avatart

khach

icon

Vì sao các ngân hàng và công ty bảo hiểm đua nhau ký thỏa thuận độc quyền?

Thị trường bảo hiểm

- 21/04/2022

0

Thị trường bảo hiểm

21/04/2022

0

Sự độc quyền của ngân hàng và bảo hiểm trong trường hợp này không phải hoàn toàn vì bản thân họ để rồi triệt tiêu sự cạnh tranh của kinh tế thị trường hoặc làm thiệt hại cho khách hàng, mà ngược lại là hướng đến sự hài lòng và phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khách hàng.

Mục lục [Ẩn]

Những năm qua, việc các ngân hàng hợp tác với các hãng bảo hiểm để triển khai việc bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng (Bancassurance) được đánh giá khá tích cực bởi ngân hàng giúp việc tiếp cận bảo hiểm qua kênh bán hàng một cách chuyên nghiệp, tiện lợi và tin cậy hơn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về hình thức bán hàng qua bancassurance

Tuy nhiên, thay vì hình thức hợp tác phi độc quyền, gần đây một số nhà băng lại công bố việc ký kết hợp tác với các hãng bảo hiểm dưới hình thức độc quyền thời hạn rất dài, từ 15-20 năm, điển hình nhất là Sacombank và Dai-ichi life hợp tác 20 năm, Nam A Bank cùng FWD cũng 15 năm.

Sacombank và Dai-ichi life ký kết thỏa thuận hợp tác 20 năm

Sacombank và Dai-ichi life ký kết thỏa thuận hợp tác 20 năm

 Trong khi đó, ai cũng biết độc quyền trong nền kinh tế không được xã hội ngày nay dành cảm tình, vì độc quyền sinh ra nhiều thứ mà người dùng không phải lúc nào cũng là đối tượng được lợi. Họ đều muốn kinh tế theo quy luật thị trường tức là có thêm nhiều người tham gia để cạnh tranh nhau về chất lượng từ đó giá thành trở nên dễ chịu hơn. Điều này hẳn khiến nhiều người đặt câu hỏi, các ngân hàng làm như vậy để làm gì? phải chăng mảng Bancassurance đang rất màu mỡ nên ngân hàng mới có những quyết định “lạ” đến vậy?

Khi công ty bảo hiểm nhân thọ bắt tay với ngân hàng, ai là người có lợi?

Một chuyên gia tài chính cho biết, trước hết chiêu bài này là có sự tính toán của cả hai bên. Với bảo hiểm, họ đã khôn ngoan khi chủ động đi tìm khách hàng thông qua các ngân hàng – một nguồn khách hàng vô cùng lớn lại dễ tiếp cận hơn rất nhiều so với cách tiếp cận truyền thống. Hơn nữa, những khách hàng ấy cũng nhiều tiềm năng, đều là các khách hàng thực và rất chất lượng bởi họ là những người đang sử dụng dịch vụ ngân hàng, giúp bên bảo hiểm tiết kiệm được đáng kể chi phí trong bước đầu phân loại khách hàng.

Còn phía ngân hàng, sẽ chẳng dại gì họ lại đi dùng chiêu độc quyền là liên kết với bảo hiểm để hạn chế nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, vì như thế có thể tự làm hại mình, tự mình đuổi khách hàng đi. Nhưng vì sao họ vẫn làm? Đó là bởi các ngân hàng này đã nghiên cứu kỹ lưỡng cả đối tác lẫn nhu cầu khách hàng và thấy rằng đó là sự lựa chọn tốt nhất cho họ. Đối tác liên kết có thể mang lại cho họ nhiều lợi ích không chỉ về mặt kinh tế, lợi nhuận trước mắt mà còn về chiến lược sau này. Khách hàng nếu không có nhu cầu sử dụng bảo hiểm cũng chẳng sao, còn nếu có thì rõ ràng có thêm cơ hội để tiếp cận với dịch vụ bảo hiểm uy tín mà ngân hàng đã lựa chọn một cách thuận lợi và an tâm hơn.

Tìm hiểu thêm: Vì sao mua bảo hiểm qua ngân hàng lại nhiều lợi ích hơn?

Tóm lại, sự độc quyền của ngân hàng và bảo hiểm trong trường hợp này không phải hoàn toàn vì bản thân họ để rồi triệt tiêu sự cạnh tranh của kinh tế thị trường hoặc làm thiệt hại cho khách hàng, mà ngược lại là hướng đến sự hài lòng và phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khách hàng.

Ngân hàng Eximbank ký hợp tác độc quyền với Generali Việt Nam

Ngân hàng Eximbank ký hợp tác độc quyền với Generali Việt Nam

Tại buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác của ngân hàng SHB với Dai-ichi Life cuối tuần trước, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, sự hợp tác giữa một ngân hàng với định chế tài chính lớn sẽ mang lại cơ hội cho khách hàng hai bên nhiều tiện ích vượt trội khi sử dụng các sản phẩm bảo hiểm, ngân hàng. “Tôi tin tưởng rằng sự hợp tác này sẽ mở ra cho cả hai có bước phát triển vượt trội mới, đồng thời tạo sức lan tỏa tích cực trong hệ thống tài chính ngân hàng, qua đó góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam, giúp các TCTD nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng phát triển trong tình hình mới”, ông Tú nói.

Về việc các ngân hàng hợp tác với bảo hiểm, các chuyên gia còn đánh giá rằng, với sự chuyển dịch dần theo hướng tăng nguồn thu phi tín dụng để nâng cao hệ số an toàn, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh đang diễn ra ngày càng rõ nét, thì việc hợp tác giữa các ngân hàng và các công ty bảo hiểm nhân thọ là xu thế tất yếu. Sacombank thì hi vọng nguồn thu từ hoa hồng phí bảo hiểm sau liên kết với Dai-ichi Life dự kiến sẽ đóng góp 15-20% trong tổng thu dịch vụ của ngân hàng thời gian tới.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn bảo hiểm nhân thọ

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *