avatart

khach

icon

Tín dụng ngân hàng? Phân loại tín dụng ngân hàng

Kiến thức vay vốn

- 14/10/2019

0

Kiến thức vay vốn

14/10/2019

0

Tín dụng ngân hàng là gì? Nó đóng vai trò gì đối với sự phát triển nền kinh tế? Hãy tìm hiểu những thông tin đó trong bài viết dưới đây.

Mục lục [Ẩn]

Tín dụng ngân hàng cho các cá nhân đã vô cùng phát triển trong 50 năm qua trên thế giới, khi người tiêu dùng đã quen với việc có thẻ tín dụng.Đây là một hình thức mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định. Vậy tín dụng ngân hàng là gì?

Tín dụng ngân hàng là gì?

Tín dụng là gì?

Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng (TCTD), với các nhà doanh nghiệp và cá nhân (bên đi vay), trong đó các TCTD chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho TCTD khi đến hạn thanh toán.

Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian, vì vậy trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng vừa là người cho vay đồng thời vừa là người đi vay.

Với tư cách là người đi vay ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Trái lại, với tư cách là người cho vay thì ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân.

Về cơ bản, trong các Ngân hàng nhà nước hiện nay tín dụng được chia thành 02 mảng chính:

  • Tín dụng cá nhân: Phục vụ đời sống như: Vay mua nhà, mua ôtô, du học, kinh doanh, phục vụ đời sống cá nhân...
  • Tín dụng doanh nghiệp: Phục vụ các khách hàng doanh nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh như: Thanh toán công nợ khác (trừ trường hợp vay trả nợ ngân hàng khác), cho vay bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản...

Xem thêm: Vay tín dụng được hiểu như thế nào?

Tín dụng ngân hàng là gì?

Tín dụng ngân hàng là gì?

Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thức khác là:

  • Tín dụng ngân hàng được thực hiện bằng hình thức cho vay tiền tệ, loại hình phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân.
  • Cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại.
  • Có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay.
  • Thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay.
  • Bên cạnh đó thì tín dụng ngân hàng còn có thể thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn.

Xem thêm: 9 phương thức cho vay tín dụng tại các ngân hàng hiện nay

Phân loại tín dụng ngân hàng

Căn cứ vào thời hạn tín dụng

  • Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn không quá 12 tháng.
  • Tín dụng trung hạn: Có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
  • Tín dụng dài hạn: Có thời hạn cho vay lớn hơn 60 tháng.

Xem thêm: Thời hạn cho vay trung dài hạn là bao lâu?

Căn cứ vào đối tượng tín dụng

  • Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được dùng hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh doanh
  • Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cố định.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

  • Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng dành cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa.
  • Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm, xây dựng nhà cửa, xe cộ.

Vai trò của tín dụng ngân hàng

Đối với dân cư

Đặc biệt là thế hệ trẻ và người thu nhập thấp, họ không thể đợi cho đến già mới tiết kiệm đủ tiền để vay tín chấp mua nhà, mua ôtô và các đồ dùng gia đình khác. Tín dụng ngân hàng giúp họ có được một cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những gì cần thiết, tạo cho họ động lực to lớn để làm việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái.

Đối với doanh nghiệp

Tín dụng ngân hàng kéo nhu cầu tương lai về hiện tại, quy mô sản xuất tăng nhanh, mức độ đổi mới và phong phú về chất lượng ngày càng lớn. Chính điều này đã làm cho toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đó chính là nền tảng tăng trưởng kinh tế.

Xem thêm: Lợi ích của vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp

Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp

Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp

Đối với ngân hàng

Cho vay ngân hàng được xem là nghiệp vụ chiếm thị phần lớn và đem lại lợi nhuận rất lớn cho các tổ chức tín dụng. Có nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ... giúp các ngân hàng ngày càng phát triển.

Đối với nền kinh tế

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, vay nợ nước ngoài trở thành một nhu cầu khách quan đối với tất cả các nước trên thế giới, nó lại càng tỏ ra bức thiết đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển và nâng cao mức sống vật chất của nhân dân.

Theo các chuyên gia kinh tế, tài chính, để hạn chế tình trạng giảm phát và giải quyết bài toán khó khăn khi thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cần phải kích cầu cho vay tiêu dùng trong nước.

Hình thức tín dụng ngân hàng phổ biến nhất là thẻ tín dụng ngân hàng. Người vay bắt đầu với số dư bằng không và sử dụng thẻ để thực hiện giao dịch. Người vay trả hết số dư và vay lại cho đến khi đạt đến giới hạn tín dụng. Hy vọng với bài viết này đã mang tới những thông tin bổ ích cho bạn tham khảo.

Bạn vẫn còn vướng mắc? Đăng ký ngay để được tư vấn MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4,5 (10 lượt)

4,5 (10 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay tín chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *