết kiệm của mình được khi đến ngày đáo hạn. Vào những trường hợp như này thì việc ủy quyền, nhờ người khác đi rút hộ sổ tiết kiệm cho mình là một trong những phương án tốt, hiệu quả mà nhiều người áp dụng.

Hình thức ủy quyền rút hộ sổ tiết kiệm

Ủy quyền là hình thức được Nhà nước ta quy định rõ trong Bộ luật Dân sự Điều 581. Điều luật nêu rõ về tính chất của việc ủy quyền này, đó là sự thỏa thuận giữa các bên, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc trên danh nghĩa của bên ủy quyền.

Do đó, ủy quyền rút hộ sổ tiết kiệm thực chất là việc người chủ sở hữu của sổ tiết kiệm ủy quyền cho một người khác trên danh nghĩa của mình tới tổ chức nhận tiền gửi để tất toán, rút sổ tiết kiệm của mình.

Tìm hiểu ngay: Người gửi có thể rút tiền tiết kiệm tại chi nhánh khác được không?

Ủy quyền rút hộ sổ tiết kiệm

Hình 1: Ủy quyền rút hộ sổ tiết kiệm

Giấy ủy quyền rút hộ sổ tiết kiệm

Để có thể rút hộ sổ tiết kiệm thì một giấy tờ quan trọng không thể thiếu được là giấy ủy quyền. Theo quy định rõ ràng trong điều 18 của quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN thì khi thực hiện việc ủy quyền rút tiền tiết kiệm này cần có giấy ủy quyền. Đây là điều kiện bắt buộc phải có trong thủ tục ủy quyền này, nhằm đảm bảo lợi ích cho chủ sở hữu sổ tiết kiệm. 

Điều này nhằm tránh những trường hợp kẻ xấu lợi dụng lấy đi tài sản của người khác hay phát sinh những vấn đề không đáng có giữa người gửi tiết kiệm và phía đơn vị nhận tiền gửi.

Để có được giấy ủy quyền hợp lệ, có tính pháp lý thì người ủy quyền và người được ủy quyền cần phải tới chi nhánh/phòng giao dịch ngân hàng nơi mà chủ sở hữu tiến hành lập sổ tiết kiệm. 

Nhân viên ngân hàng sẽ đưa cho bạn một giấy ủy quyền theo mẫu riêng quy định từ phía ngân hàng. Ngoài ra, nếu cả người ủy quyền và người được ủy quyền đều không thể bố trí tới ngân hàng được thì có thể thay thế bằng giấy ủy quyền từ chính quyền địa phương hoặc cơ quan tư pháp, công chứng có đầy đủ thẩm quyền trực thuộc Nhà nước.

Nhưng dù là lập từ đâu thì giấy ủy quyền này đều phải chứa đựng những nội dung sau:

  • Họ và tên, số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ của người ủy quyền và người được ủy quyền.
  • Số sổ tiết kiệm hoặc số thẻ tài khoản dùng cho việc ủy quyền
  • Nội dung phạm vị ủy quyền: Rút toàn bộ, rút gốc một phần, rút lãi,…
  • Thời gian ủy quyền.
  • Chữ ký đúng như mẫu chữ ký đã đăng ký với ngân hàng của người ủy quyền và chữ ký của người được ủy quyền.

Xem ngay: Rút tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế khi không có di chúc như thế nào?

Giấy ủy quyền

Hình 2: Giấy ủy quyền

Thủ tục và quy trình rút hộ sổ tiết kiệm

Thủ tục

Để thực hiện được việc rút hộ sổ tiết kiệm thì khi tới ngân hàng giao dịch, người được ủy quyền cần mang theo những loại giấy tờ sau:

  • Chứng minh thư nhân dân của người được ủy quyền
  • Giấy ủy quyền
  • Sổ tiết kiệm hoặc thẻ tiết kiệm đứng tên của người ủy quyền
  • Các giấy tờ khác theo quy định của ngân hàng.

Quy trình

Khi giấy tờ thủ tục được chuẩn bị đầy đủ thì quy trình rút hộ sổ tiết kiệm rất đơn giản. Cụ thể theo các bước như sau:

  • Bước 1: Người được ủy quyền trực tiếp đến chi nhánh/điểm giao dịch ngân hàng mà chủ sổ tiết kiệm gửi tiết kiệm.
  • Bước 2: Người được ủy quyền yêu cầu rút hộ sổ tiết kiệm với nhân viên ngân hàng và xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết theo yêu cầu.
  • Bước 3: Nhân viên ngân hàng tiếp nhận và tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chúng. Tất cả mọi thông tin đều chuẩn xác, tổ chức nhận tiền gửi sẽ căn cứ vào nội dung ủy quyền để thực hiện việc chi trả tiền gửi tiết kiệm ngân hàng cho người được ủy quyền.

Với những chia sẻ trên hy vọng bạn nắm được hình thức ủy quyền rút hộ sổ tiết kiệm, thủ tục và quy trình. Bây giờ bạn đọc đã có cho mình cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị ra sao để giải quyết vấn đề của mình nhanh nhất.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *