avatart

khach

icon

Những điều cơ bản cần biết về thanh lý tín dụng ngân hàng

Kiến thức vay vốn

- 27/06/2019

0

Kiến thức vay vốn

27/06/2019

0

Thanh lý tín dụng là bước cuối cùng trong quy trình cho vay tín dụng. Vậy những trường hợp nào có thể xảy ra khi hợp đồng tín dụng kết thúc và các ngân hàng sẽ xử lý thế nào trong trường hợp này?

Mục lục [Ẩn]

Thanh lý tín dụng là gì?

Thanh lý tín dụng là quá trình giải trừ các nghĩa vụ và quyền lợi của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng tín dụng.

Bạn cần phân biệt rõ hai loại thanh lý tín dụng sau đây:

  • Thanh lý tín dụng mặc nhiên: là việc chấm dứt hiệu lực của hợp đồng tín dụng khi khoản nợ đã hoàn trả đầy đủ theo thỏa thuận.
  • Thanh lý tín dụng bắt buộc: là việc ngân hàng dựa trên cơ sở pháp lý để tìm kiếm các nguồn bù đắp nhằm xử lý các khoản nợ đến hạn nhưng khách hàng không tự giác hoặc không hoàn trả đúng hạn.

Bên đi vay phải hoàn trả khoản nợ khi kết thúc hợp đồng tín dụng

Bên đi vay phải hoàn trả khoản nợ khi kết thúc hợp đồng tín dụng

4 phương thức thanh lý tín dụng

1. Thanh lý tín dụng bằng tài sản bảo đảm

Phương thức thanh lý này được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
  • Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

Về nguyên tắc thì việc xử ly tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Nếu các bên tham gia không có thảo thuận hoặc không thỏa thuận được thì tài sản sẽ được đem ra bán đấu giá theo quy định.

>>> Xem chi tiết: Thế nào là tín dụng ngân hàng?

Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện công khai, minh bạch

Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện công khai, minh bạch

Thông thường thời hạn xử lý tài sản bảo đảm sẽ do các bên tự thỏa thuận. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì người xử lý tài sản có quyền tự quyết nhưng không được trước 7 ngày đối với động sản và 15 ngày đối với bất động sản.

2. Thanh lý bằng việc thực hiện quyền truy đòi trong cho vay gián tiếp

Đối với những trường hợp vay gián tiếp như mua hàng trả chậm, trả góp thì người đi vay và người thanh toán sẽ là hai người hoan toàn khác biệt. Ngân hàng cấp tiền cho người vay nhưng nếu người thanh toán không trả nợ đúng hạn thì ngân hàng có quyền yêu cầu người đi vay trả nợ.

Vay tín chấp không trả nợ đúng hạn có bị làm sao không

3. Thanh lý tín dụng bằng việc bán lại các khoản nợ (các khoản cho vay)

Nghe có vẻ lạ nhưng đây là một nghiệp vụ trong đó ngân hàng sẽ chuyển quyền đòi nơi cho một tổ chức tín dụng khác nhằm sớm thu hồi vốn.

Các tổ chức tín dụng mua lạ các khoản nự có thể là các công ty bảo hiểm; công ty chuyên mua, bán nợ; hoặc ngân hàng thương mại.

Khi bán lại các khoản nợ, ngân hàng sẽ nhanh chóng tái cấu trúc lại danh mục cho vay và tăng khả năng thanh khoản, tuy nhiên hạn chế của hình thức này là phụ thuộc vào người mua và vấn đề giá cả.

  • Nếu khoản nợ tốt thì giá bán có thể bằng hoặc cao hơn phần nợ gốc cộng với lãi phải trả.
  • Nếu khoản nợ xấu thì ngân hàng phải chấp nhận mức giá thấp hơn rất nhiều so với khoản nợ gốc cộng với lãi phải trả.

>>> Có thể bạn quan tâm: Điểm tín dụng là gì? Hệ thống kiến thức cho những người chưa biết về điểm tín dụng

Ngân hàng bán lại các khoản nợ để tái cấu trúc danh mục cho vay

Ngân hàng bán lại các khoản nợ để tái cấu trúc danh mục cho vay

4. Thanh lý tín dụng trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản

Trường hợp doanh nghiệp đi vay bị phá sản thì ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý cả khoản nợ bảo đảm và không bảo đảm.

Không ngân hàng nào mong muốn tổn thất sẽ xảy đến nhưng rủi ro luôn song hành với hoạt động tín dụng và không thể lường trước được. Vì thế, các ngân hàng thương mại hiện nay luôn có quỹ dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính để bù đắp những khoản tổn thất trong hoạt động thanh lý tín dụng.

Như vậy, thanh lý tín dụng sẽ xảy ra khi kết thúc hợp đồng tín dụng. Nếu người đi vay hoàn trả nợ một cách đầy đủ thì được gọi là thanh lý tín dụng mặc nhiên và không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, nếu người đi vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hoàn trả khoản vay đúng hạn thì ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý bắt buộc với một số phương thức nhằm giảm bớt rủi ro và gánh nặng tài chính cho ngân hàng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *