Có nên làm nhân viên tín dụng - Bài toán khó muôn thuở
Mục lục [Ẩn]
Nhiều cử nhân ra trường băn khoăn trước câu hỏi có nên làm nhân viên tín dụng cho các ngân hàng bởi sự hấp dẫn của nghề nhưng cũng không ít trái đắng. Nhân viên tín dụng - nghề hot nhưng không dễ xơi. Vậy có nên làm nhân viên tín dụng, làm sau biết mình có phù hợp với nghề này hay không?
Lý do khiến nghề nhân viên tín dụng cực hot
Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực ngân hàng
Không phải đến bây giờ lĩnh vực ngân hàng mới phát triển. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ta thấy sự đi lên nhanh chóng mặt của các thương hiệu ngân hàng cũng như sự mở rộng quy mô. Hiện nay nước ta có 2 ngân hàng chính sách nhà nước, 1 ngân hàng hợp tác xã, 4 ngân hàng thương mại MTV do nhà nước sở hữu, 2 ngân hàng liên doanh, 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 61 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
➤ Tìm hiểu ngay: Vì sao nên chọn làm một nhân viên tư vấn tín dụng
Sự phát triển của các ngân hàng hiện nay
Chính sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực ngân hàng khiến cho nhân sự tập trung vào lĩnh vực này cũng tăng cao. Việc cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau đòi hỏi nguồn nhân lực tốt, có khả năng cạnh tranh cao. Điều này yêu cầu một chính sách tuyển dụng khắt khe cũng chế độ lương thưởng đãi ngộ tốt để giữ nhân tài.
Mức lương cực khủng
Có thể thấy qua bảng lương của nhân viên tín dụng tại các ngân hàng hiện nay. Mức lương cứng trung bình tại các ngân hàng là từ 7 - 10 triệu/ tháng (theo tham khảo từ ngân hàng ABBank, VPBank,...). Bên cạnh lương cứng, nhân viên tín dụng còn được hưởng lương trên hợp đồng tín dụng. Nếu tháng nào có nhiều hợp đồng lớn, mức lương có thể lên đến 10 - 20 triệu/ tháng là điều bình thường. Với mức lương cao như vậy, không khỏi khiến nhiều người mong muốn dấn thân vào lĩnh vực này. Có nên làm nhân viên tín dụng? Nhiều người đã đồng ý ngay khi thấy mức lương khủng như vậy.
Chế độ đãi ngộ, thăng chức cao
Bên cạnh mức lương cao, nhân viên tín dụng còn được hường nhiều chế độ đãi ngộ, phúc lợi xã hội cũng như cơ hội thăng chức rất cao. Có thể lấy ví dụ như ngân hàng Sacombank, sau khi nhân viên tín dụng được tuyển, sẽ được đào tạo chuyên sâu từ những con người có thâm niên trong nghề. Trong quá trình công tác sẽ được vạch lộ trình phát triển, thăng tiến cụ thể trong 5 năm, 10 năm,... tiếp theo. Ngoài ra còn có chế độ nghỉ phép 12 ngày/ năm; được đi du lịch trong và ngoài nước; được luân chuyển làm việc tại nơi phù hợp theo yêu cầu. Đây là lý do tại sao nhiều nhân viên lựa chọn lĩnh vực ngân hàng để bắt đầu nghề nghiệp của mình.
Nhân viên tín dụng cũng lắm gian truân
Tuy nhiên, bài toàn cho câu hỏi có nên làm nhân viên tín dụng không phải dễ dàng. Bên ngoài vẻ đẹp của nhân viên tín dụng là những khó khăn không tên mà chỉ những người trong cuộc mới thấu hiểu hết. Đó là:
Áp lực doanh số
Nếu bạn là một người quen an nhàn, không chịu nổi áp lực thì lời khuyên bạn đừng nên theo ngành này. Bởi mỗi một nhân viên tín dụng đều bị đặt áp lực doanh số (KPI) hằng tháng để đảm bảo tăng trưởng cho công ty. Nếu vượt qua chỉ tiêu thì không tính chi, nhưng nếu không đạt sẽ bị sếp khiển trách, hoặc có thể cắt chức, giáng chức tùy trường hợp.
➤ Xem thêm: Nỗi lòng mấy ai hiểu của nhân viên tín dụng
Áp lực về doanh số
Rủi ro nghề nghiệp
Khi lựa chọn nhân viên tín dụng, yêu cầu bạn phải thật cẩn trọng trong từng khâu từ việc tìm kiếm khách hàng đến thẩm định tài chính, ký kết hợp đồng. Bởi chỉ 1 sai phạm nhỏ, bạn cũng có thể đánh đổi bằng cả cuộc đời của mình. Ám ảnh nhất vẫn là “nợ xấu” khi nhân viên tín dụng phải gánh toàn bộ những sai sót. Những trường hợp khách hàng vay sai mục đích kinh doanh hay làm giả chứng từ, nếu nhân viên không cẩn trọng rất dễ xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Bên cạnh đó còn có những rủi ro về đạo đức nghề nghiệp. Nếu nhân viên tín dụng không giữ vững lập trường, dễ gục ngã trước đồng tiền sẽ dẫn đến việc nhắm mắt ký hợp đồng tín dụng cho vay dẫn đến những trường hợp vi phạm. Hậu quả là khôn lường. Có nên làm nhân viên tín dụng, bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ.
➤ Những khó khăn của nhân viên tín dụng ngân hàng không phải ai cũng hiểu
Những rủi ro của nhân viên tín dụng
Mức độ đào thải lớn
Mức độ đào thải nhân sự của nghề nhân viên tín dụng là rất lớn. Thời gian tốt cho một nhân viên làm nghề là từ 5 đến 6 năm. Nếu sau thời gian này, bạn không thể hiện được năng lực và được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn thì khả năng bị đào thải là rất lớn. Hiện nay, mỗi năm các ngân hàng lớn như Sacombank, Agribank, VPBank,... đều tuyển dụng đổi ngũ các bộ nhân viên mới. Nếu không thể hiện bản lĩnh bạn sẽ nhanh chóng bị thay thế.
Cung nhiều hơn cầu
Mỗi năm, lượng sinh viên ngân hàng ra trường, đi làm, quyết định lựa chọn nghề nhân viên tín dụng là rất lớn. Chính vì vậy, không phải ai cũng dễ dàng tìm được khách hàng cho vay, mở thẻ tín dụng,... vì họ còn trẻ, chưa có nhiều mối quan hệ trong xã hội. Thực sự, đây là nghề nghiệp cần sự kiên trì và quyết tâm cao mới có thể tồn tại và thành công.
Có nên làm nhân viên tín dụng, đồng ý hay hay không nên còn phụ thuộc vào đặc điểm và khao khát của mỗi người. Nếu bạn là người thích áp lực và mong muốn trải nghiệm, tại sao lại không thử?
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất