avatart

khach

icon

Pháp luật quy định gì về bảo hiểm tai nạn hành khách?

Bảo hiểm phi nhân thọ

- 25/08/2020

0

Bảo hiểm phi nhân thọ

25/08/2020

0

Bảo hiểm tai nạn hành khách là cần thiết và quan trọng đối với doanh nghiệp vận tải. Vậy pháp luật đã quy định gì về bảo hiểm này?

Mục lục [Ẩn]

Trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách, một trong những điều vô cùng quan trọng mà các chủ xe cần biết chính là bảo hiểm tai nạn hành khách. Ai là người phải chịu trách nhiệm khi hành khách gặp tai nạn? Mức trách nhiệm và bao nhiêu? Và những điều quy định khác của pháp luật liên quan đến bảo hiểm tai nạn hành khách sẽ được giới thiệu ngay sau đây.

Ai là người chịu trách nhiệm khi hành khách gặp tai nạn?

Khoản 1 Điều 533 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định, khi xảy ra tai nạn do lỗi của lái xe hoặc những điều nằm ngoài phạm vi bảo hiểm quy định trong Điều 4, 5 Quy định 176/TC-BH:

 Ai là người chịu trách nhiệm

 Ai là người chịu trách nhiệm

1. Trong trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Trong trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận, các quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường"

Như vậy, nếu xảy ra tai nạn không phải lỗi do hành khách thì bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm đối với hành khách.

Để hiểu rõ vai trò quan trọng của bảo hiểm tai nạn bạn có thể tham khảo thêm: Bảo hiểm tai nạn là sự lựa chọn thông minh để đối phó với những tai ương bất ngờ ập đến.

Việc bồi thường thiệt hại sức khỏe và tính mạng như thế nào?

Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2005, trong trường hợp xảy ra tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách, bên vận chuyển phải bồi thường:

Bồi thường như thế nào

Bồi thường như thế nào

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe.
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút, nếu hành khách có mức lương không ổn định thì áp dụng mức thu nhập trung bình của người lao động.
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại
  • Khoản tiền bù đắp về tinh thần. Mức bồi thường do hai bên thỏa thuận với nhau.

Khi hành khách thiệt mạng, đối chiếu khoản 1 điều 610 Bộ luật Dân sự 2005, quy đình việc bồi thường:

  • Chi phí hợp lý để cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người thiệt hại trước khi chết.
  • Chi phí mai táng hợp lý
  • Tiền cấp dưỡng cho đối tượng mà người thiệt mạng phải cấp dưỡng.

Bạn có thể tham khảo một số công ty bán bảo hiểm tai nạn con người uy tín qua bài viết: Nên mua bảo hiểm tai nạn con người ở công ty nào?

Để được hỗ trợ tư vấn cụ thể về mức bồi thường khi mua bảo hiểm tai nạn bạn hãy để lại thông tin liên hệ ngay bây giờ!!

Đăng ký ngay

Các nguyên tắc bảo hiểm như thế nào?

Dựa trên quy định số 176/TC - BH do Bộ tài chính ban hành có những quy định về bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trong nước. Trong đó:

Những quy tắc bảo hiểm

Những quy tắc bảo hiểm

1. Đối tượng bảo hiểm:

Được quy định tại điều 1, đối tượng mà công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) bảo hiểm là hành khách Việt Nam/nước ngoài di chuyển, đi lại trong lãnh thổ Việt Nam bằng các phương tiện vận tải là đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không. Đối tượng không được bảo hiểm là phụ xe, nhân viên áp tải đi trên xe

2. Phạm vi bảo hiểm:

Được quy định tại Điều 3, bao gồm các tai nạn: Đâm va, đổ xe, cháy xe, lũ lụt, bão tố... hoặc người khác hành hung làm thiệt hại thân thể hành khách trong suốt hành trình vận chuyển khách, kể cả thời gian tiếp nhiên liệu dọc đường.

3. Các trường hợp loại trừ:

Theo Điều 4 của quy định, Bảo Việt sẽ không chịu trách nhiệm đối với người được bảo hiểm trong trường hợp người được bảo hiểm:

  • Có hành động cố ý vi phạm nội quy, thể lệ trật tự an toàn giao thông
  • Có hành động cố tình gây thương tích hoặc tự tử
  • Sử dụng rượu bia, chất kích thích...
  • Có bệnh hoặc tai nạn xảy ra sau khi người được bảo hiểm tự ý chấm dứt hành trình được quy định.

4. Phí bảo hiểm:

Quy định tại Điều 6, 7 của quy định này. Mức phí được hành khách đóng, và tính gộp vào giá vé cước vận tải. Phí bảo hiểm do cơ quan nhà nước hoặc chủ phương tiện vận tải thu hộ và chuyển cho Bảo Việt. Vé của hành khách hoặc giấy chứng nhận thay vé được xem là chứng nhận bảo hiểm.

5. Thủ tục trả tiền bảo hiểm:

Khi xảy ra tai nạn, người được bảo hiểm hoặc thân nhân phải thông bảo cho Bảo Việt gần nhất tình trạng tai nạn để phối hợp với các bên chức năng. Yêu cầu trả tiền gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu trả tiền bảo hiểm
  • Vé hoặc chứng nhận thay vé
  • Giấy điều trị, hóa đơn bệnh hoặc những giấy tờ liên quan thuộc trách nhiệm của bảo hiểm.

    Giấy khai tử (trong trường hợp chết)
  • Thời gian giải quyết và trả tiền là 30 ngày kể tự ngày hoàn thành hồ sơ bảo hiểm. Và thời gian tối đa là 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn.

Tin rằng những thông tin trên về quy định của pháp luật liên quan đến bảo hiểm tai nạn hành khách đã cho bạn những thông tin cần thiết nhất. Trong những trường hợp tranh chấp xảy ra, bạn hoàn toàn có thể dựa vào những quy định trên để yêu cầu bồi thường từ phía đơn vị vận tải hoặc Bảo Việt.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn bảo hiểm ô tô

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *