avatart

khach

icon

Thông tin về mức hưởng bảo hiểm xã hội thai sản mới nhất hiện nay

Bảo hiểm xã hội

- 17/08/2019

0

Bảo hiểm xã hội

17/08/2019

0

Mức hưởng bảo hiểm xã hội thai sản năm 2019 đã được quy định và theo đó lao động nữ khi mang thai sẽ được nhận nhiều lợi ích.

Mục lục [Ẩn]

Mức hưởng bảo hiểm xã hội chế độ thai sản hiện nay

Khi tham gia bảo hiểm xã hội mức hưởng chế độ bảo hiểm thai sản mới nhất được quy định hiện nay như sau:

Tiền trợ cấp thai sản

Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con sẽ được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được nhận khoản trợ cấp này.

Từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở sẽ chính thức tăng lên 1.49 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết 70/2018/QH14).

Theo đó, kể từ thời điểm này, lao động nữ sinh con sẽ được nhận tiền trợ cấp thai sản là 2.98 triệu đồng/tháng; Tăng 200.000 đồng so với hiện nay.

Cụ thể, tiền trợ cấp thai sản sẽ thay đổi như sau:

  • Trước ngày 1/7/2019: 2.780.000 đồng
  • Từ 01/07/2019 đến nay: 2.980.000 đồng

Tiền hưởng chế độ thai sản

Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Theo đó, mỗi tháng nghỉ lao động nữ sinh con được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ sinh.

Ví dụ: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 5 triệu đồng/tháng; lao động nữ nghỉ sinh 06 tháng => Tiền hưởng chế độ thai sản của lao động nữ là 5 triệu đồng x 6 tháng = 30 triệu đồng.

Tiền hưởng chế độ thai sản

Tiền hưởng chế độ thai sản

Tiền dưỡng sức sau sinh

Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 - 10 ngày.

Trong thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, lao động nữ được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Như vậy, khi mức lương cơ sở từ ngày 01/07/2019 được điều chỉnh tăng lên 1.49 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp dưỡng sức sau sinh của lao động nữ theo đó cũng tăng lên.

Cụ thể:

- Trước ngày 01/07/2019, tiền dưỡng sức sau sinh bằng 417.000 đồng/ngày;

- Từ ngày 01/07/2019, tiền dưỡng sức sau sinh bằng 447.000 đồng/ngày; Tăng 30.000 đồng/ngày so với trước.

Xem thêm: Chế độ bảo hiểm thai sản cho chồng khi vợ sinh con không phải ai cũng biết

Cách tính bảo hiểm thai sản mới nhất

Cập nhật ngay cách tính bảo hiểm thai sản mới nhất tại đây để bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình:

Chế độ hưởng  Công thức tính
Khám thai Mức hưởng = {(mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc)/24 ngày} x 100% x số ngày nghỉ.
Sẩy thai, nạo thai, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý Mức hưởng = {Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc/30 ngày} x 100% x số ngày nghỉ.
Khi thực hiện biện pháp tránh thai Mức hưởng = {Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc/30 ngày} x 100% x số ngày nghỉ.
Khi sinh con Mức hưởng = {(mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc)/24 ngày} x 100% x số ngày nghỉ.

Xem thêm: Đóng bảo hiểm như thế nào để được hưởng chế độ thai sản

Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thai sản

Để được hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội khách hàng phải thuộc một trong các đối tượng sau:

  • Lao động nữ đang mang thai
  • Lao động nữ mang thai hộ
  • Lao động nữ sinh con
  • Lao động nữ nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi.
  • Ngoài ra còn có lao động nam đóng bảo hiểm xã hội và có vợ vừa sinh con…

Lưu ý khi hưởng chế độ bảo hiểm thai sản

Dưới đây là một vài lưu ý khách hàng cần nắm để hưởng chế độ thai sản tốt nhất:

  • Khi người lao động nghỉ việc hưởng thai sản từ 14 ngày trở đi thì người lao động cũng như các cơ quan tổ chức sử dụng lao động không cần phải đóng bảo hiểm xã hội
  • Đối với trường hợp khi lao động nữ nghỉ việc hưởng thai sản và được nâng lương trong thời gian này thì mức hưởng bảo hiểm xã hội thai sản sẽ được tính theo mức lương mới của người lao động.
  • Đối với các trường hợp lao động nữ làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc, hay nguy hiểm với sức khỏe thì thời gian hưởng chế độ bảo hiểm thai sản được tính bằng quãng thời gian người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm này.
  • Nếu trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con 6 tháng thì thời gian này sẽ không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
  • Lao động nam đóng bảo hiểm xã hội và có vợ sinh con cũng được mức hưởng chế độ bảo hiểm thai sản bằng mức lương đóng bảo hiểm thai sản chia cho 24 ngày.
  • Ngoài ra đối với trường hợp người cha hoặc những người trực tiếp nuôi dưỡng mà không nghỉ việc trong thời điểm được nghỉ sinh con thì người lao động và đơn vị sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… như bình thường.

Để có thể được hưởng mức bảo hiểm xã hội thai sản thì người lao động cần biết rõ về các luật bảo hiểm xã hội đối với trường hợp của mình để không bị thiệt. Hi vọng bài viết này sẽ đưa đến cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích liên quan đến mức hưởng bảo hiểm xã hội thai sản.

Nhận tư vấn và giải đáp miễn phí!!

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn bảo hiểm sức khỏe

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *