avatart

khach

icon

4 quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm tai nạn bắt buộc

Bảo hiểm phi nhân thọ

- 24/08/2020

0

Bảo hiểm phi nhân thọ

24/08/2020

0

Đóng bảo hiểm tai nạn bắt buộc là trách nhiệm không thể trốn tránh của người chủ sử dụng lao động. Tuy nhiên, để hưởng được đầy đủ quyền lợi của mình, bản thân người lao động cần nắm rõ điều kiện cũng như các mức chế độ đền bù và trợ cấp được Chính phủ ban hành.

Mục lục [Ẩn]

Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn bắt buộc

Bắt đầu từ ngày 01/06/2017, kể từ khi Nghị định 44/2017/NĐ - CP có hiệu lực, người sử dụng lao động hàng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động với mức đóng là 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, mức đóng đã giảm xuống một nửa, thay vì mức đóng 1% như trước đây.

4 quyền lợi khi tham gia bảo hiểm tai nạn bắt buộc

Theo điều 38, Luật an toàn vệ sinh số 84/2015/QH13 quy định khi tham gia bảo hiểm tai nạn bắt buộc người lao động được hưởng các chế độ sau:

Bệnh nghề nghiệp một lần

Điều kiện hưởng: Suy giảm khả năng lao động (KNLĐ) từ 5% - 30%.

Mức trợ cấp = Mức trợ cấp theo mức suy giảm KNLĐ + Mức trợ cấp theo số năm đã đóng BHXH. Trong đó:

  • Mức trợ cấp theo mức suy giảm khả năng lao động: Suy giảm 5% = 05 lần mức lương cơ sở; Thêm 1% = thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
  • Mức trợ cấp theo số năm đã đóng BHXH: Đóng BHXH từ dưới 1 năm = 0,5 tháng lương đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ để điều trị: Thêm 1 năm đóng BHXH = thêm 0,3 tháng lương đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ để điều trị.

Bệnh nghề nghiệp hàng tháng

Điều kiện hưởng: Suy giảm KNLĐ từ 31%.

Mức trợ cấp = Mức trợ cấp theo mức suy giảm khả năng LĐ + Mức trợ cấp theo số năm đã đóng BHXH. Trong đó:

  • Mức trợ cấp theo mức suy giảm KNLĐ: Suy giảm 31% = 30% mức lương cơ sở; Thêm 1% = thêm 2% mức lương cơ sở.
  • Mức trợ cấp theo số năm đã đóng BHXH: Đóng BHXH từ dưới 1 năm = 0,5% tháng lương đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ để điều trị: Thêm 1 năm đóng BHXH = thêm 0,3% tháng lương đóng BHXH liền kề trước khi nghỉ để điều trị.

Trợ cấp một lần khi chết

Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Các chế độ khác

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

Các chủ doanh nghiệp có thể tham khảo xem công ty nào có mức bồi thường bảo hiểm tai nạn cao nhất hiện nay để so sánh và lựa chọn phù hợp.

Cập nhật thông tin mới nhất!!

Đăng ký ngay

Đóng bảo hiểm tai nạn là yêu cầu bắt buộc Đóng bảo hiểm tai nạn là yêu cầu bắt buộc 

Điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động

Mặc dù người chủ sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn bắt buộc nhưng người lao động sẽ chỉ được hưởng chế độ liên quan tới tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đảm bảo các điều kiện sau:

Đối với chế độ tai nạn lao động

  • Bị tai nạn và suy giảm khả năng lao động từ 5% do tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc
    • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động
    • Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Đối với chế độ bệnh nghề nghiệp

  • Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại 
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% do bệnh nói trên.

Giám định mức suy giảm khả năng lao động

  • Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp:
    • Sau khi thương tật
    • Bệnh tật đã được điều trị ổn định
    • Sau khi thương tật
    • Bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
  • Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp:
    • Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp
    • Bị tai nạn lao động nhiều lần
    • Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

Cập nhật thông tin mới nhất!!

Đăng ký ngay

Bảo hiểm tai nạn sẽ giúp người lao động an tâm hơn Bảo hiểm tai nạn sẽ giúp người lao động an tâm hơn

Điều kiện hưởng trợ cấp

  • Điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần: NLĐ bị TNLĐ – BNN, suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30%.
  • Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng: NLĐ bị TNLĐ – BNN, suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
  • Điều kiện hưởng trợ cấp phục vụ: NLĐ bị TNLĐ – BNN, suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần.

Hồ sơ hưởng chế độ khi tham gia bảo hiểm

Tại điều 57, 58 Luật an toàn vệ sinh 84/2015/QH13 quy định để hưởng chế độ khi tham gia bảo hiểm bắt buộc, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

  • Sổ bảo hiểm xã hội.
  • Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

  • Sổ bảo hiểm xã hội.
  • Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Xem các thông tin khác về bảo hiểm tai nạn và các công ty uy tín cung cấp bảo hiểm tai nạn trên thị trường bảo hiểm hiện nay

Trên đây là những thông tin về quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm tai nạn bắt buộc. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Để giải đáp mọi thắc mắc và nhận tư vấn MIỄN PHÍ bạn đọc hãy để lại thông tin liên hệ ngay bây giờ.

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *